Mục lục bài viết
“Từ thời Thiên Hoàng Minh Trị đến nay, Nhật Bản sớm đã định ra một kế hoạch nhất quán và được thực hiện một cách xuyên suốt qua nhiều triều đại, tức là chính sách Bắc tiến Đại Lục và Nam tiến Hải Dương…”
Tham vọng làm bá chủ Đông Á
Trong thời nhà Minh, Toyotomi Hideyoshi đã thống nhất Nhật Bản, mưu đồ muốn thông qua việc đánh chiếm Triều Tiên để làm bàn đạp tiến vào làm chủ Trung Quốc, từ đó thống trị Châu Á. Toyotomi Hideyoshi trước đó đã từng nói với Nhật Hoàng rằng: “Thu Triều Tiên vào bản đồ rồi do thám Trung Hoa, đây là chí nguyện cả một đời của thần”.
Toyotomi Hideyoshi đã hai lần dẫn quân đánh chiếm Triều Tiên, lịch sử gọi đó là trận Vạn Lịch Triều Tiên. Quân Nhật khi vừa mới bắt đầu tấn công đã giành được thắng lợi, sau đó ở bán đảo Triều Tiên triển khai “Nhật Bản hóa”, truyền bá văn hóa của Nhật Bản đến Triều Tiên. Thời gian sau, tuy rằng thắng bại vẫn chưa rõ ràng, nhưng việc Toyotomi bị bệnh mà chết đã khiến quân Nhật mất hết ý chí chiến đấu, đành rút quân khỏi Triều Tiên. Sau đó, Tokugawa Leyasu đã kế vị Toyotomi Hideyoshi thống nhất Nhật Bản và thành lập Mạc phủ Tokugawa (Giang Hộ Mạc phủ).

Nhật Bản từ thời Mạc phủ Tokugawa đã bắt đầu ngăn cấm các nhà truyền giáo phương Tây tiến vào vùng đất này, thi hành chính sách bế quan tỏa cảng. Vào năm 1633, Nhật Bản đã ban hành lệnh đóng cửa các hải khẩu lần thứ nhất, một mạch cho đến tận năm 1854, khi đô đốc Hải quân Hoa Kỳ là Matthew Perry mang theo tuần dương hạm tiến vào eo biển Nhật Bản thì sự việc này mới kết thúc. Nhật Bản sau đó đã phát sinh nội chiến, chấm dứt thời kỳ thống trị của Mạc phủ.
Trước thời Minh Trị Duy Tân, đất nước Nhật Bản rất bấp bênh: “30 năm đầu, tình hình Nhật Bản của chúng ta nghèo nàn, hủ lậu như thế nào, đất nước đi đến bờ vực tiêu vong suy tàn, các khanh đều biết rõ điều này. Trong lúc này, nhiệm vụ cấp bách nhất của đất nước ta là phải tiến hành cải tổ, loại bỏ chế độ cũ, tùy cơ thích ứng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tại, khẩn trương cải cách theo chính sách mới, thiết nghĩ đây chính là một sách lược trọng yếu vĩ mô để vực dậy và thiết lập một đất nước trường tồn” (Trích thư khuyên hàng mà Ito Yuheng gửi tới Đinh Nhữ Xương).
Nguồn gốc tư tưởng “Minh Trị Duy Tân” là triết học Trung Hoa
Sau Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản đã thành lập một nhà nước thống nhất theo hình thức trung ương tập quyền, thoát ly khỏi mô hình cũ của châu Á, học theo cách của các quốc gia châu Âu, giúp cho tiềm lực của đất nước ngày càng được tăng cường. Thiên Hoàng Muren đã lấy câu: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” trong Kinh Dịch; ý nói bậc thánh nhân ngồi hướng nam nghe thiên hạ là quay mặt về phía sáng để trị vì thiên hạ; từ đó lấy niên hiệu là “Minh Trị”. Còn Duy Tân là đến từ “Kinh Thi” (Thơ, Đại Nhã, Văn vương) trong câu “Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân”. Thiên Hoàng Muren sau đó đã cho ban hành “Ngự bút tín” (Thần Hàn) trong đó chỉ rõ ra rằng: “Kế tục sự nghiệp của liệt tổ liệt tông, khai phóng hướng ra tứ phía, không màng gian khổ, trấn an trăm họ, kỳ vọng cuối cùng có thể khai phá vạn cơn sóng dữ, làm cho đất nước uy vũ tứ phương”.
