Trên thế gian có lý tương sinh tương khắc, có thiện thì cũng có ác, có tốt thì cũng có xấu, có Phật thì cũng có ma… 

Văn hoá do Thần truyền cấp là văn hoá Thần truyền, cũng gọi văn hoá truyền thống, tức truyền thừa những điều chính thống. Nhưng những quốc gia cực quyền giống ĐCSTQ cũng có bộ ‘văn hoá’ riêng, vậy thì rốt cuộc bộ văn hoá đó là do ai cấp? 

Ở phần trước, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã so sánh 3 điểm khác nhau giữa ĐCSTQ và Pháp gia. Thứ nhất là thái độ khác nhau đối với pháp luật, thứ hai là thái độ khác nhau đối với người nắm quyền lực tối cao, thứ ba là Pháp gia không có hệ thống tuyên truyền còn ĐCSTQ thì có. 

Trong phần này và phần tiếp theo, Giáo sư Chương so sánh về phương diện hệ thống văn hoá, hệ thống giáo dục và đoàn thể nguỵ tôn giáo. Nhưng trước khi đi vào những vấn đề cụ thể trên, Giáo sư Chương chia sẻ ‘thế nào là văn hoá’ mang nhiều tính gợi ý như sau.

Đứng bên ngoài văn hoá mới liễu giải được văn hoá

Nói về văn hoá, nhiều người cảm thấy là một khái niệm ‘trống rỗng’. Nếu tra từ điển, chúng ta rất khó tìm thấy một định nghĩa có tính ‘quyền uy’ (vững chắc) liên quan đến văn hoá. Vì sao? 

Giáo sư Chương giải thích, bởi vì ‘ăn ở đi lại’ trong cuộc sống thường ngày như: chúng ta thích ăn bánh bao, thích ăn món ăn Tứ Xuyên, đây được tính là một loại văn hoá ẩm thực; chúng ta đánh cờ, làm thơ viết chữ, sáng tác văn học đều thuộc về văn hoá; hý kịch, điện ảnh v.v. cũng thuộc về văn hoá. Vậy thì rốt cuộc văn hoá là gì?

Giáo sư Chương nhìn nhận, vấn đề này nếu đứng trong tầng diện văn hoá mà đàm luận thì không rõ ràng, bởi vì từ vựng bạn dùng bản thân nó đều thuộc về một bộ phận của văn hoá, đương nhiên dùng một bộ phận ngôn ngữ của văn hoá thì không có cách nào miêu tả toàn bộ văn hoá.

Vậy văn hoá là gì? Giáo sư Chương đề xuất một định nghĩa, đây là điều mà bản thân Giáo sư Chương lĩnh ngộ trong khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đó là: muốn nói rõ văn hoá là gì, bạn phải đứng bên ngoài văn hoá mà nhìn. 

Cái gì gọi là ‘đứng bên ngoài văn hoá’? Trong mấy bài đầu của cuốn ‘Trung Hoa văn minh sử’, chúng ta đã từng đề xuất một quan điểm, chính là thời đại mà chúng ta đang sống hiện nay là một thời đại vô cùng đặc thù, ví như trong Kinh Phật dự ngôn rằng: Khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở là lúc Chuyển Luân Thánh Vương đến, mà hoa Ưu Đàm Bà La đã khai nở rất nhiều địa phương trên thế giới.

Hoa Ưu Đàm Bà La mọc trên một nhánh cây khô. Ảnh chụp từ một video quay ngày 27/11/2020 ở toà nhà Bali 1, khu đô thị New City, quận 2, Sài Gòn do người viết cung cấp.

Sau đó Giáo sư Chương đã đề cập đến vấn đề: văn minh Trung Hoa sở dĩ có thể kéo dài 5000 năm không gián đoạn, là vì toàn bộ văn minh Trung Hoa là một quá trình chuẩn bị. Chuẩn bị điều gì? Chính là làm chuẩn bị cho một sự kiện ‘kinh thiên động địa’ sẽ phát sinh vào thời khắc cuối cùng của lịch sử. Sự kiện này trong Thánh Kinh dự ngôn là ‘Mạt nhật thẩm phán’ (末日審判: thẩm phán cuối cùng), hoặc trong Phật Kinh dự ngôn là ‘Chuyển Luân Thánh Vương quay lại’. 

