Lời toà soạn: Hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, lượng thông tin quá nhiều nhưng không chắc trong đó là thông tin chân thật, thậm chí có những kiến giải lệch lạc, đảo loạn logic. Loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ này mong muốn đưa ra một loạt ví dụ thực tế, để quý độc giả có được cái nhìn chân thực, thấy được tư duy chính thường, từ đó có được quyết định đúng đắn trong tương lai.

ĐCSTQ hay nói rằng ‘chờ đến khi kinh tế phát triển, người dân Đại lục sẽ có tự do dân chủ’. Đến khi Trung Quốc phát triển, rồi trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ, thì tự do dân chủ vẫn chưa đến, thậm chí Hồng Kông giờ đây đã là một ‘một quốc gia, một chế độ’. 

Nhiều người Trung Quốc, thậm chí các nền dân chủ cũng lầm tưởng điều này nên không ngừng bơm tiền đầu tư vào Trung Quốc. Vậy thì cách nói ‘kinh tế phát triển, rồi sẽ có tự do dân chủ’ có vấn đề ở chỗ nào?

Trường cảnh

Đầu tiên chúng ta xem trường cảnh dưới đây.

Người con cười.

Người cha hỏi:

Cười gì đấy?

Người con nói:

Ba à, ba xem người Mỹ thật sự có được tự do. Họ dám trêu đùa với tổng thống Mỹ.

Người cha nói:

Tổng thống Mỹ ư, ta cũng có thể trêu đùa.

Người con nói:

Ba đừng ngắt lời con, ý con là: người ta có thể tự mình bỏ phiếu. Khi nào Trung Quốc chúng ta mới có thể mỗi người một phiếu ba nhỉ? Khi đó chúng ta muốn nói gì thì nói nấy.

Người cha nói:

Cái gì? Mỗi người một phiếu. Thật là trẻ người non dạ, ‘tự do dân chủ’ nói làm thì làm được sao? Kinh tế Trung Quốc không phát triển, tố chất dân chúng không cao, nên việc xây dựng dân chủ này phải làm từng bước từng bước. Hiện nay không lo việc ăn mặc, lại còn dân với chả chủ! ‘Mỗi người một phiếu’, mơ giữa ban ngày.

Kinh tế phát triển, rồi sẽ có tự do dân chủ?

Tự do của người dân là ‘quyền lợi tiêu cực’

Cô Phương Phi nói rằng, điều trong trường cảnh thì cô đã nghe qua, nhưng logic đằng sau thì chưa minh bạch lắm, cô hỏi Giáo sư Chương Thiên Lượng có thể giải thích một chút hay không.

Giáo sư Chương chia sẻ rằng, vấn đề mà người cha ở trên nói bao hàm hai tầng ý:

  • Tầng ý thứ nhất: bởi vì tố chất của nhân dân không đủ cao, kinh tế không đủ phát triển, cho nên nói rằng bạn không thể hưởng tự do hoặc nhân quyền.
  • Tầng ý thứ hai: sau khi kinh tế của bạn phát triển, thì tự do với nhân quyền tự nhiên sẽ đến. 

Chúng ta thấy rằng, hai tầng ý này không thể đứng vững được. Giáo sư Chương nói, đầu tiên, dưới tình huống kinh tế không phát triển, thì người ta có thể được tự do hay không? 

Giáo sư Chương đã chia sẻ một khái niệm. Tự do này, dù là ngôn luận, hội họp, xuất bản v.v. đều thuộc về quyền lợi ‘tiêu cực’ (消極). Về ‘Quyền lợi tiêu cực’, Hồ Bình tiên sinh từng đề cập rằng: đây là điều người ta yêu cầu chính phủ không làm gì, chứ không phải là yêu cầu chính phủ phải làm gì. 

Ví như nói hiện nay bạn không có tiền, nếu bạn làm việc gì đó tất nhiên sẽ tốn tiền. Nhưng nếu bạn không làm gì thì sẽ tiết kiệm nhất. Chỉ cần một chính phủ không bắt người, không sát nhân, không trấn áp, không cấm sách, không huỷ bài… thì tự do ngôn luận sẽ thực hiện được.

