Sau Chiến tranh Nha phiến, Trung Quốc đã ứng phó với phương tây bằng đợt Khí vật dẫn tiến (nhập khoa học kỹ thuật phương tây). Triều đình nhà Thanh khi đó cho rằng ‘chúng ta đã học đến trình độ này là đủ rồi, kỹ thuật của chúng ta đạt đến đó chẳng phải là được rồi sao’. 

Nhưng sau đó Triều đình Mãn Thanh lại nhận phải một gậy cảnh tỉnh. Rốt cuộc đây là sự việc gì?

Giáo sư Chương Thiên Lượng giảng, gậy cảnh tỉnh này là Chiến tranh Giáp Ngọ xảy ra vào năm 1894. Khi đó Triều đình nhà Thanh đã là hải quân lớn mạnh nhất thế giới, nhưng trong Chiến tranh Giáp Ngọ 1894, Trung Quốc đã thua Nhật Bản. 

Sự kiện Chiến tranh Giáp Ngọ 1894 trên bản đồ.

Việc Trung Quốc thua Âu – Mỹ, dường như là không đánh lại họ, nên sau khi thua cũng không có gì là ghê gớm, có thể an ủi bản thân. Nhưng thua Nhật Bản thật sự quá mất mặt, bởi vì Nhật Bản xưa nay tuy không phải là thuộc quốc của Trung Quốc, nhưng họ vẫn luôn học tập văn hoá Trung Quốc, giống như những ‘khiển Tuỳ sứ’ (遣隋使: sứ theo nhà Tuỳ) thời nhà Tuỳ và ‘khiển Đường sứ’ thời nhà Đường, bao nhiêu năm nay họ đều học Trung Quốc. Nhưng ngay cả Nhật Bản mà Trung Quốc cũng đánh không lại. 

Sau này đến năm 1895, Trung – Nhật ký Hiệp ước Mã Quan, cắt nhượng Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, sau đó bồi thường 200 triệu lạng bạc cho Nhật Bản. Như thế ngay lập tức đã khiến Nhật Bản đi trên con đường phát triển nhanh chóng. 

Lúc này Trung Quốc phản tư (suy nghĩ lại) rằng ‘Chúng ta từng có hải quân lớn mạnh như vậy, vì sao ngay cả Nhật Bản cũng đánh không nổi? Cho nên đây không phải là vấn đề kỹ thuật, mà là vấn đề chế độ’. Thế là Trung Quốc bắt đầu đợt hồi ứng (ứng phó) thứ hai là: Cải thiện chế độ (Chế độ cải lương – 制度改良). 

Cải thiện chế độ này kỳ thực sau Chiến tranh Giáp Ngọ, thì người Trung Quốc đã ý thức được vấn đề này. Cho nên vào năm 1895 đã phát sinh một sự kiện rất nổi tiếng đó là ‘Công xa thượng thư’ (公車上書).

‘Công xa thượng thư’ chính là các ‘cử tử’ (舉子: người hiền được tiến cử, phần tử tri thức) các tỉnh tập hợp ở Bắc Kinh để tham gia khảo sát khoa cử, sau khi nhận được nội dung cụ thể của Hiệp ước Mã Quan, họ lập tức phẫn nộ. Cho nên vào tháng 4/1895, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đã trình lên Hoàng đế ‘Vạn ngôn thư’ (萬言書: thư ngàn lời), đề xuất những chủ trương gồm:

  • Cự hoà, tức cự tuyệt cầu hoà.
  • Thiên đô, tức dời đô, không ở Bắc Kinh nữa.
  • Luyện binh.
  • Biến pháp. 
  • v.v. 

‘Công xa thượng thư’ tuy rằng không được quan chức chính thức khẳng định và hồi ứng, nhưng nó đã khai mở tiền lệ ‘văn nhân luận chính’ (văn nhân bàn luận chính trị). Hơn nữa thời đó có một số quan viên có quyền lực như Đế sư (thầy vua) là Ông Đồng Hoà (翁同龢), Tổng đô đốc vùng Hồ Quảng (Hồ Nam và Hồ Bắc) là Trương Chi Động cũng rất ủng hộ. Đây là cách nghĩ của phân tử trí thức.