Khi Thần quay lại, người có thể nhận thức được Thần mới được cứu rỗi. Con người làm thế nào nhận thức Thần, nên đối đãi như thế nào với Thần, lời dạy của Thần, dưới sự chỉ dẫn của Thần mà đi trên con đường lên Thiên quốc? Điều này liên quan đến rất nhiều vấn đề phức tạp. Mà việc Thần dạy bảo con người để con người kiến lập ý thức như thế, thì quá trình này thông qua văn hoá để hoàn thành. Do đó ‘văn hoá’ kỳ thực là một quá trình đặt định. 

Chúng ta không đứng tại góc độ con người, từ những hiện tượng văn hoá cụ thể như ‘cầm kỳ thư hoạ’ để nói về văn hoá; mà phải đứng bên ngoài văn hoá, đứng tại góc độ ‘Thần vì sao sáng tạo và an bài văn hoá như vậy’ để nhận thức văn hoá.

Văn hoá diễn dịch những giá trị đạo đức và khái niệm trừu tượng

Đến đây gặp một vấn đề: văn hoá truyền thống là gì? Giáo sư Chương chia sẻ, nếu nói chúng ta tin rằng ‘người do Thần tạo’; thế thì sau khi tạo ra con người, Thần phải quy định thị phi thiện ác, cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì có thể làm, cái gì không thể làm v.v. Thượng Đế khẩu truyền ‘Mười điều răn của Chúa’ cho Moses ở trên núi Sinai, bảo cho người Do Thái có thể làm và không thể làm điều gì, đây là tiêu chuẩn ‘thị phi thiện ác’.

Ngoài thị phi thiện ác, Thần còn dạy con người làm thế nào kính Thần, làm thế nào sinh sống, ví như: kết lưới đánh cá, làm thế nào tạo thuyền v.v. cấp cho con người kỹ năng sinh sống, đồng thời còn bảo con người phải tuân thủ đạo đức.

Chúng ta biết rằng, giá trị đạo đức nghe vô cùng trừu tượng, ví như: cái gì gọi là ‘Nhân’ (仁)? Cái gì gọi là ‘Trung trinh’ (忠貞: tiết hạnh trung thành)? Cái gì gọi là Hiếu? Chúng ta có thể tưởng tượng, một đứa trẻ khi mới sinh, cái gì cũng không hiểu, bạn giảng cho bé Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… nó sẽ không minh bạch. Bạn giảng thế nào nó vẫn không minh bạch. 

Làm thế nào đây? Mọi người cùng hồi tưởng lại một chút rằng: chúng ta học thị phi thiện ác như thế nào? Kỳ thực rất đơn giản, chính là phụ huynh kể câu chuyện cho chúng ta, từ nhỏ nghe truyện trẻ em hoặc xem đồng thoại như: nàng tiên cá, công chúa Bạch Tuyết, Pinocchio (cậu bé nếu nói dối thì mũi sẽ dài) v.v. Khi chúng ta nghe những câu chuyện này, chúng ta sẽ tự nhiên liễu giải được cái gì gọi là thị phi thiện ác, dũng cảm, thông cảm v.v. Ở nước Mỹ gọi đây là bedtime story, chính là trước khi đi ngủ, phụ huynh đọc cho các em một vài câu chuyện, các em sẽ liễu giải được thiện ác (một cách không biết không cảm thấy). 

Là người có tín ngưỡng chân chính, Giáo sư Chương cho rằng, khi Thần khai sáng văn hoá này cho người Trung Quốc, kỳ thực Thần luôn kể câu chuyện cho chúng ta. 

Trong lịch sử 5000 năm, Thần đã an bài rất nhiều sự kiện, có cái rộng lớn mạnh mẽ, xúc động lòng người; có cái hàm súc uyển chuyển, có cái đau xót bi thương v.v. Những điều này đều đã diễn dịch trong lịch sử. Cũng chính là nói, trong quá trình Thần an bài lịch sử, thông qua văn hoá để cụ thể hoá những giá trị đạo đức trừu tượng.