Do đó loại tự do này không liên quan đến kinh tế phát triển. Đặc biệt có rất nhiều người còn đặt tự do, tín ngưỡng hơn cả kinh tế phát triển hoặc sinh mệnh. Chúng ta biết rằng, Sandor Petofi có một bài thơ viết rằng:

Sinh mệnh thật đáng quý
Tình yêu cũng rất cao
Nếu không có tự do
Hai điều kia đều bỏ

Tự do không có quan hệ đến kinh tế 

Có người xem tự do cao hơn cả sinh mệnh, cho nên tự do còn cao hơn cả việc ăn no bụng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rất nhiều nhân sĩ có tín ngưỡng, tức nhân sĩ có truy cầu đối với tín ngưỡng, họ không cho rằng ‘tôi ăn không no là nguyên nhân không thể truy cầu về phương diện tín ngưỡng, hay tu luyện’. 

Ví như ở Tây Tạng, lão bách tính ở nơi đó rất nghèo, nhưng họ nguyện ý nghèo một đời để tích cóp làm ‘chuyển kinh luân’ (轉經輪: bánh xe cầu nguyện), họ cho rằng đây là tín ngưỡng tinh thần để họ uỷ thác trong suốt một đời của họ, họ có thể tiêu hết số tiền tích cóp một đời để đến Lhasa hành hương.

Ảnh ‘chuyển kinh luân’, tức bánh xe cầu nguyện ở Tây Tạng. 

Cho nên chúng ta thấy rằng, đối với những người này mà nói, thì ‘thực hiện tự do’ không có quan hệ trực tiếp với ‘kinh tế’. 

Ở một phương diện khác mà giảng, nếu chính phủ hạn chế tự do của người ta, thế thì chính phủ phải tốn một lượng lớn tiền tài. Ví như chính phủ muốn hạn chế tự do ngôn luận, thì họ phải tiến hành rất nhiều thẩm tra xuất bản, phải giám sát ngôn luận, thậm chí tiến hành xử phạt về mặt pháp luật v.v. thì những phương diện này chính phủ phải tốn rất nhiều tiền.

Chúng ta thấy rằng, Trung Quốc hiện nay (2006) đã làm ‘kim thuẫn công trình’ (金盾工程: công trình cái khiên bằng vàng, có nét giống vạn lý trường thành lửa). ‘Kim thuẫn công trình’ chính là ngăn chặn quyền người dân nhận được tin tức chân thực, hoặc chặn những phát ngôn tự do trên mạng. Vào cuối năm 2005, đầu tư tích luỹ cho ‘kim thuẫn công trình’ đã đạt đến 800 triệu đô-la Mỹ (khoảng 20 ngàn tỷ đồng), khoảng 6 tỷ NDT, đây là một số tiền tương đối lớn. 

Chúng ta có thể làm một ví dụ so sánh, ‘quỹ phát triển thanh thiếu niên Trung Quốc’ đã làm quyên góp cho những ‘công trình hy vọng’/công trình thanh niên, thì trong vòng 15 năm họ chỉ quyên góp được 2,5 tỷ NDT, con số này chưa bằng 40% của ‘kim thuẫn công trình’ – vốn làm ra để tước đoạt quyền tìm kiếm thông tin chân thật của người dân.

Hơn nữa, 800 triệu đô-la đầu tư cho kim thuẫn công trình chỉ là đầu tư cố định, còn tiền mua thiết bị giám sát, xây nhà cải tạo, huấn luyện nhân viên, tiền lương, chi phí quản lý… đều chưa tính trong đó.

Do đó chúng ta thấy rằng, một mặt ĐCSTQ giảng ‘bởi vì kinh tế chưa phát triển, cho nên không thể cho bạn tự do ngôn luận’, một mặt khác lại đem lượng lớn tiền để hạn chế tự do ngôn luận, đây là cách làm vô cùng mâu thuẫn. 

Quyền tự do Thiên phú cao hơn quyền chính phủ

Lúc này, người dẫn Kim Nhiên có thắc mắc rằng, ở phương tây thực hành tự do dân chủ, nhưng liệu lúc đầu họ thực hiện dân chủ thì người dân có giàu hay không.

