Tại sao câu nói “Không đáng một xu” lại gây ra họa sát thân? Câu thành ngữ này được nói ra từ miệng của Quán Phu, một vị tướng của nhà Tây Hán, bối cảnh của câu thành ngữ này liên quan đến một bi kịch lớn của nhân gian, đủ để khiến cho con người phàm trần cảnh tỉnh sâu sắc…

Quán Phu tự Trọng Nho, người Dĩnh Âm, cha là Trương Mạnh (Quán Mãnh), Quán Phu từng làm môn khách trong phủ của Dĩnh Âm hầu Quán Anh, rất được trọng dụng. Ông cũng từng theo cha xuất chinh đánh trận, về sau vì dùng kế sách đánh bại quân Ngô mà được nổi tiếng. Vào năm Kiến Nguyên thứ nhất (năm 140 TCN), Hán Vũ Đế thiết lập đội quân tinh nhuệ tại Hoài Dương, bổ nhiệm Quán Phu làm Thái thú Hoài Dương. Năm sau, Quán Phu vào Nội Định làm Thái phó.

Quán Phu xem trọng lời hứa, hào hiệp dũng cảm, lòng tự trọng rất cao, không a dua tâng bốc trước mặt người khác. Trong các mối quan hệ giao du luôn có quan điểm rõ ràng, không bằng lòng khuất phục những người có quyền lực địa vị cao hơn mình, nhưng đối với những người có quyền lực địa vị thấp hơn mình thì lại hết mực yêu thương, đi đứng ngang hàng với họ, đối với người càng bần hèn thì lại càng tôn trọng. Quán Phu thích tiến cử hậu bối, vì vậy mà ông giao du rộng rãi, dù là anh hùng hào kiệt hay là gian thần xảo quyệt cũng đều quen biết. Ông ở Dĩnh Âm cực kỳ giàu có, thực khách trong nhà mỗi ngày đều có khoảng mấy chục đến một trăm người.

Ngụy Kỳ Hầu Đậu Anh là con của anh trai Đậu Thái hậu (Hiếu Văn hoàng hậu), là đại tướng quân trong thời Cảnh Đế, đảm nhận chức Thừa tướng vào những năm đầu Kiến Nguyên thời Hiếu Vũ Đế. Nhưng sau khi Đậu Thái hậu qua đời, Ngụy Kỳ Hầu dần dần thất thế, một số quan viên trong triều lần lượt kéo đi dựa dẫm bên phía Thừa tướng mới là Vũ An Hầu Điền Phân. Ngụy Kỳ Hầu nhờ cậy Quán Phu giúp ông nhận định một số kẻ thực dụng đã rời bỏ ông, Quán Phu cũng vì vậy mà trở nên nổi tiếng trong tông thất hầu vương. Ngụy Kỳ Hầu và Quán Phu thân nhau như hai cha con, đôi bên qua lại với nhau vô cùng vui vẻ.

Quán Phu tính cách ngay thẳng, thường xuyên mượn rượu để phóng túng tính tình, cũng vì vậy mà đắc tội với người khác. Ví dụ, năm Kiến Nguyên thứ hai, ông cùng Trường Lạc vệ úy Đậu Phủ uống rượu, uống say không biết nặng nhẹ nên đã ra tay đánh Đậu Phủ. Đậu Phủ là anh em của Đậu Thái hậu. Về sau vua vì muốn bảo vệ Quán Phu nên đã để ông tạm thời rời khỏi triều đình, nhậm chức Yến tướng ở bên ngoài nhiều năm. Trong quá trình nhậm chức Yến tướng, ông lại phạm pháp và lui ẩn về quê. Quán Phu gặp phải rất nhiều chuyện tương tự như vậy, vô tình làm trái ý người khác, cũng gây ra những cuộc tranh cãi bạo lực, tạo thành nguy cơ cho chính mình.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Năm Kiến Nguyên thứ sáu thời Hiếu Vũ Đế, Vũ An Hầu Điền Phân (em trai cùng mẹ khác cha của Hiếu Cảnh Vương hoàng hậu), lên chức Thừa tướng mới. Vũ An Hầu Điền Phân nhỏ tuổi hơn Ngụy Kỳ Hầu Đậu Anh, khi Đậu Anh làm Thừa tướng, Điền Phân mới chỉ đang làm Thái úy. Điền Phân xây phủ đệ vô cùng tráng lệ, từng yêu cầu lấy đất của Đậu Anh mà không được, vì vậy hai người có một số hiềm khích với nhau.