Tôn Trung Sơn đã tổng quát rằng yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản chính là đến từ triết học Trung Quốc:
“Đầu tiên chính là nền văn hóa từ xa xưa của Nhật Bản đều được kế thừa từ Trung Quốc. 50 năm trước, những người đi tiên phong trong phong trào cải cách đã chịu ảnh hưởng to lớn từ triết học Trung Hoa là ‘tri hành hợp nhất’ của Vương Dương Minh (nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh). Vì lẽ cố nhiên đó nên đều hàm chứa tinh thần độc lập và thượng võ, đã đạt được thành công to lớn là cứu 45 triệu người dân Nhật khỏi tình thế nước sôi lửa bỏng”.
(Trích bài phát biểu “Cần cải cách chế độ cũ sang nền Cộng Hòa để cứu Trung Quốc” tại Hội nghị chào mừng sinh viên Trung Quốc ở Tokyo, ngày 13 tháng 8 năm 1905)
Tưởng Giới Thạch cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến Nhật Bản trở nên hùng mạnh là do đã đắc được cốt lõi trong tinh hoa triết học Trung Quốc:
“Người Nhật ngoại trừ khoa học và súng ống hiện đại, thì mọi đồ vật trong nước đều học từ Trung Quốc, đặc biệt ở phương diện tinh thần thì toàn bộ đều là học hỏi từ nước ta. Phải nhấn mạnh rằng, thứ vũ khí lợi hại mà họ dùng để xâm lược và tiêu diệt Trung Quốc, không phải là súng pháo hữu hình mà chính là tinh thần vô hình ngoài súng pháo. Nguyên nhân tạo nên sức mạnh Nhật Bản không phải bởi khoa học Âu Mỹ có trợ giúp đắc lực gì mà chính bởi những thành tựu đạt được nhờ áp dụng triết học Trung Quốc chúng ta. Từ khi thành lập đất nước đến nay, từ trên xuống dưới, họ phổ biến học kiến thức gì trộm lấy từ Trung Quốc chúng ta? Chính là đạo Nho của Trung Quốc. Mà đạo Nho phổ biến nhất tại Trung Quốc chính là triết lý “Tri hành hợp nhất” (thống nhất giữa nhận thức và hành động) của Vương Dương Minh. Họ đánh cắp thứ mà chúng ta xem nhẹ nhưng lại có thể cải tổ một đất nước từ phong kiến suy tàn đi đến thống nhất, và giờ họ trở thành một dân tộc có năng lực xưng bá. Còn bản thân người Trung Quốc chúng ta lại quên đi tinh thần lập quốc đáng tự hào của chính mình, buông bỏ đi thứ vũ khí sẵn có và mạnh mẽ nhất này”.
