Chúng ta quay lại nhìn quá trình phát triển hình tượng lịch sử của Tào Tháo sẽ phát hiện ra một vấn đề. Trong các vương triều lớn mạnh và thống nhất của Trung Quốc, mọi người luôn đánh giá rất tốt về Tào Tháo, ví dụ như Tây Tấn, nhà Đường và Bắc Tống. Còn trong các vương triều phân chia của Trung Quốc, mọi người luôn đánh giá Tào Tháo rất thấp, thậm chí là vô cùng tiêu cực, ví dụ như Đông Tấn, Nam – Bắc triều và Nam Tống. Tại sao lại xuất hiện sự khác biệt này?
Sau nhà Đông Tấn là Nam – Bắc triều. Nam – Bắc triều là một thời kỳ phân chia Nam Bắc rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Các dân tộc thiểu số ở phương Bắc lần lượt thành lập đất nước, quốc gia ở phương Nam thì do người Hán thành lập.
Từ những ngụy tạo trong văn học sử…
Trong thời kỳ này xuất hiện khoảng ba bộ tác phẩm có liên quan đến Tam Quốc. Bộ thứ nhất tên là “Tam Quốc Chí Bùi Tung chi chú”, Bùi Tung thấy Trần Thọ viết “Tam Quốc Chí” thực sự là viết quá giản lược, viết cái gì cũng viết rất ít, ví dụ như “Triệu Vân truyện” chỉ vọn vẻn có mấy trăm chữ mà thôi, vì thế Bùi Tung đã đem dã sử hoặc những thứ người ta viết trong gia truyện thêm vào trong “Tam Quốc Chí” để làm chú thích, đây là tác phẩm đầu tiên.
Tác phẩm thứ hai là “Hậu Hán Thư”, “Hậu Hán Thư” là do Phạm Diệp viết, bởi vì sau Hậu Hán chính là Đông Hán, thật ra cuối thời Đông Hán chính là những sự việc ở đầu thời kỳ Tam Quốc, vì vậy trong “Hậu Hán Thư” cũng ghi chép rất nhiều câu chuyện về các nhân vật thời kỳ Tam Quốc. Tác phẩm thứ ba chính là tác phẩm mà chúng ta thảo luận ngày hôm nay, đó chính là “Thế thuyết tân ngữ”, “Thế thuyết tân ngữ” là một bộ tiểu thuyết bút ký trong lịch sử Trung Quốc, văn chương của nó vô cùng tuyệt đẹp, nếu mọi người cảm thấy hứng thú có thể tìm đọc cuốn sách này. Thật ra có rất nhiều thành ngữ trong lịch sử đã xuất hiện trong “Thế thuyết tân ngữ” từ rất sớm. Nhưng “Thế thuyết tân ngữ” là một cuốn tiểu thuyết, nó chỉ quan tâm đến văn chương của câu chuyện, nội dung của câu chuyện có hấp dẫn hay không, chứ không quan tâm câu chuyện đó có phải sự thật hay không. Vì vậy trong “Thế thuyết tân ngữ” chứa một lượng lớn các câu chuyện không có thật, trong đó có một số câu chuyện liên quan đến Tào Tháo.
Hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn hai câu chuyện. Câu chuyện thứ nhất tên là “giết người trong mơ”, kể về Tào Tháo nói với người khác rằng, con người tôi có một tật xấu, chính là ban đêm khi tôi ngủ say rồi, tôi nằm mơ, tôi thật sự sẽ thức dậy giết người, cho nên tốt nhất ban đêm đừng ai đến gần tôi. Kết quả là có một đêm Tào Tháo giả vờ ngủ say, ông để một cây bảo đao ở bên cạnh mình. Sau đó có một thị vệ đang trực đêm, đúng lúc nhìn thấy chăn của Tào Tháo rơi xuống đất, tên thị vệ này có lòng tốt muốn đi kéo chăn lên, kết quả Tào Tháo thấy có người bước tới, vì đang giả vờ ngủ mà, Tào Tháo đột nhiên bật dậy cầm lấy bảo đao, chém một nhát đao, giết chết tên tùy tùng đó. Sau khi giết xong, Tào Tháo giả vờ là mình đột nhiên tỉnh dậy từ trong mơ, ông gào khóc thảm thiết, vô cùng hối hận, nói rằng: Ôi da! Ngươi nhìn ta xem.. ngươi nhìn ta xem… ta giết người trong mơ sao lại thành giết thị vệ của mình chứ. Đây chính là câu chuyện “giết người trong mơ”.
