Mục lục bài viết
Sau khi Thế chiến II kết thúc, trên thế giới đã có hai phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh: một là phiên tòa tại Tokyo và hai là phiên tòa tại Nuremberg. Là một thành viên của phái đoàn Trung Quốc, Cao Văn Bân đã tham gia Đại thẩm phán Đông Kinh (Tokyo Grand Trial) trong suốt quá trình, và có những cống hiến quan trọng và đặc biệt trong việc trừng trị tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Cao Văn Bân đã bị đưa ra xét xử và bị bức hại liên tục trong 27 năm.
Các bạn khán giả, xin chào các bạn, chào mừng các bạn đến với chuyên mục “Trăm Năm Chân Tướng“. Hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe về cuộc đời từng huy hoàng của Cao Văn Bân, và sau đó là đầy trắc trở của khổ nạn.
>> Xem thêm:
- 4 lý do chính khiến ĐCSTQ luôn ám ảnh ‘thống nhất Đài Loan’
- Hòa thượng giả, quỷ dâm thật? Bê bối của Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo TQ Thích Học Thành
Cao Văn Bân may mắn nhận được cơ hội tốt
Cao Văn Bân, sinh năm 1922, là người gốc Thượng Hải. Ông tốt nghiệp trường Luật của Đại học Đông Ngô Thượng Hải năm 1945. Ngày 15 tháng 8 cùng năm, Nhật Bản chiến bại và đầu hàng. Vào tháng 11, Văn phòng Kiểm sát Quốc tế của Lực lượng Đồng minh đã thành lập Tòa án Quân sự Quốc tế về Viễn Đông, và Hướng Triết Tuấn được bổ nhiệm làm quan sát viên Quốc tế.
Vào thời điểm đó, Đại thẩm phán Đông Kinh (Tokyo Grand Trial) được điều chỉnh bởi trình tự luật Anh-Mỹ, và ngôn ngữ chính thức của tòa là tiếng Anh và tiếng Nhật, vì vậy Trung Quốc rất cần những nhân tài tinh thông luật Anh-Mỹ và thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Trên cả nước Trung Quốc, chỉ có Trường Luật Đại học Đông Ngô giảng dạy các khóa học luật Anh-Mỹ. Giáo sư trường luật Lưu Thế Phương đã giới thiệu cho Hướng Triết Tuấn môn sinh đắc ý của mình – Cao Văn Bân, người cũng rất giỏi Anh ngữ. Sau cuộc phỏng vấn và khám sức khỏe, Cao Văn Bân đã được tuyển dụng.
Ngày 15/5/1946, Cao Văn Bân, 23 tuổi, là thành viên đoàn đại biểu Trung Quốc, đáp máy bay vận tải quân sự của Mỹ đến Tokyo, Nhật Bản tại sân bay Giang Loan, Thượng Hải, mở ra trang huy hoàng nhất trong cuộc đời ông.
Tham dự Đại thẩm phán Đông Kinh
Tòa án Quân sự Quốc tế về Viễn Đông được thành lập tại Tokyo, có sự tham gia của 11 quốc gia, trong đó có Mỹ, Liên Xô, Vương quốc Anh và Trung Quốc, để xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Bản. Đại thẩm phán kéo dài từ ngày 3 tháng 5 năm 1946 đến ngày 12 tháng 11 năm 1948, kéo dài 2 năm rưỡi (924 ngày), có 818 phiên tòa, 419 nhân chứng hiện diện tại tòa, 779 nhân chứng văn bản và hơn 4.300 mảnh chứng cứ thụ lý. Do tình tiết án có quy mô lớn và phức tạp, với nhiều nhân chứng, vật chứng nên Đại thẩm phán Đông Kinh đã trở thành cuộc đại thẩm phán có số lượng quốc gia tham gia đông nhất, quy mô lớn nhất, kéo dài nhất và lưu trữ nhiều tài liệu, tư liệu nhất trong lịch sử nhân loại.
