Trong bài trước, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã nói rằng, sau Chiến tranh Nha phiến, Trung Quốc trải qua biến cục (cục diện biến đổi) và đã ứng phó qua 4 giai đoạn:
- Khí vật dẫn tiến (器物引進): học tập kỹ thuật của phương tây.
- Cải cách chế độ: bắt đầu trong nội bộ đế quốc tiến hành một số cải cách hoặc biến pháp (變法: cải cách, thay đổi).
- Đại Thanh lập hiến: Đại Thanh học tập chế độ Quân chủ lập hiến phương tây.
- Cách mạng Tân Hợi: lật đổ đế chế, hướng về Cộng hoà. Đồng thời từ phương diện văn hoá bắt đầu xích lại gần phương tây.
Trong phạm vi bài viết này chủ yếu nói về Khí vật dẫn tiến.
- Loạt bài Tần Hán sử
Giáo sư Chương giảng, biến cục của quốc tế thời cận đại là bắt đầu từ giữa thời kỳ nhà Thanh, tức bắt đầu từ thời kỳ vua Càn Long. Thời gian tại vị của vua Càn Long rất dài. Chúng ta biết rằng trong lịch sử Trung Quốc, ông là Hoàng đế tại vị dài thứ hai với 60 năm, bởi vì dài nhất là vua Khang Hy với 61 năm. Vua Càn Long không muốn thời gian trị vì của mình dài hơn ông nội là vua Khang Hy, cho nên ông tại vị 60 năm rồi thoái vị, sau đó làm Thái Thượng Hoàng 4 năm.
Trên thực tế thời kỳ Càn Long là thời kỳ mà quốc tế đã phát sinh biến động rất lớn. Khi Càn Long tại vị, ở Mỹ đã phát sinh chiến tranh độc lập, ở Pháp đã phát sinh Đại cách mạng Pháp, ở phương tây phát sinh cách mạng công nghiệp.
Lúc này phương tây hy vọng có thể thông thương với Trung Quốc. Vào năm 1793, nước Anh đã phái Macartney đến triều kiến Càn Long. Bởi vì có vấn đề về việc quỳ gối dập quỳ gối dập đầu, nên không có cách nào đạt được sự đồng thuận. Những yêu cầu của Macartney thời đó gồm thiết lập sứ quán mở cửa bến cảng để thông thương, gồm cả việc cho phép giáo sĩ đến quốc nội truyền giáo v.v. Càn Long chỉ phê chuẩn mở cửa cảng thông thương ở Quảng Châu.
Sau khi Càn Long băng hà, Hoàng đế Gia Khánh tại vị 25 năm, sau đó truyền cho Đạo Quang. Khi Đạo Quang tại vị đã phát sinh Chiến tranh Nha phiến thay đổi tiến trình của lịch sử Trung Quốc. Trên thực tế cuộc chiến tranh này xảy ra vào tháng 6/1839, khi đó Lâm Tắc Từ thiêu huỷ thuốc phiện ở Hổ Môn. Tiếp đó vào năm 1840 nổ ra Chiến tranh Nha phiến, triều Thanh thất bại. Vào năm 1842, triều đình Mãn Thanh đã ký Hiệp ước Nam Kinh, cắt nhượng Hồng Kông, mở cửa 5 cảng thông thương, bồi thường 21 triệu vạn lượng bạc.
Lúc đó Triều đình Mãn Thanh đối với sự xâm lược của châu Âu, hay là thương nhân, giáo sĩ truyền giáo, không coi đó là gì, kiểu như ‘ngẫu nhiên bị đánh bại, không sao, chúng tôi không chấp nhặt, thông thương thì thông thương, cắt đất thì cắt đất thôi’.
Sau này vào năm 1851 đến 1864 đã xảy ra cuộc vận động Thái Bình Thiên Quốc. Quân đội Mãn Thanh khi đó không có sức chiến đấu, bát kỳ đều hủ bại, cho nên sau này Tăng Quốc Phiên dẹp được Thái Bình Thiên Quốc, ông đã tự chiêu mộ binh lính, ví như Tương binh thời đó.
