Từ chỗ là “kinh đô thịt chó” của dân nhậu Hà thành, đến nay phố thịt chó Nhật Tân đã trở thành kỷ niệm. Hơn 50 hàng thịt chó đồng loạt biến mất một cách khó hiểu vì nguyên nhân gì?

Cách đây không lâu, cứ chiều chiều, “phố thịt chó” Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) lại chìm trong làn khói mờ ảo và mùi thơm nức mũi của những xiên chả nướng kích thích khướu giác, vị giác. Hình ảnh đó, giờ đây đã trở thành câu chuyện một thời ký ức.

Phố Nhật Tân vào thời hưng thịnh nhất (năm 1993 -2005) có tới trên dưới 50 hàng thịt chó hàng ngày thu hút khách trong ngoài nội thành. Có quán phải tiếp các thực khách tới tận đêm khuya. Ô tô, xe máy nườm nượp đến nỗi không kiểm soát xuể, còn bàn ghế phải xếp cả ra đường, tràn cả lên đê ven đường Nhật Tân.

Các chủ tiệm bán thịt chó cũng từ đó mà phất lên. Những thương hiệu như Trần Mục, Hồ Kiểm, A Trang, A Tú Xịn… cũng được dân sành ăn nhớ mặt, nhớ tên. Nhưng giờ đây “phố thịt chó” gần như chỉ còn lại một cái tên duy nhất mang tên Anh Tú Béo ở Âu Cơ.

20160105094414-pho-thit-cho1
Quán thịt chó Anh Tú Béo trên đường Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội.

Phát tài nhưng phải chịu báo ứng

Quán Trần Mục là một quán làm ăn khấm khá từ những ngày đầu mở nghề. Chỉ sau một thời gian ngắn kinh doanh phát đạt bỗng nhiên ông chồng đòi chuyển nghề, dừng bán thịt chó. Đang ăn nên làm ra, tất nhiên vợ ông không chịu. Thế rồi trong khi người vợ tiếp tục kinh doanh thu lãi hàng ngày, ông nhất tâm bỏ xới, về nhà vui vầy với con cháu.

Khi đồng tiền phủ kín trong tâm trí bà, dường như bà càng chạy theo lợi nhuận mà không tin vào chuyện nghiệp báo sát hại sinh linh. Nhưng bà cũng nhận ra một điều là nhiều gia đình trở nên lục đục, gánh kết cục không có hậu khi làm nghề này.

Khi công việc kinh doanh đang càng thuận lợi, quán thịt chó làm ăn rất “phát” thì bà càng mắc nhiều thứ bệnh. Người chủ quán nước gần quán kể rằng: “Thời điểm đó hầu như tháng nào bà ấy cũng phải đi viện”.

Có một sự trùng hợp kỳ lạ là bà đã gãy tay hai lần khi đang làm thịt chó. Cũng không ngẫu nhiên mà bà luôn gặp những cơn ác mộng ai oán. Nhân viên quán thịt chó của bà cũng vướng phải nhiều chuyện không hay trong cuộc sống.

Quấn thịt chó Trần Mục nổi tiếng một thời.
Quán thịt chó Trần Mục nổi tiếng một thời.

Nỗi sợ hãi về quả báo sát sinh đã bao trùm các gia đình kinh doanh thịt chó ở Nhật Tân nên hễ nhà nào làm ăn khá giả, có đủ vốn là họ đóng cửa quán, đi làm nghề khác. Cả nhà bà chủ quán Trần Mục cũng mau chóng chuyển sang nghề kinh doanh bất động sản, chấm dứt nghề kinh doanh thịt chó.

Bà đã từng giãi bày tâm sự: “Dù tôi nghỉ đã mấy năm nay nhưng vẫn thường xuyên nhận điện thoại đặt hàng của khách. Kinh doanh thịt chó rất có lãi, nên dù ít khách hơn xưa nhưng chắc chắn không lỗ được. Tuy nhiên, ai cũng sợ hãi nghiệp báo sát sinh nên không dám tiếp tục kinh doanh thịt chó nữa”.

Những câu chuyện tương tự không hề hiếm gặp. Ông L. là chủ một quán thịt chó nổi tiếng nhất nhì trong khu phố. Vốn người làng Trung Hòa, trước kia từng kinh doanh cá sông, gà đồi nhưng sau thấy mấy nhà hàng thịt chó ở Nhật Tân phục vụ khách không xuể, ông này đóng cửa nhà hàng ở Trung Hòa, thuê địa điểm rồi mở quán thịt chó ở Nhật Tân.

Do có kinh nghiệm chế biến thịt chó, địa điểm quán lại đẹp, nên quán của ông nhanh chóng thu hút thực khách, làm giàu nhanh chóng. Ông này thuê tiếp địa điểm và mở quán thứ hai cũng với thương hiệu đó. Tuy nhiên, đúng lúc công việc kinh doanh thịt chó phất lên thì vận rủi liên tiếp đổ xuống gia đình ông. Đầu tiên là chuyện xảy ra với người con trai lớn của ông. Là người ông hướng theo nghề, nối nghiệp cha quản lý, con trai ông không may bị chó cắn trong lúc làm thịt.

Chừng 1 tháng sau, anh này lên cơn, sùi bọt mép mới biết là bị chó dại cắn. Cuối cùng anh chết trong  một bệnh viện nổi tiếng ở Singapore dù ông L. đã đổ ra cả đống tiền để chạy vạy điều trị.

Người làm thịt chó luôn đứng trước nguy cơ bị chó dại cắn do không kiểm soát được nguồn gốc.
Người làm thịt chó luôn đứng trước nguy cơ bị chó dại cắn do không kiểm soát được nguồn gốc.

Vận hạn tiếp theo đổ lên gia đình ông là vợ bất ngờ bị tai biến, nằm liệt. Quá hoảng sợ, ông L đã đóng cửa vĩnh viễn cả 2 quán thịt chó ở Nhật Tân. Từ đó đến nay, thay vì giết chó, ông L. chú tâm đi chùa, cầu siêu, mong được giải nỗi oan nghiệp cho bản thân mình sau bao năm gắn bó với cái nghề sát sinh này.

Bà Minh, bán hàng nước trên đê Nhật Tân nói: “Trời ạ, làm cái nghề giết chóc ghê rợn ấy thì làm sao mà có hậu được? Mấy gia đình kinh doanh thịt chó không gặp chuyện nọ, thì cũng vướng chuyện kia. Dù họ có nhiều tiền như nước thì cuối cùng cũng hết sạch thôi. Của thiên trả địa mà. Cũng có nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng, nhưng lục đục lắm, vợ chồng đánh lộn, con cái hư hỏng cả”.

Rồi bà bấm đốt ngón tay từng gia đình kinh doanh thịt chó trong cái làng tiếng tăm một thời lẫy lừng ấy. Mỗi gia đình bà đều kể vanh vách từ khi mở quán, ăn nên làm ra hay phá sản, đóng cửa ra sao.

Bà kể rất nhiều gia đình kinh doanh thịt chó ở đây không có hậu. Phần lớn là phá sản, thất thoát tiền bạc. Có gia đình con cái dính vào lô đề, cá cược, cờ bạc, nghiện ngập, nên dù làm ra bạc tỉ cũng trắng tay. Thế nên nhiều gia đình bỏ xứ mà đi. Chỉ còn lại bà gắn bó với nghề bán nước nơi này, ngày ngày kể những câu chuyện ly kỳ, bi ai về “phố thịt chó”.

Quả báo nhãn tiền

Cách đây không lâu, ở Thanh Hóa, người ta truyền tai nhau câu chuyện về cậu bé có bộ mặt “trâu ngựa” vì đời trước làm đồ tể. Đó là một câu chuyện có thực, hiển hiện trước mắt về luân hồi, quả báo.

Khuôn mặt cậu bé với các đặc điểm đáng sợ là quả báo của nghiệp sát quá nặng cậu bé đã tích trong các đời trước…
Khuôn mặt cậu bé với các đặc điểm đáng sợ là quả báo của nghiệp sát quá nặng cậu bé đã tích trong các đời trước…

Câu chuyện của những người làm nghề giết chó cũng chẳng khác là bao. Nếu như chuyện của cậu bé “đầu trâu mặt ngựa” là nhân quả báo ứng có từ đời trước thì người giết thịt chó phải nhận quả báo ngay nhãn tiền.

Phật gia giảng “nghiệp lực luân báo”. Khi người ta xuống tay giết hại bao nhiêu con chó để thu lợi cũng chính là hại mạng bao nhiêu sinh linh. Chẳng phải con vật cũng giống con người, đều là sinh linh trong “lục đạo luân hồi” này là gì? Vậy thì giết chó cũng khác gì giết người, đã gây bao nghiệp lực cho bản thân để rồi tự chuốc lấy tai họa về mình và gia đình.

Bà chủ quán Trần Mục mơ thấy ác mộng, rồi đi cầu cúng siêu độ hết nơi này nơi khác, tổn tiền hao tài mà nghiệp bệnh cũng vẫn không xua tan. Rồi những trắc trở liên tiếp đến với gia đình ông L. cũng chẳng phải là điều ngẫu nhiên. Nỗi đau về mặt thể xác dù sao cũng không lớn bằng nỗi đau tinh thần. Nhưng đó đều là những nghiệp báo mà người giết thịt chó phải chịu nghiệp báo của mình, chẳng phải quá đúng hay sao?

Ở phương Tây, chó là thú cưng được nhiều người cưng chiều, thậm chí là bạn, là thành viên trong gia đình. Trong khi, người Việt lại lạm sát, giết hại chó một cách ngang nhiên, không thương tiếc. Người xưa nói: “Khuyển thủ dạ, kê tư thần”, nghĩa là con chó thức đêm, con gà gáy sáng báo thức thì người mới sớm khuya mới an giấc. Chó là loài thân thiết với con người là vậy, mà sát hại nó, ăn thịt nó thì quả thực quá tàn nhẫn vậy.

Theo thống kê, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 5 triệu con chó bị giết thịt để phục vụ quán ăn. Dù không có một bộ luật nào cấm cho nghề giết thịt chó ở Việt Nam nhưng việc sát sinh đó là tạo ra đầy ác nghiệp. Những quả báo nhãn tiền có lẽ vẫn chưa đủ cảnh báo người ta?