Cuốn kỳ thư “Thôi Bối Đồ” do Lý Thuần Phong của nhà Đường trước tác theo mệnh lệnh của Đường Thái Tông, dự đoán vận mệnh hưng suy của thiên hạ. Từ xưa đến nay, trên thế giới đưa ra rất nhiều phân tích và đánh giá về Thôi Bối Đồ, đều vô cùng kinh ngạc và không ngớt lời tán thán.

Cũng có người nói rằng “Thôi Bối Đồ” là do Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương cùng hợp sức viết ra. Có rất nhiều phiên bản được lưu truyền đến ngày nay, thật giả lẫn lộn khó phân biệt.

Trong đó, phiên bản “Thôi Bối Đồ” do Kim Thánh Thán đánh giá và ghi chú, dùng chữ huyền bí, mà lại thiết lập câu đố một cách khéo léo, từ ngữ tinh tế tuyệt diệu, hình ảnh đơn giản thoát tục, ý cảnh sâu xa. Trải qua lịch sử nghiệm chứng từ nhà Đường, nhà Tống đến thời kỳ Dân Quốc, chứng thực phiên bản này là thật không phải giả, hiện tượng nào cũng ứng nghiệm một cách thần kỳ, là hàng thật được công nhận. Trong đó vẫn chứa đựng sự thâm thúy tinh tế của văn hóa truyền thống, huyền diệu khó đoán.

Còn những phiên bản “Thôi Bối Đồ” khác, đồ họa thô tục rườm rà, từ ngữ nghèo nàn, thứ tự lộn xộn, dự ngôn cũng không ứng nghiệm hoàn toàn. Rõ ràng đều là những phiên bản giả được sửa đổi, cố tình dùng để tạo sự nhầm lẫn.

“Thôi Bối Đồ” do Kim Thánh Thán đánh giá chú thích được người sưu tầm bí ẩn đưa vào trong cuốn sách “Bảy dự ngôn của Trung Quốc” vào năm Dân Quốc thứ 4 (năm 1915), xuất bản in ấn, truyền bá rộng rãi trên thế giới. Hơn 100 năm qua, có rất nhiều người nghiên cứu “Thôi Bối Đồ”, cũng phá giải được vài tượng của thời cận đại, như Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Nhật Bản xâm chiếm Trung Hoa v.v. Đặc biệt trong vài năm gần đây, một số thành phần trí thức tiến hành phân tích hai mươi mấy tượng sau thời kỳ Dân Quốc, trong đó có vài tượng cũng có nhận định khá sâu sắc và ứng nghiệm.

Nghiên cứu từng chút một, cũng khá ấn tượng, nhưng vẫn không thể thực sự phá giải được dự ngôn của Lý Thuần Phong một cách có hệ thống hoàn chỉnh, ý nghĩa ẩn giấu trong hình ảnh vẫn chưa được thể hiện rõ ràng. Và có một số chỉ nhìn vào từ ngữ để suy luận ý nghĩa, không biết đến sự biến đổi tổng thể của vận mệnh quốc gia, chỉ đưa ra suy đoán bừa.

“Thôi Bối Đồ” tượng thứ 46 (ảnh: Phạm vi công cộng).

Bởi vì sự thay đổi của thời đại, độ thần kỳ của ý cảnh ngôn ngữ cổ điển đã bị bóp méo và suy giảm, dùng những ngôn từ và ý nghĩa nông cạn hời hợt của thời hiện đại rất khó để lý giải được sự huyền bí của kinh điển. Hơn nữa dự ngôn “Thôi Bối Đồ” thâm sâu và huyền bí như vậy, độ tinh tế sâu sắc của nó có chút hoang đường, khiến người ta có một cảm giác vô cùng khó hiểu khi đối mặt với thiên thư không chữ này. Trên thực tế, “Thôi Bối Đồ” thực sự cũng là thiên thư, những gì được miêu tả trong hình ảnh là vận mệnh được định sẵn.

Dự ngôn là một loại miêu tả của cơ chế Thiên Đạo, là hiện thân của sự sắp xếp và truyền đạt thông tin của ý Trời. Phải nói là, dự ngôn thực sự của Thánh hiền cũng là một loại, một phần của kinh điển Đại Đạo. “Biệt Kinh” trong “Chu Dịch” là hệ thống các quẻ bói toán sau khi chuyện đã xảy ra thành một cuốn kinh. Còn dự ngôn của Thánh hiền thì là chỉ dẫn ý Trời trước khi sự việc xảy ra; đặc biệt là “Thôi Bối Đồ”, cũng có thể nói cuốn sách này là một bộ “Dịch Kinh” có đầy đủ hình ảnh và ngôn từ.

“Thiên nhân hợp nhất” (Trời và người hợp nhất) không phải là một câu nói suông, mà nó vô cùng thực tế. Chân lý của sinh mệnh và cuộc sống luôn nằm ở chỗ biết ý Trời mà làm theo, đây chính là tinh túy thực sự trong nền văn minh Thần truyền của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trời có Pháp, đất có Đạo, thông qua dự ngôn không chỉ có thể ngộ ra ý Trời mà còn có thể kiến giải Thiên Đạo, chứng thực được chân lý trong Đại Đạo của kinh điển. Tu thân trị thế đều nằm hết ở trong này.

Tuy nhiên “Thôi Bối Đồ” Kim bản, tức là “Thôi Bối Đồ” do Kim Thánh Thán đánh giá và chú thích cũng là phiên bản bị đảo lộn thứ tự, đặc biệt là hai mươi mấy tượng cuối hỗn loạn không đầu không đuôi, khiến người ta không nắm rõ được thứ tự trước sau, không biết nó muốn nói lên điều gì, chỉ có thể nhìn hình ảnh mà thở dài. Muốn phá giải “Thôi Bối Đồ”, đầu tiên cần phải sắp xếp lại thứ tự, khôi phục lại thứ tự rồi mới phá giải một cách tường tận.

Dân gian truyền rằng, từ thời Ngũ Đại cuối nhà Đường đến đầu thời kỳ nhà Tống, Thôi Bối Đồ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, mọi người tranh nhau đọc. Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (có người nói là Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa) để ngăn chặn sự tranh chấp nổi lên khắp nơi vì “Thôi Bối Đồ”, Tống triều không yên, thiên hạ đại loạn, nên đã ra lệnh đảo lộn thứ tự của “Thôi Bối Đồ”, sau đó cho vào trong dân gian để lưu truyền, khiến mọi người không phân biệt được thật giả, đây là cách thực thi không cấm mà thành cấm.

Chân dung Thái tổ Hoàng đế Triệu Khuông Dận của nhà Tống được lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung Quốc gia (ảnh: Wikipedia).

Đây chỉ là tin đồn được truyền tai nhau trong dân gian, hay thực sự có chuyện này?

Nhạc Kha, cháu của Nhạc Phi, con trai của Nhạc Lâm, trong “Trình Sử” quyển 1 của Nhạc Kha có ghi chép như thế này: Lý Thuần Phong của nhà Đường sáng tác “Thôi Bối Đồ”. Ngũ Quý chi loạn, vương hầu trỗi dậy, lòng người hoang mang, môn học này thịnh hành. Câu sám khai khẩu trương cung (tức chữ Hoằng), Ngô Việt Vương lấy đặt tên cho những người con trai của mình, mà không biết là dự báo thiên mệnh của Chiêu Vũ (Chiêu Vũ ở đây là thụy hiệu của Triệu Hoằng Ân, cha của Tống Thái Tổ). Đến thời nhà Tống nắm quyền, đặc biệt rõ ràng.

Nghệ Tổ lên ngôi (Nghệ Tổ tức Tống Thái Tổ), bắt đầu ra chiếu chỉ nghiêm cấm sám thư này, lo sợ sám thư này mê hoặc dân trí nên nghiêm cấm. Tuy nhiên sách này đã được lưu truyền mấy trăm năm, trong dân gian có rất nhiều người sưu tầm sách này, tạo thành một mối họa. Một hôm, Triệu Hàn Vương tâu vua để giải vây, vì vậy nói: “Kẻ sai phạm quá nhiều, không thể đếm hết’. Trên viết: “Không cần nghiêm cấm nhiều, đảo lộn một cách chính đáng là được”, vẫn ra lệnh thu hồi bản cũ, ngoài việc tự kiểm tra ra, toàn bộ đều thành thứ tự lộn xộn, làm ra một trăm bản, song hành cùng người sưu tầm. Thế là người lưu truyền không rõ về thứ tự trước sau, không biết cái nào đúng cái nào sai, trong đó có một số người sưu tầm không thể kiểm chứng, cũng đành từ bỏ việc sưu tầm sách.

Từ đó có thể xác nhận, “Thôi Bối Đồ” từ đầu thời kỳ nhà Tống đã bị đảo lộn thứ tự rồi. Vậy thì làm thế nào mới có thể khôi phục lại thứ tự ban đầu?

Phương pháp thường dùng nhất của một số người chính là sử dụng bát quái trong Dịch Kinh, kết hợp với những sự kiện đã xảy ra để đối chiếu phá giải. Vì vậy “Thôi bối Đồ” có quẻ tượng. Học vấn về bát quái thì mênh mông và uyên thâm, vô cùng huyền diệu, theo lý mà nói có thể phá giải được, nhưng trải qua rất nhiều nỗ lực, con người cũng không thể thực sự phá giải và khôi phục được thứ tự của “Thôi Bối Đồ”.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì bát quái Dịch Kinh tuy rằng vô cùng huyền diệu, uyên thâm sâu xa, nhưng không phải người nào nghiên cứu cũng có thể hoàn toàn hiểu được tất cả. Đặc biệt là đến thời đại ngày nay, tinh túy của văn hóa truyền thống đã bị phá hoại không còn giữ được nét đẹp vốn có, đã bị suy giảm đi rất nhiều, cái mà chúng ta biết được hiện nay chỉ là một số đại diện văn hóa vụn vặt và chưa hoàn thiện. Bát quái không phải chỉ là thứ tự trên mặt phẳng của tám quẻ tượng nhìn ở vẻ bề ngoài, được suy diễn theo thứ tự sắp xếp qua lại, mà là “thứ tự thần bí” huyền diệu hơn nhiều được ẩn giấu bên trong.

Sự biến hóa của bát quái là ba chiều, giống như chúng ta ngẩng đầu lên nhìn bầu trời sao, những gì chúng ta nhìn thấy là trạng thái hình chiếu của các ngôi sao trên một mặt phẳng hình vòng cung, hỗn loạn không đồng đều, nhưng thực tế, các ngôi sao trên bầu trời có lớn có nhỏ, có xa có gần, chúng được sắp xếp theo trật tự bí ẩn ba chiều, không ở trên cùng một mặt phẳng. Và không phải là hình ba chiều của một không gian, liên quan đến sự biến hóa của rất nhiều không gian, dùng ngôn ngữ cổ xưa để nói thì chính là liên quan đến rất nhiều biến hóa qua lại của các tầng trời.

Muốn hoàn toàn hiểu rõ được bát quái Dịch Kinh, chúng ta cần phải học về “những thứ tự thần bí” đó, sự “xuyên việt” qua lại, bát quái ba chiều. Nhưng đáng tiếc là ngày nay, chúng ta rất khó để học được môn tuyệt học này.

Theo Vision Times
Châu Yến biên dịch

Có thể bạn quan tâm:

videoinfo__video3.dkn.tv||4c3dfba1b__

Ad will display in 09 seconds