Ảnh Ông Đồng Hoà và Trương Chi Động.

Sau này vào ngày 11/6/1898, tức ngày Ất Tỵ, tháng Tư năm Quang Tự thứ 24, Hoàng đế Quang Tự đã ban bố ‘Minh định quốc thị chiếu’ (明定國是詔), đánh dấu bắt đầu ‘biến pháp (cải cách) Mậu Tuất’. ‘Minh định quốc thị’ là: Minh xác chính sách, minh xác quốc sách. Trong chiếu thư yêu cầu phải kiến lập một số trường học mới.

Tranh vẽ Hoàng đế Quang Tự và ‘Minh định quốc thị chiếu’.

Biến pháp Mậu Tuất, chúng ta biết còn có một tên gọi nữa là ‘bách nhật duy tân’ (duy tân/đổi mới 100 ngày), trên thực tế là do thời gian rất ngắn. Bởi vì đến tháng 9/1898, do cải cách quá kịch liệt, thêm vào đó Hoàng đế Quang Tự có ý thông qua phái ‘duy tân’ để đoạt lại quyền, kết quả dẫn đến Từ Hy phẫn nộ. 

Sau này Từ Hy nghe một số tin đồn rằng, một số người muốn bắt bà. Kết quả Từ Hy đã phát động binh biến, lịch sử gọi binh biến này là ‘Mậu Tuất chính biến’. Chính biến này đã kết thúc ‘Biến pháp Mậu Tuất’ kéo dài 103 ngày, ‘Bách nhật duy tân’ đã kết thúc như thế.

Ảnh Từ Hy Thái Hậu. 

Giáo sư Chương nói ‘Biến pháp Mậu Tuất’ tuy rằng đã kết thúc, lúc này đã là năm 1898 rồi. Giáo sư Chương cho rằng, nếu chúng ta quay đầu nhìn lịch sử sẽ phát hiện rằng: Từ Hy Thái Hậu thời đó còn rất sáng suốt, bà đứng ở vị trí đó thật sự không dễ dàng. Từ năm 1860, khi Hoàng đế Hàm Phong bệnh mất không lâu, bà đã chủ trì phương diện chính trị của Trung Quốc thời đó, với các hội nghị trọng đại, bà đã cũng đưa ra những quyết sách trọng đại, gồm cả phương hướng của quốc gia.

Vào năm 1908, tức trước khi Từ Hy Thái Hậu qua đời, Triều đình Mãn Thanh quyết định lập hiến, đem đế chế (chế độ Hoàng đế) thay đổi thành chế độ Quân chủ lập hiến ở châu Âu, giống như Anh quốc. 

Thời đó việc lập hiến đã trải qua nhiều lần khảo sát, Triều đình nhà Thanh làm việc khá chắc chắn, họ không nóng đầu mà tự tiện làm. 

Sau khi liên quân 8 nước tiến vào Bắc Kinh, sau này còn có ‘Sự biến Canh Tý’. Sau ‘Sự biến Canh Tý’, triều Thanh phái đại thần đến Tây Dương (phương tây) để khảo sát nội dung Hiến chính (憲政: chính trị dân chủ) của họ. Sau đó vào năm 1906, Hoàng đế hạ chiếu bắt đầu chuẩn bị lập hiến, thành lập ‘Hiến chính biên sát quán’ do Khánh thân vương Dịch Khuông tấu lên, Từ Hy Thái Hậu đích thân quyết định.

Vào ngày 27/8/1908, đã ban bố ‘Khâm định Hiến pháp Đại cương’, chính thức chuyển Trung Quốc thành quốc gia Quân chủ lập hiến. Đương nhiên nội dung của lập hiến thì mọi người đều biết đó là: vẫn lấy duy hộ hoàng quyền làm mục đích chủ yếu. Tuy rằng nói là Quân chủ lập hiến, nhưng hiến pháp duy hộ quân quyền lớn hơn dân quyền. Trong hiến pháp có viết:

Hoàng đế Đại Thanh thống trị Đế quốc Đại Thanh, vạn thế về sau, vĩnh viễn tôn trọng.