Giáo sư Chương trả lời rằng, đương nhiên không phải như vậy. Bởi vì ở Mỹ vào năm 1776 bắt đầu cuộc Chiến tranh độc lập, đến năm 1789, thì thực hiện phổ thông đầu phiếu đầu tiên. Khi đó kinh tế của họ thời đó không thể so với hôm nay, hơn nữa sau khi nước Mỹ kiến quốc không lâu, họ đã thông qua Tu chính án thứ nhất, để đảm bảo ngôn luận, tụ họp, tự do tín ngưỡng… cho mọi người. Lúc đó kinh tế của họ không thể so với Trung Quốc hiện nay, thậm chí không thể bằng kinh tế Trung Quốc khi ĐCSTQ vừa mới giành chính quyền. 

Đồng thời chúng ta có thể thấy rằng, ở phương tây có một khái niệm gọi là ‘Thiên phú nhân quyền’ (天賦人權: Nhân quyền Trời cho). Cái gọi là ‘Thiên phú nhân quyền’ chính là quyền lợi này của bạn, có thể là quyền được nói, hoặc quyền lợi về tín ngưỡng… không có quan hệ gì với chính phủ. 

Vì sao? Lý luận của họ như thế này: tôi có một cái miệng, cái miệng này không phải là chính phủ cho tôi. Tôi không quan tâm chính phủ thuộc đảng phái nào, cái miệng này không phải chính phủ cấp cho tôi. Nó đến từ đâu? Là do Thiên phú (天賦: Trời cấp). Trời cấp cho tôi làm gì? Ngoài ăn cơm ra, cái miệng này có thể nói. Cho nên phương tây cho rằng quyền này là do Thiên phú. 

Hay như tôi có một cái đầu não (đại não), thì đầu não tôi không có quan hệ gì với chính phủ. Đại não này cần có suy nghĩ, cần có tự do tín ngưỡng. Do đó trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ có một câu như thế này:

Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng: mọi người sinh ra đều bình đẳng, Tạo Hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Người Mỹ nhìn nhận những quyền này là Thiên phú, cho nên họ cho rằng những quyền đó cao hơn chính phủ.

Tự do của người dân có cần nhiều thời gian?

Người dẫn Kim Nhiên nói, những điều này rất có đạo lý, nhưng lại có một cách nghĩ như thế này: Ví như người khác nói, tình huống trong nước, thì tự do dân chủ có thể từ từ mà đến. Họ đưa ra ví dụ rằng: Thời đại Mao Trạch Đông, nếu bạn nói Mao Trạch Đông làm không tốt thì lập tức bị bắt. Còn bây giờ nếu nói người lãnh đạo ĐCSTQ không tốt, thì không có người lập tức bắt bạn lại. Vậy thì có thể nói ĐCSTQ khoan dung hơn một chút, cho nó thời gian nó sẽ khoan dung hơn, sẽ tốt hơn, cuối cùng dân chủ sẽ đến?

Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, ở đây có 2 vấn đề. Thứ nhất là vấn đề về góc độ suy nghĩ, trong quá trình chúng ta giành lấy tự do, chúng ta có thể cho rằng quá trình giành lấy tự do rất dài, hoặc là nói chúng ta phải phó xuất (付出: bỏ công sức) rất gian khổ, nỗ lực một đoạn thời gian mới có thể đạt được. Nhưng đối với người thống trị mà nói, ông ấy không tồn tại vấn đề này, nếu ông muốn cho bạn tự do, thì tự do hoàn toàn có thể trong một đêm mà cho bạn. Ví như trong quá khứ bạn từng nghe nói ‘kim bồn tẩy thủ’ (金盆洗手: rửa tay chậu vàng, rửa tay ‘gác kiếm’) trong đại hội võ lâm. 

‘Kim bồn tẩy thủ’ là gì? Chính là từ nay trở đi người ấy hạ quyết tâm không sát nhân nữa, gọi là ‘Kim bồn tẩy thủ’. Đây là giới tuyến vô cùng rõ ràng khi phân biệt đen trắng, từ lúc này trở đi, chỉ cần tôi hạ quyết tâm, thì tôi thật sự không sát nhân nữa. Cho nên nếu ĐCSTQ thật sự muốn lập tức cho bạn tự do thì vô rất đơn giản, tổ chức này chỉ cần gỡ tất cả ‘lao giáo sở’ (勞教所: trại lao động cải tạo) vốn để bắt giam học viên Pháp Luân Công, người phạm tội chính trị v.v. thì hoàn toàn có thể trong một đêm mà đạt được.