Kể từ đó về sau không còn ai dám đến gần Tào Tháo nữa, đặc biệt là không dám đến gần Tào Tháo vào ban đêm. Câu chuyện này đã khắc họa sự gian xảo và nham hiểm của Tào Tháo một cách sinh động như thật. Nhưng có một vấn đề là, câu chuyện này không phải lấy từ chính sử, cũng không phải lấy từ dã sử, mà nó được bắt nguồn từ một cuốn tiểu thuyết, trong lịch sử 200 năm trước khi bộ tiểu thuyết này ra đời, chưa từng có câu chuyện như vậy. “Thế thuyết tân ngữ” xuất hiện sau khi Tào Tháo chết 200 năm, vậy tác giả của bộ tiểu thuyết này làm sao biết được 200 trước Tào Tháo từng giết người trong mơ chứ? Vì vậy có rất nhiều nhà sử học của đời sau đã đưa ra một quan điểm như thế này, nói rằng thật ra câu chuyện giết người trong mơ là do tác giả khi đó tự bịa đặt ra rồi gán ghép cho Tào Tháo, nó hoàn toàn không phải là chính sử.
Chúng ta nói tiếp về câu chuyện thứ hai, câu chuyện thứ hai có liên quan đến một mỹ nhân nổi tiếng trong thời Tam Quốc, cô ấy tên Chân Cơ, là vợ của Viên Thiệu. Trong “Thế thuyết tân ngữ” có ghi chép một câu chuyện, câu chuyện này kể về hai cha con Tào Tháo và Tào Phi thèm khát sắc đẹp của Chân Cơ. Khi đó Tào Tháo tấn công Nghiệp Thành, đó là thành trì của Viên Thiệu. Sau khi chiếm được Nghiệp Thành, việc làm đầu tiên của Tào Tháo chính là gọi thị vệ bên cạnh mình đến và nói, ngươi mau đi tìm Chân Cơ đưa đến đây cho ta, kết quả thị vệ bẩm báo với Tào Tháo, nói rằng: Ôi da! Không hay rồi chủ công, Chân Cơ bị con trai Tào Phi của ngài cướp đi rồi. Tào Tháo nghe xong liền vỗ mạnh một cái vào đùi, vô cùng hối hận. Than rằng: Ôi! Ta tấn công Nghiệp Thành chính là vì Chân Cơ. Thật ra câu chuyện này theo như tôi thấy chỉ có bốn chữ: “không mà nói có”, cái gì gọi là không mà nói có?

Trong lịch sử chẳng phải có ghi chép rồi sao. Trong lịch sử có hai bản ghi chép liên quan đến câu chuyện này, gần như là giống nhau. Bản ghi chép thứ nhất nói như thế này. Nói rằng sau khi Tào Tháo chiếm được Nghiệp Thành, Tào Phi đi đến nhà của Viên Thiệu, lúc bấy giờ Viên Thiệu đã bệnh chết rồi, trong nhà chỉ có phu nhân của Viên Thiệu là Lưu phu nhân. Lưu phu nhân khi đó đang ngồi trên ghế, bởi vì quá sợ hãi nên đã lấy dây thừng trói hai tay của mình lại, có ý là tự nguyện nhận tội. Còn Chân Cơ khi đó cũng vì sợ hãi mà vùi đầu mình lên đùi của Lưu phu nhân. Lúc bấy giờ Tào Phi bước vào, nhìn thấy Lưu phu nhân như vậy liền nói, này Lưu phu nhân sao bà lại trói tay mình lại? không cần thiết phải làm vậy, mau cởi trói đi. Sau đó nhìn thấy Chân Cơ lại nói rằng, vị cô nướng này không cần lo lắng, cô ngẩng đầu lên đi, sau đó Chân Cơ mới ngẩng đầu lên, Chân Cơ vừa ngẩng đầu lên, Tào Phi ngay lập tức thích Chân Cơ, sau đó Tào Phi đã cưới Chân Cơ, đây là bản ghi chép đầu tiên.