Ý tứ là Hoàng đế vẫn là Hoàng đế.

Sự tôn nghiêm thần thánh của Quân thượng (Hoàng đế) là bất khả xâm phạm. 

Khâm định quyền ban hành pháp luật và phát hành kiến nghị. Dù là pháp luật do nghị viện quyết, nhưng chưa được người ra chiếu phê chuẩn, thì không thể thi hành.

Chúng ta biết rằng quyền lập pháp vốn dĩ là quyền của nghị viện/quốc hội, giống như quốc hội Mỹ có quyền lập pháp, nhưng trong Khâm định Hiến pháp Đại cương nói rằng: nếu chưa được Hoàng đế phê chuẩn, pháp luật này cũng vô hiệu.

Tựu trung lại, tuy rằng Khâm định Hiến pháp Đại cương đã ban bố hiến pháp, nhưng duy hộ hoàng quyền vẫn còn rất mạnh. Đương nhiên nó cũng không hoàn toàn phủ định nội dung trong hiến pháp đại cương, trong đó cùng có một số khẳng định về dân quyền như: tự do ngôn luận, tự do xuất bản. Hễ cho dân chúng tự do ngôn luận, sự diễn tiến của xã hội có thể được đẩy lên. Triều Thanh đã lập hiến, nhưng phải mấy năm nữa mới thực thi. Nhưng dân chúng đã không thể thể chờ nữa. Vào năm 1911 đã nổ ra Cách mạng Tân Hợi.

Người lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi như chúng ta đã biết là Tôn Trung Sơn, nhưng trên thực tế nhiều người chưa biết ‘chỗ lầm’ này. Khi ấy là một sự việc ngoài ý muốn, hai người cãi nhau, có một người nổ súng. Kết quả tiếng súng cất lên, người khác cho rằng là tín hiệu khởi nghĩa, thế là các nơi lần lượt cầm súng nổi dậy tấn công bộ ngành chính phủ Vũ Xương, thêm vào đó lại nghe thêm thông tin các nơi khác độc lập, cuối cùng dẫn đến triều Thanh kết thúc.

Ảnh Tôn Trung Sơn.

Cách mạng Tân Hợi nổ ra là sự việc ngoài ý muốn, lúc đó Tôn Trung Sơn không ở Trung Quốc. Sau khi Tôn Trung Sơn nghe cách mạng nổ ra liền nhanh chóng về nước. Nhưng Tôn Trung Sơn không có quân đội cũng không có tiền. Chính quyền của Tôn Trung Sơn trên thực tế là nằm trong tay nhà quân phiệt Bắc Dương là Viên Thế Khải. 

Khi đó Tôn Trung Sơn vì để đoạt quyền Viên Thế Khải, Tôn Trung Sơn đã đưa ra một quyết định là ‘Liên Nga dung cộng’, tức nhận tiền của Nga, sau đó cho phép ĐCS phát triển tại Trung Quốc. Như thế sau khi Xô Nga nổ ra Cách mạng tháng Mười, họ đã bắt đầu viện trợ lượng lớn vũ khí và tài chính cho Tôn Trung Sơn. Đồng thời Xô Nga còn phái cố vấn quân sự chính trị là Borodin giúp Tôn Trung Sơn xây dựng quân đội để bắc phạt.

Tiếp đó là việc thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu. Sau đó dưới sự ảnh hưởng của Liên Xô, Tôn Trung Sơn đã cho phép đảng viên ĐCS lấy thân phận cá nhân để gia nhập Quốc dân đảng. ĐCSTQ gọi đây là ‘Quốc Cộng hợp tác’ lần thứ nhất. Đây là hình thế phát sinh sau Cách mạng Tân Hợi, gồm cả sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga.