Cao Văn Bân hồi ức trong bài báo “Đại thẩm phán Đông Kinh mà tôi đã trải qua” rằng, đương thời, phái đoàn đại biểu Liên Xô cử hơn 70 người; phái đoàn đại biểu Mỹ cử hơn 100 người; thậm chí các luật sư bào chữa cho 28 tội phạm chiến tranh hạng A của Nhật Bản cũng đạt đến 112 người. Còn Trung Quốc thì sao? Mặc dù 44 trong số 55 hạng mục tội hành bị xét xử đều liên quan đến Trung Quốc, nước chịu thiệt hại chiến tranh lâu nhất và hy sinh nhiều nhất trong cuộc chiến đó, lại chỉ cử 17 người.
Theo trình tự tố tụng Anh-Mỹ được Tòa án Quân sự Viễn Đông, việc định tội không chỉ phụ thuộc vào danh sách tội phạm chiến tranh do các quốc gia khác nhau đưa ra, mà còn phụ thuộc vào việc liệu các bằng chứng do hai bên công tố và bào chữa đưa ra có đủ lực hay không, liệu nó có thể bác bỏ đối phương hay không, và có được bồi thẩm đoàn thông qua hay không.
Trong trường hợp này, số lượng đại biểu đoàn Trung Quốc ít, nên khối lượng công việc mỗi người phải đảm nhận cực lớn. Chẳng hạn như Cao Văn Bân, ông vừa đảm nhiệm “Phiên dịch của Văn phòng Công tố viên Trung Quốc thuộc Cục Công tố Quốc tế”, vừa là trợ lý công tố viên kiêm thư ký công tố viên Hướng Triết Tuấn, chịu trách nhiệm chính trong việc tham khảo các tài liệu liên quan để sử dụng trong các phiên tòa và đối chiếu hồ sơ tòa án hàng ngày. Để thu thập thêm bằng chứng về tội ác chiến tranh hạng A của Nhật Bản ở Trung Quốc, ông thường làm việc thêm giờ đến tận khuya. Ông hồi ức: “Trong hơn hai năm xét xử, chỉ riêng ký lục đình thẩm đã có tới 800 hồ sơ”.
Đưa những kẻ sát nhân lên đài xét xử
Trong giai đoạn này, Cao Văn Bân cũng lập được công lớn. Một ngày nọ vào năm 1947, ông tìm thấy một bức ảnh trên tờ báo “Nhật nhật tân văn” của Tokyo, bức ảnh được chụp không lâu sau khi quân đội Nhật Bản chiếm đóng Nam Kinh năm 1937, hai thiếu úy Nhật đang cầm kiếm dương dương tự đắc. Dòng chữ bên phải bức ảnh ghi: Siêu kỷ lục chém trăm người. Nguyên lai, những kẻ trong ảnh tên là Mukai Toshiaki và Takeshi Tiano, họ lấy số đầu người Trung Quốc bị chém ra “tỷ thí”, cuối cùng Mukai, kẻ đã chém chết 106 người giành “chiến thắng”. Takeshi Tiano, kẻ đã giết 105 người, đã chịu “thất bại” vì lưỡi kiếm bị oằn.
Sau khi nhìn thấy những nội dung này, Cao Văn Bân đã lập tức sao chép lại ba bản của tờ báo, một bản lưu trong văn phòng Viện Kiểm sát, hai bản còn lại gửi cho Thạch Mỹ Du, Thẩm phán Tòa án quân sự Nam Kinh. Thạch Mỹ Du lập tức đề xuất với trụ sở quân Đồng minh bắt giữ những tên tội phạm. Sau hơn nửa năm tìm kiếm, Toshiaki Mukai và Takeshi Tiano đã được tìm thấy ở Saitama, Nhật Bản.
Khi bị áp giải đến Nam Kinh để xét xử, cả hai, giống như Gu Shoufo, tội phạm chính của Vụ thảm sát Nam Kinh, đã bằng mọi cách có thể, cự tuyệt thừa nhận tội lỗi của mình. Tuy nhiên, các bằng chứng đã được xác thực, và cuối cùng chúng bị kết án tử hình và chấp hành phán quyết.
Bên cạnh đó, trong Đại thẩm phán Đông Kinh, sau một thời gian dài khởi tố, chứng minh, tranh luận, thẩm vấn và tuyên án, 17 vị đại diện Trung Quốc đã hoàn thành hết nhiệm vụ khó khăn này đến nhiệm vụ khó khăn khác: chẳng hạn, đối với ngày bắt đầu khởi tố tội phạm chiến tranh Nhật Bản, đề cập đến từ khi quân đội Quan Đông Nhật Bản tạo ra “sự kiện Hoàng Cô Truân” vào ngày 6 tháng 6 năm 1929; tìm cách vào kho lưu trữ của Nội các Nhật Bản và Quân đội Nhật Bản đã bị Đồng minh niêm phong để tìm tội chứng về cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản; còn thuyết phục Hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi ra làm chứng trước tòa, v.v.