Khi Vũ An Hầu kết hôn với con gái của Yến Vương, Thái hậu hạ chiếu chỉ, cho gọi tất cả tông thất hầu vương đều phải đi chúc mừng. Ngụy Kỳ Hầu mời Quán Phu đến dự tiệc, vì Quán Phu liên tục có nhiều mâu thuẫn với Vũ An Hầu nên không muốn đi. Ngụy Kỳ Hầu khuyên ông rằng đó đều là chuyện của quá khứ rồi, Quán Phu mới miễn cưỡng đến đó. Trong bữa tiệc, mọi người vui vẻ uống rượu, Vũ An Hầu đứng dậy chúc thọ Thái hậu, mọi người đều tỵ tịch (rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy) để thể hiện lòng tôn kính, đến lượt Ngụy Kỳ Hầu chúc thọ, trong bàn tiệc có người tỵ tịch kính lễ, cũng có người chỉ dùng tất tịch (quỳ ở chỗ ngồi) để kính lễ, Quán Phu nhìn thấy thế thái (trạng thái tình cảm của thế tục) thật lạnh nhạt, sự tôn kính của mọi người dành cho Ngụy Kỳ Hầu đã nhạt dần, trong lòng ông không vui chút nào.

Khi đến lượt Quán Phu mời rượu Vũ An Hầu, Vũ An Hầu cũng không tỵ tịch, chỉ tất tịch mà thôi, Quán Phu rót rượu cho ông ta, ông ta lại nói: “Không được đầy tràn”. Quán Phu tức giận trong lòng, cười nhạo lại và nói rằng: “Tướng quân là quý nhân”, sau đó vẫn mời ông ta uống một ly, Vũ An Hầu không uống, cơn giận trong lòng Quán Phu bắt đầu sôi sục. Quán Phu quay sang một vị khách để mời rượu, vị khách đó là Lâm Nhữ Hầu Quán Hiền (cháu trai của Dĩnh Âm Hầu Quán Anh). Lúc đó Lâm Nhữ Hầu đang thì thầm to nhỏ với tướng quân Trình Bất Thức ngồi bên cạnh, nên không để ý đến Quán Phu, cũng không tỵ tịch kính lễ.

Một phút trước, Quán Phu cảm thấy Vũ An Hầu xem thường mình, âm thầm chịu đựng, nhưng trong lúc này, cơn bực tức trong lòng đều dồn hết vào Lâm Nhữ Hầu, ông liền nói ra bí mật của Lâm Nhữ Hầu, nói rằng: “Ngày thường phỉ báng Trình Bất Thức không đáng một xu, hôm nay khi trưởng giả chúc mừng, thì lại bắt chước các cô gái thì thầm to nhỏ với nhau!”. Vũ An Hầu ở bên cạnh nói với Quán Phu: “Hai vị Trình, Lý đều là đông tây cung Vệ úy (lúc đó Lý Quảng là vệ úy của đông cung, Trình Bất Thức là vệ úy của tây cung), bây giờ ông sỉ nhục Trình tướng quân trước mặt mọi người, lẽ nào không để lại chút sĩ diện cho Lý tướng quân sao?”. Quán Phu nói: “Hôm nay sống chết đều bỏ lại phía sau cả rồi, còn quan tâm Trình, Lý là ai chứ?”.