Giáo sư Chương nói thêm, trong thời gian này còn phát sinh đại sự khác trên thế giới như:

  • Từ năm 1914 đến 1918 là Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
  • Năm 1917 là Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập quốc gia chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới.
  • Năm 1919 nổ ra cuộc vận động Ngũ Tứ ở Trung Quốc, lấy ‘đả đảo Khổng gia điếm’ (đánh đổ nhà họ Khổng, tức nhà hậu duệ Khổng Tử), bắt đầu vận động văn hóa mới, phủ định toàn diện văn hóa truyền thống Trung Quốc. 
  • Năm 1920, Lênin phái Viginsky đến Trung Quốc để thành lập tiểu tổ chủ nghĩa cộng sản. 
  • Đến năm 1921 ĐCSTQ thành lập.
  • Năm 1925, Tôn Trung Sơn bệnh mất. 

Những sự việc phía sau, Giáo sư Chương sẽ nói qua một chút, Trung Quốc làm thế nào ứng phó với ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’:

  • Năm 1931 đã phát sinh sự biến 918, ngày 18/9/1931, Nhật Bản chiếm cứ 3 tỉnh đông bắc của Trung Quốc, thành lập Chính quyền nguỵ Mãn Châu. Khi đó ĐCSTQ lợi dụng cơ hội này nói là ‘kháng Nhật’. Vốn dĩ lúc đó ĐCSTQ bị Tưởng Giới Thạch/Quốc dân đảng đánh cho thoi thóp, kết quả ĐCSTQ lợi dụng ‘kháng Nhật’ làm khẩu hiệu để hiệu triệu. 
  • Sau đó năm 1936, ĐCSTQ phát động ‘Sự biến Tây An’ bắt giam Tưởng Giới Thạch. ĐCSTQ đã cải tử hoàn sinh, một lần nữa phụ thể (bám vào) Quốc dân đảng.
  • Sau đó vào năm 1937, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược toàn diện Trung Hoa.
  • Đến năm 1939 nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ hai, đến năm 1945 thì kết thúc. Sau khi Thế chiến hai kết thúc đã xác lập Hội nghị Ianta (Yalta), thiết lập trật tự thế giới sau Thế chiến hai, trên thực tế là hai phe lớn Mỹ – Xô phân chia phạm vi thế lực.
  • Đến năm 1946, Thủ tướng Anh Churchill đã phát biểu bài Diễn giảng Bức rèm sắt, đánh dấu bắt đầu Chiến tranh lạnh.
  • Đồng thời ở Trung Quốc cũng nổ ra Quốc Cộng nội chiến. Năm 1949, Tưởng Giới Thạch thất bại lui về Đài Loan, ĐCSTQ cướp được chính quyền ở Đại lục. 
  • Sau đó ĐCSTQ nhiều lần trải qua các cuộc vận động như là: Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Nixon thăm Trung Hoa, Liên Xô giải thể, Đông Âu cự biến, CMVH, Lục Tứ, trấn áp Pháp Luân Công v.v. xuất hiện rất nhiều rất nhiều sự kiện chính trị như thế.

Hiện nay điều chúng ta đang đối mặt chính là toàn cầu hóa. Sau Thế chiến hai, Mỹ chủ đạo kiến lập trật tự quốc tế. Còn Tập Cận Bình đang cố gắng kiến lập ‘cộng đồng vì vận mệnh nhân loại’ để thay thế nước Mỹ. Cánh tả phương tây cũng muốn cải tổ lại trật tự thế giới và triệt để lật đổ văn minh nhân loại, đề xuất chủ trương kiến lập một chính phủ thế giới (chính phủ toàn cầu).

Những điều Giáo sư Chương nói vừa rồi là những đại sự phát sinh ở Trung Quốc và thế giới sau Chiến tranh Nha phiến 1840, những biến động này vô cùng kịch liệt. Những sự việc này với ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’ của Chu Tần chi biến có rất nhiều chỗ giống nhau. Rốt cuộc giống nhau như thế nào, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo. 

Mạn Vũ

Chú thích:

(*) Link Tần Hán sử tập 2: Biến cục chưa từng có trong 3000 năm.

(**) Ảnh trong bài chụp từ Tần Hán sử tập 2.

Từ Khóa: