Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc China Daily, tàn tích của một nhà vệ sinh xả nước tồn tại từ 2.400 năm trước ở Trung Quốc mới đây đã được khai quật. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được những mảnh vỡ vào mùa hè năm ngoái từ khu khảo cổ Nhạc Dương ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Các nhà nghiên cứu đã mất nhiều tháng để lắp ráp lại các mảnh vỡ và chỉ đến ngày 22 tháng 2, họ mới công bố kết quả.
Nhà nghiên cứu Lưu Thụy từ Viện Khảo cổ học của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: “Đây là nhà vệ sinh xả nước đầu tiên và duy nhất từng được khai quật ở Trung Quốc. Mọi người tại hiện trường đều ngạc nhiên, và sau đó tất cả chúng tôi đều phá lên cười”.
Nhà vệ sinh như thế này được coi là một vật phẩm dành cho giới thượng lưu vào thời hoàng kim, mà ông Lưu cho biết chỉ dành cho những người có địa vị cao. Nhạc Dương, nơi phát hiện ra di tích khảo cổ, từng là thủ đô của triều đại nhà Tần vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.
Các chuyên gia cho rằng những người từng sử dụng nó có thể là hoàng đế Tần Hiếu Công (hay Tần Bình Vương), hoặc cha của ông là Tần Hiến Công (hay Tần Nguyên Vương) của vương triều nhà Tần trong Thời kỳ Chiến Quốc. Hoặc nó cũng từng được sử dụng bởi Lưu Bang, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hán.
Nhà vệ sinh có thể xả nước được xây dựng trong nhà, với một nhà vệ sinh và một đường ống đúc hẫng dẫn đến một cái hố. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lưu cho biết thiết bị vẫn cần một người phục vụ xử lý chất thải bằng nước.
Vì không thể tìm thấy nửa trên của bồn cầu, các chuyên gia chưa thể xác định xem nó được thiết kế để ngồi hay cúi người. Tuy nhiên, những bức chạm khắc trên đá từ thời Tây Hán đã gợi ý về việc cúi người khi sử dụng nhà vệ sinh.
Theo Nypost