Sau khi dẹp loạn Thái Bình Thiên Quốc, tuy rằng đã kéo dài thọ mệnh nhà Thanh, nhưng cũng mở ra một tiền lệ là người Hán lãnh binh. Cũng tức là, trong thể chế chính trị triều Thanh, đã xuất hiện một thế lực quân sự to lớn. Sau này này chúng ta biết rằng Viên Thế Khải sở dĩ có thể bức Hoàng đế triều Thanh thoái vị là do ông có súng (tức nắm binh quyền). Cho nên lúc này quân quyền triều Thanh dần rơi vào tay người Hán.
Đến thời kỳ Thái Bình Thiên Quốc, đặc biệt là vào năm 1860 xảy ra Chiến tranh Nha phiến lần 2, Hoàng đế Hàm Phong khi đó bệnh mất ở Nhiệt Hà. Lúc này Triều đình Mãn Thanh đã ý thức được: Tuy rằng quốc gia châu Âu có quân đội số ít, nhưng vũ khí của họ lại quá tiên tiến, triều Thanh đã cảm nhận được nguy cơ vong quốc.
Đồng thời đây là lần đầu tiên người Trung Quốc có cảm giác tự ti về văn hoá của mình. Trước đây tuy rằng Trung Quốc bị các dân tộc thiểu số xâm lược, dù là ‘Vĩnh Gia chi loạn’ hay Nguyên diệt Nam Tống, Kim diệt Bắc Tống, lúc đó đối với người Trung Quốc mà nói là không sao cả. Bởi vì hễ chiếm được đất đai Trung Quốc, thì Trung Quốc lại dùng văn hoá để đồng hoá họ, có thể nói văn hoá Trung Quốc có thể tiếp tục không ngừng.
Nhưng khi cường quốc châu Âu xâm lược, người Trung Quốc lại sinh ra loại tự ti văn hoá. Người Trung Quốc phát hiện, người châu Âu không chỉ thuyền kiên pháo mạnh, họ còn mang văn minh Cơ Đốc giáo mà đến. Loại văn minh này không thua kém gì văn minh Trung Quốc. Cho nên lúc này, vì để tránh vong quốc và vong văn hoá, thế là Trung Quốc đã bắt đầu 4 đợt hồi ứng (hồi đáp). Loại hồi ứng này được khái quát thành:
- Khí vật dẫn tiến.
- Cải cách chế độ.
- Đại Thanh lập hiến.
- Cách mạng Tân Hợi.
Giáo sư Chương sẽ nói về Khí vật dẫn tiến. Khí vật dẫn tiến bắt đầu từ cuộc vận động Dương Vụ từ năm 1861 đến năm 1865.
Về vận động Dương Vụ, thời ấy có một số nhân sĩ có tri thức, trong đó gồm cả một số người trong hoàng tộc như: Cung thân vương Dịch Hân, còn có đại thần trong triều như Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường v.v. họ đều cho rằng: nếu Trung Quốc không làm nước giàu binh mạnh, chúng ta không có cách nào chống lại sự xâm lược. Chính phủ nhà Thanh khi ấy có 2 Thái hậu lưỡng cung là Từ An và Từ Hy đều ủng hộ.
Như thế từ năm 1861 đã bắt đầu nhập một loạt vũ khí quan trọng, chính là ‘nhập khẩu’ về phương diện khoa học kỹ thuật.
Ngày 11/3/1861, triều Thanh đã thiết lập cơ cấu ngoại giao đầu tiên của Trung Quốc gọi là ‘Tổng lý các quốc sự vụ nha môn’ gọi tắt là ‘Tổng lý nha môn’ phụ trách đối ngoại. Sau này trở thành cơ cấu chủ yếu thúc đẩy những cuộc vận động tự cường.
Vào thời đầu của vận động Dương Vụ, Triều đình nhà Thanh đã thành lập một loạt công xưởng lớn, nhập kỹ thuật sản xuất máy cơ khí lớn, sau đó thành lập hệ thống công nghiệp quân sự của riêng mình, ví như:
- ‘An Khánh nội quân giới sở’ do Tăng Quốc Phiên sáng lập ở An Khánh tỉnh An Huy.
- ‘Thiên Tân cơ khí chế tạo cục’ do Sùng Hậu thiết lập ở Thiên Tân.
- ‘Giang Nam chế tạo tổng cục’ do Lý Hồng Chương xây dựng ở Thượng Hải.
