Phái nghệ thuật hiện đại cho rằng, cách vẽ truyền thống tả thực không còn phù hợp, bởi vì dù có vẽ chuẩn thế nào cũng không bằng chụp ảnh. 

Trên thực tế cách nói ở trên giải không thông vấn đề đó là: khi một hoạ sĩ chân chính nhìn thấy được Thiên quốc ở không gian khác (giống như những bức vẽ của Michelangelo trên vòm nhà nguyện Sistine), lúc này không thể dùng máy ảnh để chụp được. Vậy thì nhìn nhận vấn đề ‘vì sao nghệ thuật phải tả thực’ như thế nào?

Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 11/12/2022, Giảng viên Đại học Phi Thiên là Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ góc nhìn về nghệ thuật, từ đó giải đáp vấn đề trên như sau.

Đầu tiên Giáo sư Chương nói một chút về Đại học Phi Thiên. Đây là nơi đào tạo bồi dưỡng những nghệ sĩ âm nhạc và vũ đạo cho đoàn nghệ thuật Shen Yun. Từ ‘nghệ thuật’ (藝術) nghe có vẻ rất cao siêu, nhưng có khi nào chúng ta từng nghĩ rằng ‘thế nào là nghệ thuật’, ‘bản chất của nghệ thuật là gì’, ‘vì sao xuất hiện nghệ thuật’.

Giáo sư Chương nhìn nhận, gần đây chúng ta có thể biết rất nhiều nghệ thuật tương đối biến dị, ví như phải ấn tượng, phái trừu tượng v.v. Sau khi những phong cách hội họa này xuất hiện, rất nhiều người đem những thứ lộn xộn, nguệch ngoạc cũng gọi là nghệ thuật, thậm chí cho rằng những gì đặt ở viện bảo tàng đều trở thành nghệ thuật.

Một ví dụ rất điển hình đó là: ở Pháp có một người tự xưng là nghệ thuật gia, ông ta đã lấy bồn tiểu dành cho nam giới đặt ở trong viện bảo tàng, ông gọi đó là một tác phẩm nghệ thuật, và đặt tên nó là ‘Tuyền’ (泉: spring, dòng suối).

Là người nghiên cứu văn hóa lịch sử, Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, trong khoảng 100 năm trở lại đây, nghệ thuật đã biến dị vô cùng đáng sợ. Những nghệ thuật gia chân chính sinh tồn vô cùng khó khăn. Còn những bức của phái ấn tượng, phái trừu tượng lại bán được giá cả trăm triệu đô. Kỳ thực những bức ấy không phải cách vẽ chính thống.

Vậy thì vì sao ở những trường nghệ thuật chân chính như Đại học Phi Thiên lại đề xướng mỹ thuật truyền thống? Giáo sư Chương đã mượn lời của người sáng lập một trung tâm phục hưng nghệ thuật là Fred Ross, ông ấy đã từng nói một câu chạm đến trái tim. Đầu tiên Fred Ross đề xuất một vấn đề ‘nghệ thuật vì sao phải tả thực’. Nói rõ hơn, ví như vẽ một người,  một cái cốc, vẽ người lao động trên cánh đồng v.v. thì vì sao phải vẽ càng chân thật càng tốt; chứ không phải vẽ lộn xộn như phái ấn tượng, phái trừu tượng để người ta không thể lý giải? Cái nào mới tốt: càng tinh chuẩn càng tốt, hay càng mơ hồ càng tốt?

Fred Ross đã trả lời rằng: ‘Phải vô cùng trực tiếp, đơn giản, không cần chứng minh mà tự đã rõ‘ (Nguyên gốc là “Direct, Simple and Self-evident“). Ông nói thêm rằng: ‘Kỳ thực tất cả nghệ thuật là một loại ngôn ngữ. Mà đã là ngôn ngữ, nó giống như chúng ta nói lúc bình thường phải đạt được mục đích câu thông (溝通: kết nối, communication). Đương nhiên khi bạn vẽ những thứ càng chân thật thì càng khởi được hiệu quả câu thông’. Bạn thấy một cái cốc, một người, hay thứ gì đó v.v. bạn nhìn vào tranh vẽ là biết ngay. Đây chính là khởi tác dụng câu thông vô cùng trực tiếp, ngắn gọn.

Đến đây có người sẽ nói rằng ‘dù bạn vẽ tốt đến đâu, cũng không bằng chụp ảnh’. Nhưng Giáo sư Chương phản biện rằng: ‘Chụp ảnh chỉ có thể chụp được những thứ ở thế gian. Nếu một một thứ không ở thế gian này, bạn không có cách nào thông qua chụp ảnh để ghi lại, ví như như Thần, Phật, Thiên quốc. Tranh sơn dầu có thể đem cảnh tượng Thiên quốc triển hiện trước mặt bạn. Đây là điều mà chụp ảnh không cách nào đạt được’. Đây là lý do vì sao khi xem tranh của ‘Phục Hưng tam kiệt’ (復興三傑: 3 bậc thầy nghệ thuật phục hưng là Michelangelo, Rafael và Da Vinci), chúng ta cảm thấy được lực chấn động.

Giáo sư Chương kể thêm, lần đầu tiên đến cung điện Lourve ở Pháp, hay các giáo đường ở Đức (khi ở Đức nửa năm)… thì Giáo sư Chương cảm thấy vô cùng trang nghiêm, Thần Thánh. Vì sao? Nghệ thuật của họ khởi được tác dụng câu thông, câu thông giữa người và Thần. Khi nghệ thuật như vậy triển hiện trước mặt, bạn sẽ cảm thấy một lực lượng đánh thức mong muốn vào cửa từ bi, vô cùng trang nghiêm và Thần Thánh.

Thế còn nghệ thuật biến dị bại hoại thì cũng đạt được mục đích câu thông, nhưng là câu thông giữa người và ma. Loại câu thông này có hại đối với con người.

Điều Giáo sư Chương muốn nói là, những nghệ thuật gia có thể vẽ những bức hoạ câu thông giữa người và Thần giống như ‘Phục Hưng tam kiệt’ hiện nay không có mấy ai làm được. Âm nhạc có ‘Thần tính’ như của Bach, Mozart hiện nay cũng không có mấy người làm được.

Nhưng vẫn có một đoàn nghệ thuật làm được, hơn nữa còn trên quy mô lớn, đó là Đoàn Nghệ thuật Shen Yun. Mỗi năm, từ Giáng sinh tháng 12 năm trước đến trung tuần tháng 5 năm sau, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun lưu diễn toàn cầu. Những tác phẩm nghệ thuật của họ lấy từ văn hóa truyền thống chính thống Trung Quốc. Người Trung Quốc khi xem sẽ cảm thấy thấy rất tự hào. 

Rất nhiều ông chủ của những tập đoàn tài chính lớn, tỷ phú, chính khách và nghệ sĩ phương tây khi xem Shen Yun thì vô cùng bội phục.

Trên thực tế đây là nghệ thuật thuần thiện thuần mỹ, khi xem bạn sẽ có cảm giác về Thiên quốc, Thần Phật, có khiến bạn suy nghĩ về ý nghĩa nhân sinh. Loại năng lượng này vô cùng mạnh mẽ và chính diện. Giáo sư Chương và những người từng đi xem Shen Yun cho rằng, đây là buổi biểu diễn nghệ thuật mà bạn nên xem ít nhất một lần trong đời.

Mạn Vũ

Chú thích: 

(*) Những đại diện của phải ấn tượng, phải trừu tượng có Picaso, Van-gốc…

(**) Vấn đề nghệ thuật biến dị từng được tờ Epoch Times tiếng Trung đăng dài kỳ, sau này đã xuất bản thành sách. Quý độc giả nào quan tâm có thể vào liên kết này.