(“Tự thuật các giai đoạn nghiên cứu triết học cách mạng”, 1932)
Khi Nhật Bản đang trong giai đoạn cải cách Duy Tân Minh Trị thì ở Trung Quốc cũng là thời điểm phong trào Tây hóa đang thịnh hành vào thời nhà Thanh. Tôn Trung Sơn đã viết cho Lý Hồng Chương:
“Vận động ngoại giao với nước ngoài để truy cầu có được những chiếc thuyền kiên cố và pháo lợi hại, không để ý đến nhân tài và giáo dục, đã bỏ gốc lấy ngọn”. Trộm lấy thứ căn bản tạo nên sức mạnh châu Âu mà học theo, những thứ đó không nằm ở thuyền kiên cố, pháo lợi hại, thành chắc binh mạnh, mà là nằm ở: “Tận dụng tối đa tài năng của con người, khai thác lợi ích tối đa từ đất, vật có thể dùng hết năng lực, hàng hóa có thể đưa toàn bộ vào lưu thông”. Bốn điều này là nguồn gốc căn bản của sự thịnh vượng và là nền tảng của việc trị quốc an dân. Quốc gia của chúng ta mong muốn thực hiện kế hoạch lớn, cần có mưu sâu, thực hiện theo phương pháp của phương Tây, dựa vào nỗ lực tự thân mà không xem trọng 4 nền tảng căn bản kia, chỉ một mực truy cầu thuyền kiên cố, pháo lợi hại, như vậy có khác gì bỏ căn bản mà truy cầu thứ vụn vặt. Cái được gọi là Nhân năng tẫn kỳ tài, kỳ thực chính là đạo lý bồi dưỡng văn hóa đạo đức, khích lệ những điều chính trực, dùng nó làm thước đo chuẩn mực mà noi theo. Giáo dưỡng, hàm dưỡng văn hóa đạo đức từ xưa tới nay chẳng phải vốn được bắt nguồn và kiện toàn hoàn thiện tại Trung Hoa hay sao. Thật đáng tiếc! Thời gian trôi qua, những thứ này lại dần dần trở nên buông lỏng và bị lu mờ, trường học cũng chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa mà thôi. Tuy nhiên, nhiều quốc gia lớn nổi lên vào thời kỳ cận đại ở phương Tây đã lưu giữ lại những dấu ấn sâu sắc từ thời Tam Đại (Tam Đại là hợp xưng ba triều đại Trung Quốc Hạ, Thương, Chu trong lịch sử Trung Quốc).
(Theo sách của Lý Hồng Chương)
Trung Quốc thua Nhật Bản không phải bởi yếu thế về quân sự
Kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị và Phong trào Tây hóa đã được phản ánh trong cuộc chiến tranh năm Giáp Ngọ (1894-1895). Năm 1894, đảng Đông Học của Triều Tiên phát động khởi nghĩa vũ trang, Hoàng đế Cao Tông của Triều Tiên phải cầu cứu nhà Thanh, từ đó đã dẫn tới cuộc chiến Giáp Ngọ, hải chiến Trung-Nhật này đã trở thành trận chiến hiện đại đầu tiên. Lục quân, hải quân, súng ống, giáo mác, đại pháo, cùng với chiến hạm của nhà Thanh so với Nhật Bản thì không hề thua kém, nhưng lại nhận về kết cục đại bại. Nhà Thanh thua trận và đã buộc phải kí kết “Hiệp ước Shimonoseki”. Theo đó thì Trung Quốc sẽ phải nhượng lại Triều Tiên, Đài Loan và Bành Hồ. Nhật Bản chiếm được bán đảo Liêu Đông, việc này với Nga mà nói thì giống như một sự uy hiếp đối với chiến lược hải quân của họ tại Viễn Đông. Sau đó vào năm 1904, tại vùng Đông Bắc Trung Quốc đã nổ ra chiến tranh Nga- Nhật, trong cuộc chiến này Nhật Bản đã giành được chiến thắng cả trên đất liền và trên biển, thuận theo đó chiếm được quyền kiểm soát đối với hai khu vực là Đông Bắc và phía nam Trung Quốc, “Đội quân Quan Đông” của họ cũng bắt đầu đóng quân và tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Từ đó Nhật Bản đã chen chân vào hàng ngũ các cường quốc trên thế giới. Việc nước Nga thua trận đã dẫn tới cuộc cách mạng lần thứ nhất, Lê-nin và các thành viên đảng Bolshevik cũng tham dự vào chiến dịch lần này.
“Lúc đó, nếu như nhận xét về sức mạnh hải quân thì thực lực của hải quân Trung Quốc mạnh hơn Nhật Bản rất nhiều. Trong trận Hoàng Hải, các chiến hạm như Lái Viễn, Dương Uy, Trí Viễn, Siêu Dũng, Quảng Giáp đều bị ném bom đánh chìm, dẫn tới toàn quân bị tiêu diệt. Trong chiến tranh Giáp Ngọ, đường đường là một nước lớn như chúng ta, tại sao lại thất bại nặng nề, phải chịu khuất phục trước một nước Nhật nhỏ bé? Thứ nhất, chính là bởi vì chúng ta không thể đoàn kết một lòng”. “Tiếp theo, kết quả của cuộc chiến tranh Giáp Ngọ chính là do sự kém cỏi và thối nát của chính quyền Mãn Thanh cùng sự vô tri ngu muội của người dân. Một nguyên nhân nữa dẫn đến thất bại của cuộc chiến chính là do chính phủ không nắm rõ tình hình quân địch, thiếu chiến lược quân sự cơ bản cùng đường lối chính trị sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ những nguyên nhân đó, có thể thấy được rằng, thất bại của cuộc chiến này không phải bởi Trung Quốc thua kém Nhật về mặt quân sự, mà còn bởi rất nhiều nguyên nhân khác ngoài sức mạnh quân sự đơn thuần. Tuy vậy, điều này cũng chính là những bài học quý giá và thiết thực nhất giúp chúng ta có thể cứu quốc và chống ngoại xâm trong thời gian này”.
(Trích từ ‘Đạo lý quan trọng về việc Chính phủ và nhân dân đồng lòng cứu quốc’, Tưởng Giới Thạch, 1936)
Nhật Bản từng bước theo kế hoạch thống trị châu Á
Từ cuối thời nhà Thanh, Nhật Bản đã có tham vọng tiến vào làm chủ Trung Nguyên. “Dân tộc Đại Hòa khát khao có thể tiếp bước và kế thừa văn hóa Trung Hoa chân chính”. Đối với những toan tính và hành động tiếp theo của Nhật Bản, Tưởng Giới Thạch nắm rõ như trong lòng bàn tay. Ông đã dự đoán rằng: “Trước ngày 18 tháng 9, tức là sau Chiến tranh Nga-Nhật lần thứ nhất, Nhật Bản có khả năng sẽ dồn hết nhân lực vật lực, bằng bất cứ giá nào cũng phải chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc, cho nên từ 30 năm trước, họ đã chuẩn bị rất công phu cho kế hoạch này rồi” (“Chống ngoại xâm và phục hưng dân tộc”, 1934).
“Cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản trong thời cận đại không phải bắt đầu từ ngày ’18 tháng 9′, cũng không phải là bắt đầu từ Sự kiện Hoa Bắc vào tháng 12 năm ngoái. Nếu như quay ngược thời gian về trước đó nữa, tức là vào năm 1874, năm thứ 13 sau khi vua Đồng Trị băng hà (niên hiệu vua Mục Tông, thời nhà Thanh, 1862-1874), họ đã xâm lược Đài Loan của chúng ta, đến năm 1879, tức là năm Quang Tự thứ 5, họ lại tiếp tục xâm chiếm Lưu Cầu. Đến năm Giáp Ngọ 1894 lại xâm lược Triều Tiên (Trong khoảng thời gian này thì Triều Tiên là một vùng đất thuộc lãnh thổ của triều đình Mãn Thanh). Vì vậy đã dẫn tới chiến tranh Trung – Nhật. Tuy nhiên Trung Quốc đã thất bại thảm hại! Vì vậy Đài Loan và quần đảo Bành Hồ đã chính thức được nhượng lại cho Nhật Bản. Đến năm 1910, Triều Tiên cũng bị Nhật Bản thôn tính. Cho đến hiện tại, họ lại chiếm đóng bốn tỉnh miền Đông của chúng ta, sắp tới sẽ tiến đến chiếm thêm Hoa Bắc. Qua quá trình nghiên cứu từng giai đoạn mà Nhật Bản đã tiến từng bước xâm lược Trung Quốc, sự kiện này hoàn toàn không phải được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Từ thời Thiên Hoàng Minh Trị đến nay, Nhật Bản sớm đã định ra một kế hoạch nhất quán và được thực hiện một cách xuyên suốt qua nhiều triều đại, tức là chính sách Bắc tiến Đại Lục và Nam tiến Hải Dương.