Quán Phu vì tranh giành thể diện của một ly rượu mà nói ra câu không nên nói là “không đáng một xu”, chọc giận Vũ An Hầu. Vũ An Hầu không cho Quán Phu rời khỏi, bắt giữ ông và trình tấu lên vua nói rằng ông bất kính, rồi lại bắt giữ gia tộc của ông, muốn xử tội chết. Ngụy Kỳ Hầu biết được chuyện này, liền viết tấu chương lên giải cứu Quán Phu, chuẩn bị tinh thần dù có mất mạng cũng không để Quán Phu chết một mình. Thế là Hiếu Vũ Đế đành phải mời hai người họ hàng quyền quý của vợ mình đi đến nơi ở của Đông triều Thái hậu là Trường Lạc Cung để “đình biện” (biện luận trước công đường). Ngụy Kỳ Hầu cực kỳ tán dương tài năng của Quán Phu, nói Quán Phu uống say gây lỗi lầm không đáng chết, là do Thừa tướng Vũ An Hầu dùng chuyện khác để vu khống Quán Phu, trên công đường cũng có một số đại thần đồng tình với cách nói “uống say gây lỗi lầm không đáng chết” của Ngụy Kỳ Hầu. Bên phía Vũ An Hầu thì lại nói Quán Phu cấu kết với những kẻ gian ác, quấy rối người dân nước Yến, trong nhà tích trữ nhiều tiền của, tại Dĩnh Âm làm mưa làm gió, bài xích và đàn áp tông thất, phạm tội đại nghịch bất đạo. Ngụy Kỳ Hầu không còn cách nào nên đã nói ra những khuyết điểm của Vũ An Hầu. Thái hậu biết được chuyện này đã vô cùng tức giận, ra sức chống đỡ em trai ruột.

Sau cuộc đình biện, Hiếu Vũ Đế phái Ngự sử đi tra hỏi tất cả những gì mà Ngụy Kỳ Hầu nói về Quán Phu, kết quả có chút khác với sự thật, Ngụy Kỳ Hầu cũng che đậy sự nghiệp và gia thế lớn của Quán Phu ở Dĩnh Âm. Năm Nguyên Quang thứ tư (năm 130 TCN), Quán Phu bị xử tội chết và liên lụy gia tộc, các quan chức trong triều cũng không ai dám cầu xin cho Quán Phu nữa. Chỉ duy nhất có Ngụy Kỳ Hầu vì muốn cứu Quán Phu, nghĩ đến tiên đế từng có chiếu chỉ, ban tặng cho ông để khi khẩn cấp có thể trình tấu. Vì vậy mà Ngụy Kỳ Hầu nhờ em trai mình trình tấu và được gặp mặt vua. Nhưng kiểm tra ở chỗ Thượng thư triều đình thì không thấy có chiếu chỉ này, ngược lại Đậu Anh còn vì “ngụy tạo chiếu chỉ” mà bị xử tội, không những không cứu được Quán Phu mà còn hại luôn chính mình. Vào tháng 10 năm Nguyên Quang thứ năm, Ngụy Kỳ Hầu bị giết, phơi xác ngoài chợ, và bị tước đoạt hầu quốc phong ấp. Sau khi Ngụy Kỳ Hầu và Quán Phu bị giết, không lâu sau Vũ An Hầu bị bệnh nặng, luôn miệng la hét “Tạ tội! Tạ tội!”, có một người thông linh nhìn thấy Ngụy Kỳ Hầu và Quán Phu muốn giết ông ta. Không lâu sau, Vũ An Hầu cũng chết.

Thái sử công nói: “Ngụy Kỳ Hầu không biết thời cuộc, Quán Phu bất tài mà lại không khiêm tốn, hai người sát cánh, là tạo thành tai họa”. Quán Phu không có tài cán mà lại không khiêm tốn, Ngụy Kỳ Hầu không biết thời cuộc đã thay đổi, vì vậy mà tình cảm che chở lẫn nhau của họ đã gây ra tai họa. Vũ An Hầu cậy vào thân phận quốc cữu của mình mà đùa giỡn quyền lực, dùng sự hơn thua của một ly rượu mà trách tội đối phương, và dồn hai người họ vào con đường chết, kết quả bản thân cũng là không sống được bao lâu. Mà nguyên nhân gây ra thảm họa bi kịch nhân gian này chính là câu nói “không đáng một xu” gây tổn thương người khác của Quán Phu. Đừng xem thường một xu không đáng mà nói hoài, gây ra tai họa mất mạng khó thu lại, đừng mong có thể xoay chuyển được.

Sau đó cụm từ “không đáng một xu” phát triển thành câu thành ngữ “một xu không đáng”, “một đồng không đáng”, dùng để ám chỉ nhân vật, sự việc không có một chút giá trị nào hết.

Theo Epoch Times
Châu Yến biên dịch

Có thể bạn quan tâm:

videoinfo__video3.dkn.tv||c90b7fa55__

Ad will display in 09 seconds