- ‘Hán Dương binh công xưởng’ do Trương Chi Động xây dựng ở Hồ Bắc.
- ‘Kim Lăng cơ khí chế tạo cục’ do Lý Hồng Chương xây dựng ở Nam Kinh.
- ‘Phúc Châu thuyền chính cục’ do Tả Tông Đường và Thẩm Bảo Trinh thiết lập ở Phúc Châu.
- ‘Tây An cơ khí cục’ do Tả Tông Đường thiết lập ở Tây An.
Đây là dẫn nhập lượng lớn khoa học kỹ thuật và cơ khí của phương tây. Đồng thời phái Dương Vụ còn phái một nhóm quan chức đến Anh, Pháp v.v. để học tập khoa học kỹ thuật của họ, sau đó mua trang bị của họ để thành lập 4 nhánh hải quân cận đại.
Chúng ta biết rằng thời đó là thời đại hải quyền, vốn dĩ Hà Lan là bá quyền trên biển, đến sau này Anh quốc là bá quyền trên biển. Vào thời đại hải quyền, người ta cần hải quân lớn mạnh, cho nên khi ấy quan viên của phái Dương Vụ cũng bắt đầu kiến lập hải quân cận đại cho mình. Khi đó thành lập 4 nhánh hải quân cận đại là:
- Bắc Dương thuỷ sư (sư đoàn lính thuỷ Bắc Dương).
- Nam Dương thuỷ sư.
- Quảng Đông thuỷ sư.
- Phúc Kiến thuỷ sư.
Trong đó Bắc Dương thuỷ sư đã đặt mua chiến hạm thiết giáp Định Viễn và Trấn Viễn. Đây được gọi là cự hạm (chiến hạm lớn) viễn đông, là chiếc thuyền nặng nhất và hoả lực mạnh nhất thời đó, hơn nữa còn được đóng mới tại cơ sở quân sự Lữ Thuận.

Phái Dương Vụ đã biến Trung Quốc thành cường quốc về mặt quân sự. Đồng thời Dương Vụ phái còn lắp đặt đường dây điện báo đầu tiên ở Thiên Tân và Đại Cô, sau này lại mở Tổng cục điện báo, tiếp đó còn lắp đặt đường dây điện báo từ Thượng Hải đến Thiên Tân v.v.
Đồng thời về mặt giáo dục, phái Dương Vụ cũng học tập phương tây, đã xây dựng hơn 30 trường cận đại theo phương thức mới, gồm cả ‘Kinh sư đại học đường’ mà chúng ta biết, Hoàng đế Quang Tự đích thân đến nói chuyện với học sinh.
Cùng lúc đó cũng bắt đầu phiên dịch ‘văn hiến’ (文獻: tài liệu lịch sử) phương tây. Vào năm 1862, ở Bắc Kinh đã thành lập cơ cấu phiên dịch gọi là Đồng văn quán, bồi dưỡng nhân tài phiên dịch. Sau đó còn phái rất nhiều nhi đồng (trẻ em) để Âu Mỹ để học tập.
Từ năm 1872 đến 1875, mỗi năm triều Thanh gửi 30 trẻ em đến Mỹ học tập. Những em đó ngoài học khoa học kỹ thuật, cũng học tập Anh ngữ, phần lớn trong số đó đã trở thành nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc đến Trung Quốc sau này. Giống như người thiết kế đường sắt Trung Quốc là Chiêm Thiên Hựu, hay Thủ tướng nội các của Dân Quốc là Đường Thiệu Nghi… họ đều là du học sinh của Trung Quốc.

Do đó đoạn thời gian này là thời kỳ Khí vật dẫn tiến, học tập toàn diện phương tây về các phương diện như chế tạo, thông tin, giao thông, giáo dục v.v.
Triều đình nhà Thanh khi đó cho rằng ‘chúng ta đã học đến trình độ này là đủ rồi, kỹ thuật của chúng ta đạt đến đó chẳng phải là được rồi sao’. Nhưng sau đó Triều đình Mãn Thanh lại nhận phải một gậy cảnh tỉnh, rốt đó là sự kiện gì, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.
Mạn Vũ
Chú thích:
(*) Link Tần Hán sử tập 2: Biến cục chưa từng có trong 3000 năm.
(**) Ảnh trong bài chụp từ Tần Hán sử tập 2.