Lấy ví dụ thế nào là Trung (忠)? Khi chúng ta đề cập đến khái niệm Trung này, điều chúng ta tìm tới không phải là một giải thích từ vựng, mà là nghĩ đến nhân vật Nhạc Phi ‘tinh trung báo quốc’, đây là thể hiện của Trung. Đương nhiên ‘tinh trung báo quốc’ của Nhạc Phi là một loại Trung của võ tướng. Văn Thiên Tường với ‘Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử / Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh’ (Nhân sinh tự cổ ai không chết / Lưu lại lòng son chiếu sử xanh), đây là một loại Trung của văn thần (quan văn), không giống với cái Trung của võ tướng như Nhạc Phi. 

Còn như Chuyên Chư, Dự Nhượng là một loại trung thành của thích khách đối với chủ nhân. Như cái Trung của Hầu Anh, Chu Hợi v.v. đối với Tín Lăng Quân là một loại Trung của hiệp khách. 

Cùng một khái niệm về Trung, nhưng thông qua những câu chuyện lịch sử về Nhạc Phi, Văn Thiên Tường, Chuyên Chư, Dự Nhượng, Hầu Anh, Chu Hợi v.v. thì khi chúng ta nghĩ đến từ Trung (忠), sẽ có rất nhiều rất nhiều câu chuyện liên quan hợp lại với nhau, hình thành một khái niệm trong tâm. 

Nói cách khác, Thần thông qua từng màn từng màn câu chuyện như thế để dạy những khái niệm cho con người, giống như cha mẹ kể cho chúng ta bedtime story vậy. Không chỉ là Trung, những gì gọi là Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín v.v. đều trong quá trình diễn tiến của lịch sử mà đặt định cho con người.

Không chỉ là những giá trị quan mà Giáo sư Chương vừa đề cập đến, lịch sử còn lưu lại rất nhiều câu chuyện Thần Tiên, ví như: nào là bạch nhật phi thăng, trường sinh bất lão, cải tử hoàn sinh, thanh tĩnh vô vi của Đạo gia, trí huệ viên diệu thanh tĩnh của Phật gia, Nho sinh của Nho gia trông như thế nào, khí chất của võ tướng ra làm sao v.v. 

Có khi diễn dịch của lịch sử không đủ, thì thông qua văn học để phóng đại những giá trị quan ấy. Ví như Nghĩa (義), nếu biểu hiện Nghĩa của Quan Vũ trong ‘Tam quốc chí’ (của Trần Thọ) còn chưa đủ nổi bật, thì thông qua tiểu thuyết ‘Tam quốc diễn nghĩa’ (của La Quán Trung) mà đem Nghĩa phóng đại, thổi phồng, để người ta biết thế nào là Nghĩa.

Do đó văn hoá khởi tác dụng như vậy, đem những giá trị trừu tượng mà cụ thể hoá bằng những diễn dịch vô cùng sinh động, để người ta có thể liễu giải rốt cuộc những khái niệm trên có ý nghĩa gì.

Văn hoá truyền thống chính là văn hoá Thần truyền

Chúng ta cũng thường nói văn hoá Trung Quốc là văn hoá Thần truyền, đã là văn hoá Thần truyền chính là Thần cấp cho con người, nhưng chúng ta cũng nên biết rằng trong vũ trụ, ngoài Thần còn có tồn tại ma; giống như trong Thánh Kinh giảng: có Thượng Đế còn có cả Satan; trong Phật giáo giảng có Pháp vương là Thích Ca Mâu Ni, còn có ma vương Ba Tuần v.v. Bởi vì thế gian con người là thiện ác đồng tồn, có lý tương sinh tương khắc, cho nên Thần truyền cấp cho con người một bộ văn hoá, thế thì ma cũng thêm một số thứ trong văn hoá. 

Nếu ai hỏi Giáo sư Chương văn hoá truyền thống là gì, Giáo sư Chương sẽ không xem nó lưu truyền lâu bao nhiêu. Trong văn hoá cũng có những thứ bất hảo, những thứ bất hảo thì không phải do Thần truyền, chính là những thứ do Satan hoặc ma truyền. Giáo sư Chương không coi đó là bộ phận của văn hoá truyền thống. 

Do đó theo cá nhân Giáo sư Chương định nghĩa, văn hoá truyền thống là văn hoá mà ‘Thần vì để con người có thể lý giải sự kiện tối hậu – Thần sẽ quay lại, mà đặt định văn hoá cho con người’. Văn hoá này mới là văn hoá truyền thống.

Là người có tín ngưỡng chân chính, Giáo sư Chương chia sẻ rằng, những tư tưởng này đến từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Giáo sư Chương nói lý giải của mình còn khá nông cạn, mọi người nếu có hứng thú thì hãy xem những tác phẩm liên quan của Pháp Luân Đại Pháp.

Sau khi chia sẻ góc nhìn về văn hoá truyền thống, Giáo sư Chương lại tiếp tục so sánh sự khác nhau giữa Pháp gia và chủ nghĩa cực quyền giống như ĐCSTQ.

Bộ văn hoá của chủ nghĩa cực quyền là do ai truyền?

Giáo sư Chương đánh giá, theo Pháp gia mà giảng, họ không có bộ văn hoá cho riêng mình, họ cũng không chủ trương truyền thừa văn hoá; cho nên Pháp gia giảng: ‘Quốc gia của minh chủ, không lấy văn trong sách tre (sách xưa làm bằng thẻ tre), mà lấy pháp luật để dạy; không lấy lời của tiên vương, mà lấy quan lại làm thầy’, cho nên Pháp gia cắt đứt hết thảy liên hệ với văn hoá trong quá khứ. 

Nhưng những quốc gia theo chủ nghĩa cực quyền như ĐCSTQ có một bộ văn hoá, sản xuất ra những sản phẩm văn hoá, và thông qua sản phẩm văn hoá để khống chế xã hội. Loại sản phẩm văn hoá này có rất nhiều như: ca khúc, hý kịch, điện ảnh, cho đến các hình thức văn hoá khác. Mà sức mạnh tẩy não của những loại hình này vô cùng lớn. 

Giáo sư Chương kể một câu chuyện vừa bi vừa hài. Chuyện là Giáo sư Chương có một người bạn trước đây làm nhân viên cho Đài Á Châu Tự Do – RFA. Trong Đài Á Châu Tự Do này có một Bộ Tây Tạng (Ban Tây Tạng), chính là do người Tây Tạng dùng tiếng Tây Tạng để truyền phát tin tức. Người đồng nghiệp nói tiếng Tây Tạng (tức bạn Giáo sư Chương) vô cùng thống hận chính sách diệt tuyệt tôn giáo mà ĐCSTQ thi hành ở Tây Tạng, hơn nữa ĐCSTQ ở Tây Tạng đã giết rất nhiều người. Anh bạn người Tây Tạng này cũng rất căm ghét ĐCSTQ. 

Nhưng đến một ngày, anh bạn người Tây Tạng này sau khi ăn trưa rồi quay về, trên đường anh vừa đi vừa hát: “Trên núi Kim Sơn Bắc Kinh, ánh sáng chiếu tứ phương; Mao chủ tịch chính là mặt trời sắc vàng đó”. Bởi vì anh ta từ nhỏ đến lớn đều nghe ca khúc như thế, cho nên tuy rằng anh ta thống hận ĐCSTQ, nhưng hễ mở miệng hát lại là ca khúc ca tụng ĐCSTQ. Do đó chúng ta thấy rằng, văn hoá có sức mạnh tẩy não cực lớn.

Giáo sư Chương giảng ở trên là các quốc gia theo chủ nghĩa cực quyền như ĐCSTQ, Bắc Hàn; kỳ thực ở xã hội tự do, thì văn hoá cũng là lực lượng quan trọng để cải biến xã hội, là công cụ trọng yếu để dẫn xã hội sang Chủ nghĩa Mác cực quyền, đây còn gọi là Chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’.

Là một người nghiên cứu rất kỹ về lịch sử văn hoá và chủ nghĩa cực quyền, Giáo sư Chương nhìn nhận, Chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’ có vài nhánh quan trọng gồm: Hội Fabian ở Anh, Học phái Frankfurt ở Đức, những thứ này đều thuộc về cơ cấu của Chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’, còn có khái niệm ‘cuộc trường chinh trong thể chế’ là do Gramsci người Ý đề xuất.

Là người có tín ngưỡng chân chính, Giáo sư Chương phát hiện ra một điều đặc biệt về Tuyên ngôn ĐCS mà Mác viết năm 1848. Làm thế nào ông viết ra được tuyên ngôn đó, sau này còn có ‘tư bản luận’ (học thuyết chủ nghĩa tư bản) v.v. Kỳ thực không phải ông ấy viết. 

Trong sách Thánh Kinh nhiều người thắc mắc làm sao viết ra được Phúc Âm? Chính là do ‘Thánh linh’ cảm chiêu, tức là được những ‘Thánh linh’ (tinh thần của Thánh) cảm hoá mà viết ra. Còn thứ mà Mác viết là do ai cảm hoá? Câu đầu tiên trong Tuyên ngôn ĐCS, Mác viết: “Một u linh cộng sản đang bao trùm khắp châu Âu”, Mác tôn kính ‘u linh’ chứ không phải ‘Thánh linh’ hay ‘Thần linh’, tức được ‘u linh’ cảm hoá, do đó bộ Chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’ có nguồn gốc rất tà.

Đương nhiên lúc Mác viết Tuyên ngôn ĐCS, ông ta không đưa ra con đường để thực hiện chủ nghĩa xã hội, ông chỉ dự ngôn rằng chủ nghĩa tư bản sẽ diệt vong, chủ nghĩa xã hội sẽ giành thắng lợi. 

Sau này Lênin nói: ‘Chúng ta không thể đợi đến khi chủ nghĩa tư bản diệt vong, chúng ta nên phát động giai cấp vô sản’. Ai có thể phát động giai cấp vô sản? Chính là cần một chính đảng (政黨: đảng chính trị), tự xưng là ‘đội quân tiên phong của giai cấp vô sản’, sau này lãnh đạo giai cấp vô sản lật đổ giai cấp tư sản, kiến lập một quốc gia chủ nghĩa xã hội. Đây là chủ trương của Lênin. Chủ trương của Chủ nghĩa Lênin nói một cách đơn giản chính là ‘bạo lực cách mạng’.

Còn có một phái không cùng con đường với Lênin. Họ chủ trương thông qua hình thức văn hoá để thực hiện chủ nghĩa xã hội hoặc là chủ nghĩa cộng sản. Trong đó có một đại biểu là Gramsci – Bí thư ĐCS Ý. 

Chiểu theo cách nói của Mác, khi xã hội phát sinh biến động to lớn, chính là thời cơ vô cùng tốt để kiến lập chủ nghĩa xã hội. Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất xảy ra, theo dự ngôn của Tuyên ngôn ĐCS: ‘nhân thời khắc đại loạn này, công nhân nên cầm súng tạo phản, lật đổ giai cấp tư sản để kiến lập quốc gia chủ nghĩa xã hội’. 

Kết quả, giai cấp công nhân xác thực là đã cầm súng, nhưng họ không lật đổ giai cấp tư sản, mà trái lại họ bảo vệ giai cấp tư sản. Sự kiện này đem đến suy nghĩ cho rất nhiều đảng viên, rốt cuộc tại sao giai cấp công nhân lại bảo vệ giai cấp tư sản?

Khi ấy là vào những năm 30, Gramsci đang ở trong tù. Sau một thời gian suy nghĩ, ông phát hiện giai cấp thực hiện cách mạng không phải là công nhân. Nếu chúng ta nhìn vào những loạn tượng ở nước Mỹ như Black Lives Matter – mạng người da đen trân quý, Antifa, hay phong trào nữ quyền v.v. chúng ta sẽ phát hiện  những ‘dự ngôn’ cách đây gần 100 năm của Gramsci đã ứng nghiệm! Rốt cuộc sự thể ra làm sao, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích: Link Trung Hoa văn minh sử tập 42.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của riêng tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của DKN TV.