“Cho nên nếu như muốn thực hiện được kế hoạch này, họ nhất định phải đánh chiếm Mãn Mông, một mặt là để cắt đứt tầm ảnh hưởng của Nga tại khu vực Viễn Đông; mặt khác là hạn chế được việc Trung Quốc sẽ toàn lực phản kích, từ đó mà họ có thể đứng vững ở tư thế “Trường xà phong thỉ”, nếu như giữ vững được phòng tuyến trên cả hai mặt trận tại đất liền và trên biển thì họ có thể hiện thực hóa được dã tâm làm bá chủ Châu Á.
“Đối với loại dã tâm này, chỉ cần chúng ta nhìn vào một vài đoạn trong tấu chương của Nội các Yoshiichi Tanaka về các chính sách bành trướng tại Mãn Châu và Mông Cổ thì sẽ hoàn toàn có thể lý giải được. Trong tấu chương có đoạn: ‘Trải qua các triều đại, nội các Nhật Bản thực hiện biện pháp chính trị đối với Mãn – Mông, đều theo di huấn của đại đế Minh Trị, khuếch trương quy mô hoàn thành chính sách mới đối với Đại Lục”. “Nếu muốn chinh phục được Trung Hoa thì trước hết cần chinh phục được Mãn Mông. Nếu muốn chinh phục được thế giới thì cần chinh phục được Trung Hoa”. “Nếu như có thể thực sự nắm giữ được quyền kiểm soát Mãn Mông trong tay, thì chúng ta sẽ ngay lập tức dựa vào đó làm bàn đạp, dựa vào chiêu bài mậu dịch thương mại để mở rộng ra hơn 400 châu quận. Lại lấy quyền lực tại Mãn Mông mà xây dựng tháp quân sự, đoạt lấy toàn bộ quyền lợi ở Trung Hoa. Sau đó dùng tài nguyên thiên nhiên của vùng đất này mà chinh phục Ấn Độ cùng các đảo thuộc khu vực Đông Nam Á, Trung Á, khu vực Trung Âu. Dân tộc Đại Hòa chúng ta sẽ chỉ còn một bước tiến nhỏ là có thể thâu tóm được lục địa châu Á. Việc nắm giữ nguồn lợi kinh tế Mãn Mông chính là bước then chốt bậc nhất”. Bởi vậy có thể thấy được, sự việc xâm lược Mãn Mông không phải là hiện tại Nhật Bản mới phát động, mà họ đã có quyết sách và kế hoạch từ lâu”. (Yếu đạo cứu quốc của nhân dân và chính phủ, 1936)
Tôn Trung Sơn cũng có những nhìn nhận và hiểu biết rất rõ về Nhật Bản. Ông từng nói: “Hiện tại, lực lượng có thể tiêu diệt Trung Quốc chính là Nhật Bản”. “Nếu Trung Quốc tuyệt giao với Nhật, nội trong vòng 10 ngày, Nhật Bản có thể tiêu diệt Trung Quốc” (Bài giảng thứ năm của “Chủ nghĩa dân tộc”, 1924). Năm 1912, khi Tưởng Giới Thạch thành lập nguyệt san “Quân thanh” ở Nhật Bản, ông đã chỉ ra rằng mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc chính là đến từ hai quốc gia Nhật và Nga. Ông cho rằng Trung Quốc nhất định cần phải có “sức mạnh tự lực, tự cường”. Nhật Bản đất chật người đông, tài nguyên nghèo nàn, công nghiệp phát triển, hải quân cường đại, đều là chính sách khuếch trương động lực của chính nước Nhật. Mối lo lắng lớn nhất của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch chính là sợ rằng Trung Quốc khó thoát khỏi cơn ác mộng.
- Xem trọn bộ Thiên cổ anh hùng
Tác giả: Tổ nghiên cứu anh hùng thời đại – Epoch Times
Toàn Kan biên dịch