Bản ghi chép thứ hai cũng tương tự như vậy. Sau thời kỳ Nam – Bắc triều, Trung Quốc bước vào giai đoạn thịnh thế, chính là Tùy, Đường và Lưỡng Tống. Từ thời Tùy, Đường đến Bắc Tống, đánh giá của mọi người về Tào Tháo cũng được xem là khá tốt, ví dụ như Đường Thái Tông. Có một lần Đường Thái Tông đi chinh phạt Cao Ly, đi ngang qua lăng mộ của Tào Tháo, khi đó ông viết một bài văn tên là “Tế Ngụy Thái Tổ văn”, trong bài văn này Đường Thái Tông đánh giá Tào Tháo rất tốt. Đường Thái Tông nói thế này, nói rằng Tào Tháo anh minh thần võ, trong lúc nguy nan đã cứu vãn được quốc gia và xây dựng một triều đình mới, gọi là “có công cải chính, không giống đời trước”, có nghĩa là công lao chỉnh đốn thiên hạ lớn hơn bất cứ người nào.
Đến sự thật về một Tào Tháo anh hùng và cách nhìn nhận khác nhau theo từng triều đại
Đến thời Bắc Tống, nhà sử học nổi tiếng của Bắc Tống là Tư Mã Quang, ông chính là người biên soạn “Tư trị thông giám”. Tư Mã Quang đưa ra đánh giá rất cao về Tào Tháo. Trong “Tư trị thông giám”, Tư Mã Quang nói như thế này, nói con người của Tào Tháo là “biết nhìn người và khéo dùng người, có thể dùng nhân tài mà không câu nệ gì cả, khi giao chiến thì ung dung tự tại, khi quyết thắng thì khí thế hào hùng, thưởng phạt phân minh, mà tính cách đơn giản”. Cá nhân tôi cũng đồng tình với đánh giá này của Tư Mã Quang, đánh giá này tương đối cao và rất khách quan.
Nhưng khi đến thời Nam Tống thì chuyện này lại hoàn toàn khác. Tại sao vậy? Bởi vì Nam Tống cũng là một đất nước sống chui lủi một góc. Lúc bấy giờ quốc gia này chỉ kiểm soát khu vực sông Dương Tử của Trung Quốc. Ở Nam Tống có một nhà lý học nổi tiếng tên là Chu Hi. Bản thân Chu Hi có cách nhìn rất tiêu cực về Tào Tháo, ông viết một cuốn sách tên là “Thông giám cương mục”, chính là “Tư trị thông giám” do Tư Mã Quang biên soạn, nhưng thêm bình luận và chú thích vào trong đó. Trong cuốn sách này, Chu Hi đã phê bình Tư Mã Quang, nói rằng Tư Mã Quang không nên đưa Tào Ngụy lên làm chính thống, mà chúng ta nên đưa Thục Hán lên làm chính thống. Bởi vì địa vị lý học của Chu Hi có vị trí rất cao trong những đời sau, vì vậy trong chính sử hoặc là trong giới học thuật, những đánh giá về Tào Tháo có thể được xem là chết rồi mới đưa ra kết luận. Cũng cùng thời kỳ đó, đại thi nhân yêu nước Lục Du từng viết một bài thơ, trong bài thơ đó có một câu như thế này: “Bang mệnh trung hưng Hán, thiên tâm đại thảo Tào”, cũng có nghĩa là trong mắt của Lục Du, người Nam Tống đều ví bản thân là Thục Hán, ví nước Kim ở phương Bắc là Tào Ngụy, cũng có nghĩa là Tào Tháo đã bị đánh giá thấp đến mức độ này luôn rồi.
