Chương 5 của Đạo Đức Kinh có câu: “Trời đất bất nhân, coi vạn vật là chó rơm; Thánh nhân bất nhân, coi bách tính là chó rơm”.

Câu nói này có thể nói là “bất nhị Pháp môn lĩnh hội yếu chỉ” của Đạo gia. “Bất nhân” ở đây không phải là làm giàu bất nhân, mà là “ma mộc bất nhân” (trơ trơ vô cảm). Chó rơm là phong tục mà người xưa dùng để thay cho chó sống đem đi tế lễ. Vật thay thế này sau khi dùng xong thì tùy ý vứt bỏ, do đó chó rơm ở trong câu này ngụ ý là không thương tiếc. Ý nghĩa của cả câu là: Trời đất không hành sự theo cảm tình, đối với vạn vật vạn sự đều coi như nhau; Thánh nhân không hành sự theo cảm tình, đối với bách tính đều coi bình đẳng như nhau.

Trời đất công chính, các sinh linh trong Trời đất, không gì là không được nâng niu che chở. Trời đất vô tư, sẽ không vì nhà bạn giàu sang mà mưa nhiều hơn, cũng không vì nhà bạn nghèo khổ mà rơi ít sương tuyết. Thánh nhân kém xa Trời đất, Khổng Tử nghe thấy gió to sấm sét còn biến sắc mặt. Đối mặt với nước lũ mãnh thú, con người theo bản năng đều sẽ run rẩy.

Phương Tây có câu: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Đừng đùa dai, chỉ là tự dối mình lừa người. Con người mang theo tư tâm, đâu có thể hành sự vô tư vô ngã giống như tạo hóa được? Nếu thực sự như thế, con người đối với các sự vật đều coi bình đẳng như nhau, nói sao dễ vậy?

Chương thứ 25 của Đạo Đức Kinh viết: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”. Thuận theo là học tập theo. Đất, Trời, Đạo, Tự nhiên ở đây không phải là từng cấp, từng cấp lên cao, mà là biểu thị con người muốn làm Thánh thì phải tốn công sức. Từ đó đã chỉ rõ rằng, “Ta tự nhiên” trong câu “Bách tính đều nói ta tự nhiên” là đâu phải điều dễ dàng!

Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên. (Ảnh: happytobehere.it)

Các chương 1, 5, 6, 7, 16, 23 của Đạo Đức Kinh, hoặc là đồng thời nói về Trời Đất, hoặc là nói Trời khái quát Đất. Do đó, câu này trong chương 25 lập luận đối tượng mà con người cần học theo chính là Đất, chính là Trời, chính là Tự nhiên, cho đến Đạo chí cao vô thượng tự nhiên sẽ học đến được.

Nho gia tán đồng cách nhìn này của Đạo gia. Tuân Tử đã nói một câu nổi tiếng này: “Đạo Trời thường hằng, chẳng tồn tại bởi Nghiêu, cũng chẳng mất đi bởi Thuấn”. Dù anh là quân chủ anh minh hay đế vương tàn bạo, Đạo sẽ không bỏ qua thân anh, không vì bất kỳ người nào mà oan uổng toàn cầu.

Đạo có thể coi tất cả như nhau. Thánh nhân học Đạo thì phải nỗ lực làm được tiêu trừ sự phân biệt, diệt trừ sự đối đãi mà Lão Trang đã dặn đi dặn lại. Tiêu trừ sự phân biệt chính là tiêu trừ cái tâm phân biệt phú quý bần tiện. Diệt trừ sự đối đãi chính là thói đời nóng lạnh, đối đãi người theo thế và lợi.

Lão Tử nhìn, xem thế gian có thể làm được không phân biệt, không phân biệt đối đãi, duy chỉ có trẻ con. Rất ít, rất ít, trẻ con thì không nhìn người qua lăng kính. Chúng ta vừa trải qua cái Tết, thử nghĩ xem, những con mắt quyền thế danh lợi ở quanh mình là bao nhiêu? Trong Hồng lâu mộng chỉ có con sư tử đá trước cửa Giả phủ là còn sạch, còn lại ai không tham sân ái dục si?

Chương 10 Đạo Đức Kinh có câu: “Khí luôn ôn nhu, có thể là trẻ con chăng?”. Phật gia cũng đồng ý quan điểm này. Ngũ đăng hội nguyên viết: “Trong 16 hàng, trẻ con là nhất… Nói rằng người học Đạo phải rời xa cái tâm phân biệt lấy bỏ vậy”. Kinh Đại bát niết bàn luận thuật phẩm hạnh trẻ con cũng nói: “Như Lai cũng như vậy”.

Vạn vật trường tồn qua các đời khác nhau, chỉ có một chân lý là bất biến. (Ảnh: cztv.com)

***

Những lời của các bậc Thánh nhân, các bậc Giác Giả đều chứa đựng đạo lý sâu sắc, giúp chúng ta thấy được cái lý vũ trụ, chân lý, con đường của sinh mệnh, từ đó lựa chọn con đường sinh mệnh riêng của mình, về với bản nguyên của sinh mệnh, thoát khỏi những mê lạc chốn nhân gian.

Tuy nhiên, có chính thì có tà. Một số người không rõ vô tình hay do vô tri, hay cố ý, biết rõ vẫn cứ làm, đã “đoạn chương thủ nghĩa”, diễn giải sại lệch, bóp méo, có lúc xuyên tạc, vu khống cho các bậc Thánh nhân, bậc Giác Giả. Họ nói: “Thánh nhân bất nhân, coi bách tính như chó rơm” là các Thánh nhân đều là kẻ bất nhân, để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng hy sinh hết thảy, coi muôn dân bách tính như chó rơm.

Cách nói này là đứng từ góc độ của kẻ đại ác, vì quyền lực thế gian mà hy sinh, giết hại muôn người, như Hitler tàn sát người Do Thái, như Giang Trạch Dân đàn áp tín ngưỡng và đức tin. Những kẻ như thế thì không thể nào hiểu nổi các Thánh nhân, Giác Giả suy nghĩ gì, vì cảnh giới tư tưởng là khác nhau, một bên vượt lên 9 tầng trời, mênh mông trong không gian vũ trụ, một bên là vực sâu đen tối, dưới 9 tầng địa ngục.

Là người học Đạo, tìm Đạo, không thể nghe những lời “đoạn chương thủ nghĩa” kia, chớ để những kẻ đại ác lợi dụng, dẫn dắt sai con đường sinh mệnh của mình.

Theo Secretchina
Nam Phương biên dịch