Lời toà soạn: Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông hào hùng, tràn đầy khí chất, là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Chúng tôi tiến hành loạt bài về 24 nhân vật anh hùng thiên cổ (“Thiên cổ anh hùng”) ngõ hầu phục hưng tinh hoa văn hoá truyền thống cũng như những giá trị đạo đức quý báu của người Á Đông.

Đêm đến, hai người đến một ngôi miếu đổ nát nghỉ ngơi. Cảnh tượng lúc đó chính là ‘rừng sâu trăng tối’, trong rừng trúc nghe thấy tiếng gọi ma quái… Trần Oai Nhi vô cùng sợ hãi, nhưng vị đạo sĩ nói: “Không phải sợ. Ngươi có thể xem thần tiễn của ta”…

6. Quý Châu lưu dấu tích

Địa danh Quý Châu hàm chứa nhiều giá trị lịch sử xa xưa, nơi đây có núi Phúc Tuyền còn lưu lại rất nhiều di tích Đạo Tiên. Núi Phúc Tuyền sở dĩ có tên như vậy bởi vì trên núi có dòng suối (suối trong tiếng Trung là Tuyền – 泉). Đương thời, Trương Tam Phong qua đây có để lại bút tích. 

Trong ‘Dạ Lang’, Trương Tam Phong viết: 

Sáng từ Côn Minh đến Dạ Lang (1)
Núi Tiên xứ xứ có thôn làng 
Cá đớp sương mai, gà gáy sớm
Chim nhỏ lượn quanh bóng hạc vàng


Núi cao vực thẳm đường chật hẹp
Chư Tiên ca vũ vượt thời gian
Bước tới nơi này, rừng rậm rạp
Người Nam cư ngụ, tiếng cười vang 

Trương Tam Phong từng ở đây một thời gian. Phía trước là đạo quán Cao Chân, phía sau là đình các Lễ Đẩu. Phía trước đình các có ao cho Tiên tắm, mùa hạ không cạn, mùa đông không tràn, tắm ở đây có thể trị bệnh. Trương Tam Phong kết lều tu luyện ở phía sau đạo quán Cao Chân. 

Trong ‘Bình việt phúc tuyền sơn lễ đẩu ngâm’, Trương Tam Phong viết: 

Núi này mây nước đều trong vắt 
Hương thắp ngày đêm chứng lòng thành
Sen nở ngàn năm hướng Bắc Đẩu
Tinh quân chiếu sáng hiển trường sinh.

Trương Tam Phong lưu lại rất nhiều Thần tích nơi đây. Ví như gần Phúc Tuyền có một vách đá cao trăm trượng nhưng lại in bóng ảnh của Trương Chân Nhân: “đầu đội mũ lá, mình mặc áo tơi chống gậy đi ngang”, bên cạnh có khắc 4 chữ lớn: Thần lưu vũ trụ – 神留宇宙. Vì Phúc Tuyền có nhiều dấu tích Thần Tiên cho nên người ta gọi nơi đây là thế giới thần thoại. 

7. Trợ chính, diệt tà

Đến thời Nguyên – Minh, đạo đức trượt dốc, xuất hiện nhiều tiểu đạo, phương sĩ (3), yêu tăng… can nhiễu đến chính tín. Mỗi lần gặp những hiện tượng này, Trương Tam Phong đều thi triển thuật loại để trừng phạt. 

Có một đạo sĩ tên Đặng Thường Ân, may mắn làm đến chức Đại Thường Khanh. Nhưng ông là một con người âm hiểm, thậm chí đã từng hại chết người. Có âm hồn một người chết oan không tản đi mất, hay đến phá rối phủ họ Đặng. 

Thời còn làm đạo sĩ, Đặng Thường Ân nghe nói ở núi Thái Hành có một vị là Mã Tiên ông (Tiên ông họ Mã) có thể dùng tên thần bắn quỷ. Thế là Đặng Thường Ân phái thuộc hạ là Trần Oai Nhi đi cầu thần tiễn của Tiên ông. 

Trần Oai Nhi phụng mệnh lên đường. Đi được nửa chặng, ông gặp một đạo sĩ thần thái hiên ngang, tay cầm cung và 7 mũi tên. Cung có chữ Trương – 張, mỗi mũi tên khắc 7 nét ra chữ Tam Phong: 三丰 (3 nét chữ Tam và 4 nét chữ Phong). Vị đạo sĩ nói cung tiễn này có thể ‘trừ yêu’, bách phát bách trúng. Trần Oai Nhi bán tín bán nghi nhưng vì cùng đường nên hai người tìm chỗ nghỉ chân.

Đêm đến, hai người đến một ngôi miếu đổ nát nghỉ ngơi. Cảnh tượng lúc đó chính là ‘rừng sâu trăng tối’, trong rừng trúc nghe thấy tiếng gọi ma quái… Trần Oai Nhi vô cùng sợ hãi, nhưng vị đạo sĩ nói: “Không phải sợ. Ngươi có thể xem thần tiễn của ta”. Vị đạo sĩ bèn bắn một tên vút qua cửa sổ ngôi miếu đổ nát. Sau đó chỉ nghe tiếng quỷ kêu gào đau đớn chạy trốn. Trần Oai Nhi vô cùng bội phục. 

Sáng hôm sau, Trần Oai Nhi cầu xin vị đạo nhân truyền lại pháp thuật. Đạo sĩ phóng khoáng lập tức truyền lại. 

Trần Oai Nhi quay về nói với Đặng Thường Ân: “Mã Tiên ông không tìm thấy, nhưng giữa đường gặp vị đạo nhân truyền cho thuật sử dụng thần tiễn”. Đặng Thường Ân nghe xong vô cùng cao hứng. 

Đêm hôm đó bóng trăng mờ ảo, trong phủ lại nghe những thanh âm ma quái, Đặng Thường Ân lập tức để Trần Oai Nhi thể hiện kỹ năng.

Đặng Thường Ân quay lại hành lang, đứng trên lầu đối diện quan sát. Trần Oai Nhi không để ý, tự nhiên thấy cái bóng trên lầu đối diện, bèn giương cung bắn một mũi. Tên trúng vào cái bóng đó, chỉ nghe thét lên một tiếng. Trần Oai Nhi cầm đuốc lại soi, phát hiện người ấy là Đặng Thường Ân. Hoá ra Trương Tam Phong truyền lại thuật sử dụng thần tiễn là để Trần Oai Nhi kết liễu vị đạo sĩ làm chuyện ác bá – Đặng Thường Ân. 

Trong ‘Trương Tam Phong toàn tập’ có ghi lại những câu chuyện tương tự như thế. Khi cần trợ chính, diệt tà Trương Tam Phong sẽ thi triển thuật loại để trừ bỏ bọn phương sĩ và yêu tăng này. 

Theo Epoch Times 
Mạn Vũ biên dịch 

Chú thích: 
(1) Dạ Lang: tên địa danh ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
(2) Phương sĩ: những kẻ luyện kim giả lừa người.

Video: Câu chuyện nhà tâm linh phương Đông và cuộc hành trình tìm kiếm kì lạ

videoinfo__video3.dkn.tv||2fc53753a__

Ad will display in 09 seconds