Vì vậy, đến thời nhà Minh, khi La Quán Trung bắt đầu viết “Tam Quốc diễn nghĩa”, hình tượng của Tào Tháo đã trở thành hình tượng kiêu hùng chắc như đinh đóng cột rồi. Hình tượng của Tào Tháo trong “Tam Quốc diễn nghĩa” thật ra được dựa theo quá trình diễn biến hình tượng lịch sử của Tào Tháo trong hơn một ngàn năm. Rất nhiều câu chuyện của Tào Tháo trong “Tam Quốc diễn nghĩa” đều không phải là La Quán Trung tự biên soạn, đều là lấy các câu chuyện của người xưa từng viết đem bỏ vào trong tác phẩm của mình – vừa rồi tôi vừa kể tích truyện “giết người trong mơ” và câu chuyện về Chân Cơ đều là lấy từ trong “Thế thuyết tân ngữ”. Bởi vì “Tam Quốc diễn nghĩa” có một vị trí rất cao trong những đời sau, “Tam Quốc diễn nghĩa” không phải chỉ có người Trung Quốc đọc, mà người nước ngoài cũng đọc, đặc biệt là người Nhật, người Nhật rất thích đọc “Tam Quốc diễn nghĩa, người Hàn Quốc cũng đọc “Tam Quốc diễn nghĩa”, vì vậy mọi người bị “Tam Quốc diễn nghĩa” ảnh hưởng, đều cảm thấy hình ảnh kiêu hùng của Tào Tháo là chuyện chắc như đinh đóng cột.
Chúng ta quay lại nhìn quá trình phát triển hình tượng lịch sử của Tào Tháo sẽ phát hiện ra một vấn đề. Trong các vương triều lớn mạnh và thống nhất của Trung Quốc, mọi người luôn đánh giá rất tốt về Tào Tháo, ví dụ như Tây Tấn, nhà Đường và Bắc Tống. Còn trong các vương triều phân chia của Trung Quốc, mọi người luôn đánh giá Tào Tháo rất thấp, thậm chí là vô cùng tiêu cực, ví dụ như Đông Tấn, Nam – Bắc triều và Nam Tống. Tại sao lại xuất hiện sự khác biệt này? Thật ra là bởi vì con người sống trong vương triều bị phân chia, thường dùng một loại tình cảm để đánh giá Tào Tháo và đánh giá Lưu Bị. Chúng ta xem các vương triều phân chia như Đông Tấn, Nam – Bắc triều, Nam Tống, họ đều là đất nước chui lủi ở một góc, đất nước chỉ chiếm một ít lãnh thổ ở phương Nam mà thôi. Trong lịch sử, những quốc gia này từng nhiều lần chinh phạt phương Bắc, ví dụ như Đông Tấn, Hằng Ôn Bắc phạt, Nam Tống thì có Tống Vũ Đế và Tống Văn Đế đều muốn Bắc phạt, Lương Vũ Đế cũng muốn Bắc phạt, đến thời Nam Tống lại càng mãnh liệt, chúng ta đều biết Nhạc Phi từng nhiều lần Bắc phạt, vì vậy trong những đất nước này, hành động quân sự Bắc phạt hoàn toàn giống với hành động quân sự Bắc phạt của Thục Hán.
Chúng ta biết là Gia Cát Lượng của Thục Hán từng nhiều lần Bắc phạt, Khương Duy cũng muốn Bắc phạt. Lưu Bị luôn đối đầu với quân Tào. Vì vậy trong những vương triều bị phân chia này, về mặt tình cảm, mọi người dễ thiết lập tình cảm với Lưu Bị hơn, dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu Lưu Bị hơn. Tào Tháo là phe đối địch với Lưu Bị, đương nhiên sẽ trở thành đối tượng mà mọi người đều chỉ trích. Đây chính là nguyên nhân chính mà cho dù là ở Đông Tấn, hay là Nam – Bắc triều, hay là ở Nam Tống đi nữa, tất cả mọi người đều không thích Tào Tháo.
Hôm nay chúng ta cùng nhìn lại sơ lược một chút về quá trình phát triển hình tượng lịch sử của Tào Tháo, và làm rõ vài câu chuyện không có thật về Tào Tháo. Hình tượng nhân vật của Tào Tháo vô cùng phức tạp, bởi vì hình tượng của ông được lưu truyền với rất nhiều câu chuyện thật thật giả giả đan xen lẫn nhau. Chúng ta vừa nói về một số câu chuyện không có thật, vậy hình tượng thật sự của Tào Tháo là như thế nào? Tào Tháo trong lịch sử là một người có tính cách ra sao? Mời quý vị đón xem tiếp phần sau.
[Còn tiếp…]
Theo Epoch Times
Châu Yến biên dịch