Ngày 4 tháng 11 năm 1948, Tòa án Quân sự Quốc tế về Viễn Đông chính thức tuyên phán. Thư phán quyết dài 1.212 trang và được đọc trong bảy ngày. Tất cả 28 kẻ tội phạm chiến tranh đều bị kết tội; 7 tội phạm chiến tranh bao gồm Tojo Hideki bị kết án treo cổ; 21 tội phạm chiến tranh khác lần lượt bị kết án tù chung thân hoặc vô thời hạn.
Cao Văn Bân bị ĐCSTQ bắt giữ
17 vị đại diện của Trung Quốc đã làm hết sức mình, vì quốc gia mà giương cao chính nghĩa. Họ có nên được kính trọng? Tất nhiên là nên. Nhưng liệu họ có nhận được sự kính trọng xứng đáng không? Nói mà buồn. Trong vấn đề này, chúng tôi kỳ này chủ yếu xem xét trường hợp Cao Văn Bân.
Sau khi ĐCSTQ chiếm lĩnh Thượng Hải năm 1949, Cao Văn Bân trở thành “nhân viên di lưu của Quốc dân đảng”, bị buộc “học tập cải tạo” tập trung, và sau đó được bổ nhiệm công tác tại Khoa 4 thuộc Văn phòng Đối ngoại của Ủy ban Hành chính Hải quân Thượng Hải.
Cao Văn Bân từng có một giáo sư tên là Ngải Quốc Phiên, từng là giáo thụ trợ giảng tại Đại học Đông Ngô. Công việc của Ngải Quốc Phiên là cố vấn pháp luật của Lãnh sự quán Thụy Sĩ tại Thượng Hải, có văn phòng đặt tại Khu Tô giới Pháp cũ, số 1 trên Bến Thượng Hải. Cao Văn Bân và Giáo sư Ngải có một mối quan hệ tốt, và cả hai vẫn bảo trì liên lạc.
Khoa 4 của Văn phòng Đối ngoại Thượng Hải phụ trách xử lý các vụ việc liên quan đến “tài sản của địch”. Trong số đó, có 62 đại án tài sản công lớn trong Ban Giám đốc Khu Tô giới Pháp, do Cao Văn Bân phụ trách. Ông không hiểu lắm về khu Tô giới Pháp, vì vậy ông thường tìm hỏi Giáo sư Ngải về tình huống liên quan.
Năm 1952, ĐCSTQ phát động vận động “Tam phản” và “Ngũ phản”, và giáo sư Ngải Quốc Phiên bị chụp mũ là “gián điệp của Quốc dân đảng ẩn nấp ở Thượng Hải”, và bị bắt. Có người tung tin rằng Cao Văn Bân đã phục vụ cho Ngải Quốc Phiên, buộc ông tội danh là “đánh cắp thông tin mật từ Bộ Ngoại giao cho các điệp viên Quốc Dân đảng”, và bắt giữ ông.
Cao Văn Bân cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tuần san Tân Dân vào năm 2007 rằng ông bị coi là một “con hổ lớn”, bị vu khống nhận tiền của Giáo sư Ngải. Thật ra ông không hề lấy một xu, nhưng vì tương đối rụt rè, nhưng vì sợ bị tra đi khảo lại, nên ông nay thừa nhận là nhận 20 vạn, mai lại nói 30 vạn.
Các điều tra viên đã thẩm tra đi thẩm tra lại, nhưng không tìm thấy chứng cứ. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại nói ông “không trung thực” và “không những có quan hệ kinh tế, mà còn có quan hệ chính trị”. Cuối cùng, Cao Văn Bân bị kết án 10 năm tù và Ngải Quốc Phiên bị kết án 7 năm tù. Ngải Quốc Phiên là một học giả của Trung Hoa Dân Quốc, ông tin vào luật pháp và không hiểu các thủ đoạn chỉnh nhân của Trung Cộng, cho rằng tòa án của nó chắc phải có nơi công bằng. Vì vậy ông đã kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn. Cao Văn Bân nói: “Làm sao tôi có thể kháng cáo vào thời điểm đó?” Kết quả là Ngải Quốc Phiên bị đổi thành án chung thân, sau đó chết trong tù ngục.