Trên thế giới có rất nhiều tiền lệ. Thời ấy khi ĐCS bên Đông Âu giải thể, trong một đêm mà những quốc gia này đều có được tự do, đảng Đông Âu khi đó nói rằng ‘chúng tôi không đem xe tăng đến đường phố nữa’, lúc này lão bách tính đột nhiên có được tự do.

Ảnh người dân đã ăn mừng khi xô đổ bức tường Berlin.

Thêm một ví dụ nữa là Đài Loan. Đài Loan là quốc gia ‘đồng văn, đồng chủng, đồng văn hoá’ (cùng văn tự, cùng chủng tộc, cùng văn hoá), với người Trung Quốc. Vào ngày 28/9/1986 có một sự kiện rất nổi tiếng, có một nhóm người ở Đài Loan, họ là những nhân sĩ không có đảng phái, họ muốn tham gia tuyển cử cấp cơ sở vào cuối năm ở Đài Loan, lúc đó Đài Loan đã khai mở tuyển cử cấp cơ sở rồi. 

Tại khách sạn Viên Sơn ở Đài Bắc, họ đã mở một cuộc họp, lúc đó lệnh giới nghiêm của Quốc dân đảng vẫn chưa được giải trừ, nghĩa là nếu bạn tổ chức/thành lập một nhóm phản đối đảng thì hoàn toàn phi pháp. Những người này lấy hình thức ‘nhân sĩ không đảng phái’ để cử hành hội nghị, trong đó một nhân sĩ cấp tiến nói: ‘Chúng ta hôm nay có thể tổ chức một nhóm phản đối đảng’. Câu này nói ra làm rất nhiều người trong hội trường rất kinh hãi, thậm chí á khẩu không nói, bởi vì bạn thành lập một đảng là phi pháp, thậm chí có thể ngồi tù. 

Sau khi họ lập một đảng thì thật sự đã ngồi tù, lúc đó là ngày 28/9/1986. Tổng thống Đài Loan khi ấy là Tưởng Kinh Quốc đã suy nghĩ 7 ngày, đến ngày 5/10/1986, ông đã nói một câu như thế này: ‘Thời đại đã đổi, trào lưu đã đổi, chúng ta cũng phải đổi’. Câu này của ông không phải đề cập đến sự việc phản đối đảng, nhưng mọi người đều biết là ông không muốn trấp áp. Cho nên từ đó về sau Đài Loan không cấm thành lập đảng nữa, mọi người có tự do để thành lập một đảng. 

Do đó thấy rằng, chỉ cần chính phủ hạ quyết tâm không trấn áp, thì tự do lập tức đến. 

Người dân sợ hãi: không phải tự do thật sự

Từ một phương diện khác mà giảng, quay trở lại vấn đề mà người dẫn Kim Nhiên đề cập lúc nãy, đó là nếu hiện nay chúng ta phê bình người lãnh đạo ĐCSTQ, thì hậu quả có thể không nghiêm trọng như phê bình Mao Trạch Đông năm xưa, nhưng chúng ta vẫn thấy được hiện tượng ‘văn tự ngục’ (文字獄: nhà cầm quyền cố ý bới chữ, để thêu dệt tội trạng cho phần tử tri thức) xuất hiện không ngừng. 

Vào năm ngoái (2005), ở Đại lục rất nhiều nhân sĩ ‘dị nghị’ (異議: bất đồng chính kiến), trên thực tế họ là một số tác giả hoặc nhà văn thường đăng bài viết, ví như Trương Lâm, Trịnh Di Xuân, Dương Thiên Thuỷ, Lý Nguyên Long, Lưu Thuỷ v.v. Chính vì họ viết bài vì tự do ngôn luận của họ mà bị tội (Nhân ngôn hoạch tội – 因言獲罪: vì nói bị tội).

Chúng ta thấy vấn đề như vậy, chỉ cần một người ‘nhân ngôn hoạch tội’ ‘vì nói bị tội’, ví như cách một đoạn thời gian phán xử một người như vậy, vậy thì điều này gây kinh hãi cho những người khác. Họ sẽ nghĩ ‘vốn dĩ ngôn luận của tôi bị hạn chế, có thể chính phủ sẽ bắt tôi’, như thế họ sẽ tiến hành một loại ‘tự ước thúc bản thân’.

Giáo sư Chương lấy thêm một ví dụ về người bạn của mình. Năm 2002, ở Washington DC có một người bắn tỉa, đây là kẻ có tâm lý biến thái, nửa đêm hắn ta cầm súng tuỳ tiện sát nhân ở trạm xăng. Nhân khẩu DC thời ấy có thể tầm vài triệu người, và người bị kẻ biến thái kia hạ sát chỉ là một con số rất nhỏ. Nhưng thời đó mọi người mọi người ở DC đều có một cảm giác kinh hãi, bởi vì họ không biết kẻ biến thái kia có giết mình hay không. 

Người bạn kể với Giáo sư Chương rằng, khi anh ấy đổ xăng lúc nửa đêm, sau khi cắm súng xăng vào xe, anh ấy chạy một vòng quanh xe, anh ấy cũng cảm thấy thấy rất quê khi làm vậy, nhưng vì anh ta sợ kẻ biến thái bắn tỉa kia.

Kẻ bắn tỉa có ở đó hay không? 99,9 % là không có ở đó, nếu có cũng không nhất định ngắm anh ấy, nhưng anh ấy đã hình thành một loại sợ hãi. Ở Trung Quốc hiện nay cũng có đạo lý đồng dạng như thế, ĐCSTQ chỉ cần còn bắt người, thì đã hình thành một loại sợ hãi đối với người khác. 

Giáo sư Chương cho rằng loại sợ hãi khi phát ngôn này không phải là tự do thật sự.

Mâu thuẫn giữa nói và làm của ĐCSTQ

Giáo sư Chương lại đưa ra một ví dụ nữa, ví như Ả-rập Xê-út là quốc gia có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, với quốc gia giàu có phổ biến như Ả-rập Xê-út, nhưng đó vẫn là xã hội chuyên chế. 

Từ một phương diện khác mà giảng, chúng ta thấy ĐCSTQ có một số hiện tượng rất lạ. Một mặt ĐCSTQ nói ‘nếu mọi người giàu lên, liền có tự do dân chủ’, nhưng ta thấy những nơi giàu có nhất Trung Quốc như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu… thu nhập và mức độ nhận được giáo dục của lão bách tính vượt hẳn những quốc gia trung đẳng (tầm trung), nhưng ở những nơi đó không thể ‘mỗi người một phiếu’ để bầu thị trưởng. 

Gồm cả câu chuyện ở Hồng Kông, nơi đây có thu nhập bình quân đầu người khoảng 24700 đô-la Mỹ (khoảng 500 triệu đồng, thời điểm Giáo sư Chương đưa ra thông tin là vào năm 2006), thực sự cao hơn nhiều quốc gia phát triển, nhưng người Hồng Kông vẫn không thể tự bầu Đặc khu trưởng, mà Đặc khu trưởng nơi đây là do Bắc Kinh bổ nhiệm. Do đó cách nói ‘kinh tế phát triển sẽ cho bạn tự do dân chủ’ của ĐCSTQ có mâu thuẫn. 

Hơn nữa từ một phương diện khác, ĐCSTQ hiện nay tuyển cử (bầu cử) cấp thôn, đây chỉ mang tính chất diễn kịch giả tạo, và chúng ta thấy rằng thu nhập, mức độ nhận được giáo dục ở nông thôn Trung Quốc là thấp nhất, thì ở chính nông thôn nơi đây ĐCSTQ mới làm tuyển cử. Điều này lại mâu thuẫn hoàn với những điều ĐCSTQ tuyên kiểu như ‘kinh tế phát triển sẽ có tự do dân chủ’.

Cô Phương Phi nói thêm rằng, ĐCSTQ nói ‘tố chất không cao thì không làm được tự do dân chủ’, xem ra thật mâu thuẫn.

Giáo sư Chương tiếp lời, kỳ thực chúng ta thấy Ấn Độ là một quốc gia có thể đem so sánh với Trung Quốc, họ có nhân khẩu khoảng 1 tỷ người (Trung Quốc khoảng 1,3 tỷ). Thu nhập bình quân hàng tháng của người Ấn Độ chỉ khoảng 460 đô-la Mỹ (khoảng 9 triệu đồng), còn người Trung Quốc là 1000 đô (20 triệu đồng), nhưng sau khi Ấn Độ độc lập vào năm 1948, họ đã tiến hành 12 lần tuyển cử phổ thông đầu phiếu toàn quốc. 

Tỷ lệ người thành niên mù chữ ở Ấn Độ là gần một nửa, còn tỷ lệ đó ở Trung Quốc rất thấp, có thể nói Trung Quốc nhận được mức độ giáo dục tốt hơn Ấn Độ. Đồng thời chúng ta thấy các nước quanh sa mạc Sahara ở châu Phi như Kenya, Tazania, Zambia… thu nhập người dân ở đây rất thấp, nhưng ở đây vẫn thực hiện tự do dân chủ.

Do đó chúng ta thấy rằng, nếu lấy tầng diện kinh tế để suy nghĩ, chúng ta không thấy mối quan hệ về điều kiện cần hoặc điều kiện đủ giữa Kinh tế và Tự do. 

Vì sao cần tự do dân chủ?

Đến đây người dẫn Kim Nhiên đưa ra một vấn đề có tính hóc búa và ‘gai góc’ đó là: ở Trung Quốc quả thật không có tự do dân chủ, chúng ta đều biết điều đó, nhưng nếu có người nói rằng ‘tôi sống cũng không tệ, tôi có thể uống rượu, có thể lăng mạ tham quan ô lại, thậm chí lăng mạ ĐCSTQ, cũng không xảy ra chuyện gì. Hơn nữa tôi còn có thể ra ngoài kiếm rất nhiều tiền, hơn nữa còn phát đại tài. Vậy vì sao tôi phải cần tự do dân chủ?’. Người dẫn Kim Nhiên hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này như thế nào.

Giáo sư Chương chia sẻ rằng, có nhiều người vẫn chưa nhận phải việc tự do bị tước đoạt, nên chưa cảm nhận được sự đáng quý. Giáo sư Chương đưa ra ví dụ đơn giản nhất về học viên Pháp Luân Công, trước khi Giang Trạch Dân phát động trấn áp là năm 1999, thì học viên Pháp Luân Công có quyền tự do luyện công, đương nhiên rất nhiều công viên ở Trung Quốc, hầu như mỗi công viên đều thấy học viên Pháp Luân Công luyện công.

Ảnh học viên Pháp Luân Công luyện công tại công viên ở Trung Quốc Đại lục.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, trước năm 1999, nhìn thì các học viên Pháp Luân Công có quyền tự do luyện công, nhưng loại tự do này không được đảm bảo. ĐCSTQ muốn trấn áp, thì chỉ trong một đêm mà tước đoạt đi tự do này. Suy rộng ra, ví như có người mở tiệm ăn ở Bắc Kinh, người ấy cảm thấy sống rất thoải mái, giống như ở Bắc Kinh có câu chuyện của một người tên là Diệp Quốc Trụ, anh ấy mở một tiệm ăn, kiếm rất nhiều tiền. Nhưng ĐCSTQ đột nhiên muốn làm Làng Olympic, sau đó đã phá dỡ nhà của, hơn nữa số tiền bồi thường lại vô cùng nhỏ. 

Dưới tình huống như vậy, anh ấy muốn lấy lại quyền lợi cho mình, nếu không có tự do ngôn luận, vậy thì người ấy nói với ai? Do đó Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, tự do dân chủ cung cấp cho người ta một cơ chế đảm bảo, cũng có nghĩa là: cho phép người ta vẫn chưa mất đi một số lợi ích vật chất hiện nay, nhưng nếu không có tự do dân chủ làm đảm bảo, thì dù hiện nay bạn có được một số thứ, nhưng những thứ ấy cũng không đảm bảo được.

Người dẫn Kim Nhiên nói thêm rằng, thậm chí những thứ của mình có thể bị người ta tuỳ tiện tước đoạt mà người ấy lại không có có chỗ để nói lên tiếng nói của mình, không có nơi để khiếu nại. Đến đây thời lượng chương trình đã hết, quý độc giả nhìn nhận như thế nào về vấn đề này, hãy bình luận ở phần bên dưới. Hẹn quý độc giả trong những bài viết tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích: 

(*) Link ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 8

(**) Ảnh trong bài chụp từ ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 8.