Không được phóng thích sau khi mãn án
Cao Văn Bân bị giam ở Thượng Hải hơn một năm, trong Trại giam số 3, Trại giam số 1, và Nhà tù Đề Lam Kiều. Năm 1953, ông bị áp giải đến một nông trường ở phía bắc Giang Tô để cải tạo lao động, sau đó bị chuyển đến nông trường Châu Hồ ở phía bắc Giang Tây, và cuối cùng đến nông trường Vĩnh Kiều ở trung tâm Giang Tây.
Ở các nông trường cải tạo lao động, Cao Văn Bân đã phải chịu đựng quá nhiều khổ ải. Ông kể lại, vào tối đêm giao thừa một năm, khi nhiệt độ từ -2 đến -3 độ, ông được yêu cầu cuốc đất với thân trên không mặc áo, ướt đẫm mồ hôi, miếng đệm vai ôm sát da thịt, quần ngắn và để chân trần. Nông trường Châu Hồ không có rào chắn, gió bắc thốc trực tiếp vào người.
Cấp trên quy định phải thu hoạch hết 10.000 mẫu đất trước mùa lũ tháng 4, vì vậy, với bao tải nặng từ 80 đến 100 cân, ông phải gánh hàng chục, thậm chí hàng trăm bao tải mỗi ngày. Xung quanh ông, người thì bị thương, người thì bị đứt gánh, và một số người bị bệnh phổi phát tác.
Theo thời hạn bản án, lẽ ra ông phải được phóng thích vào năm 1962, nhưng sau khi mãn hạn tù, ĐCSTQ đã không thả ông đi, mà thay đổi thời hạn thành “ở lại làm việc ở đây”. Ông bị “lưu lại” nông trường Vĩnh Kiều và trở thành giáo viên dạy tiếng Anh cho trường trung học cơ sở.
Sau nhiều lần kiến nghị, cuối cùng mới được trở về Thượng Hải
Vào ngày 6 tháng 10 năm 1976, người kế vị được chỉ định của Mao Trạch Đông là Hoa Quốc Phong, đã bắt giữ Giang Thanh, vợ của Mao và những người khác. Những người từng bị bức hại trong các cuộc vận động chính trị trước đây đều đã tìm mọi cách và mọi cửa để giải quyết vấn đề của chính họ. Cao Văn Bân liên tục viết đơn khiếu nại lên Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, Bộ Ngoại giao và Đặng Tiểu Bình, nhưng các lá thư đều được trả lại cho Văn phòng tái định cư của chính quyền Thượng Hải. Ông lại tìm đến văn phòng tái định cư.
Ông nói, bản thân ông không làm gì xấu cả, và từng là một cán bộ của bộ phận đối ngoại của ĐCSTQ, vì vậy việc không thể quay trở lại Thượng Hải là bất hợp lý. Sau nhiều lần khiếu nại, cuối cùng, vào năm 1979, Cao Văn Bân đã trở về Thượng Hải, nơi ông đã ly biệt hàng chục năm; vào đầu những năm 1980, vụ án oan của ông đã được bình phản.
Tại sao ĐCSTQ phải tạo ra án oan cho Cao Văn Bân?
Sau khi nắm chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã áp dụng chính sách “nghiêng một bên” với Liên Xô trong ngoại giao, Liên Xô trở thành “lão đại ca”, trong khi phe phương Tây do Mỹ lãnh đạo đều trở thành “kẻ thù”.
Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, hầu như tất cả giáo viên và sinh viên của Trường Luật Đại học Đông Ngô, nơi chủ yếu dạy luật Anh-Mỹ, đều bị bức hại. Thịnh Chấn Vi, hiệu trưởng trường luật, bị kết án mười năm tù, và Dương Triệu Long, người kế nhiệm hiệu trưởng, bị kết án tù chung thân. Cao Văn Bân cũng trở thành một trong những nỗi bất hạnh của nhiều sinh viên trường luật này.
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch