Loạt bài trong “Thần khúc – Địa ngục thiên”, Dante mô tả lại việc du hành qua địa ngục và chứng kiến những hình phạt mà các tu sĩ và giáo hoàng phải chịu. Đặc biệt trong địa ngục của sự lừa đảo, sự sa đọa của người đứng đầu tôn giáo được mô tả rất nhiều. Sự băng hoại của toàn xã hội ảnh hưởng đến tất cả người thế gian, kể cả bản thân Dante…
Trước lễ Phục sinh năm 1300, Dante viết một bộ “Thần khúc” (The Divine Comedy), kể lại hành trình đi qua địa ngục và thiên đường của ông. Lúc đó Dante đã ngoài 30 tuổi, trên đường đi ông gặp phải báo, sư tử và sói, tình huống trước mắt vô cùng hiểm nghèo nhưng lại không biết phải đối diện như thế nào. Tại thời khắc nguy nan ấy, vị Thần từ bi đã sắp xếp để nhà thơ La Mã cổ đại Virgil (70-19 TCN) hướng dẫn Dante thoát khỏi con đường lạc lối và chỉ cho ông thấy chân tướng của sinh mệnh tại các không gian khác nhau.

bởi Sandro Botticelli, 1495 (Nguồn: Wikipedia)
Dante nói trong “Thần khúc” rằng: Trên đường đời tôi phát hiện ra bản thân đã bị mất phương hướng và đi lạc vào khu rừng tăm tối”. Ở trong căn nhà u ám giữa khu rừng đó, ông cảm thấy vô cùng sợ hãi và khổ sở, sự đau khổ trong tâm không khác gì sự chết chóc. Trong hoàn cảnh khốn cùng này, Dante không ngừng suy nghĩ lại mọi thứ. Ông nhận ra rằng, bởi vì bỏ qua con đường theo đuổi chân lý, ông mới bị mê lạc đến mức khó có thể tỉnh trở lại.
Cho dù con đường trở về rất khó đi, ông vẫn cố gắng không ngừng nghỉ tìm lối ra. Cuối cùng ông đã may mắn nhìn thấy ánh sáng rực rỡ trên sườn núi, đó là “ánh sáng của ngôi sao chỉ đường cho con người thế gian đi đúng hướng”. Sự sáng chói của hành tinh đã làm dịu đi nỗi sợ hãi trong lòng Dante. Ông nhìn lại đường đời đã đi rồi từng bước tiến về phía sườn núi. Đó là ngọn núi khiến con người cảm thấy vui vẻ, “Nó chứa đựng hết thảy những ngọn nguồn cùng nấc thang của sự vui sướng”. Người viết cho rằng, hàm ý của câu này muốn nói với thế nhân, dù bị lạc lối giữa đường đời, dù không thấy được chân lý, không nhìn thấy được sinh mệnh thật sự, nhưng Dante vẫn cố gắng đi trở về con đường ngay chính. Sự kiên trì này sẽ trở thành nền tảng cùng nấc thang vui sướng của ông trong tương lai.
Các bài thơ trong bộ “Thần khúc” của Dante thường dùng phép ẩn dụ, mỗi câu đều ẩn chứa rất nhiều nội hàm sâu xa. Do vậy, cách giải thích lời thơ của Dante trong mỗi thời đại cũng rất khác nhau. Ví như việc Dante đi vào “khu rừng đen tối”, giống như ngụ ý ám chỉ bầu không khí xã hội thời đó. Giáo hoàng tham dự vào chính trị, nắm giữ quyền lực thế tục, công khai mua bán thánh chức. Một số giám mục cùng tu sĩ ruồng bỏ thệ ước với Thần, vơ vét của cải một cách không kiêng nể. Hành động của họ khiến đạo đức xã hội lúc đó suy đồi rất nhanh.
Loạt bài trong “Thần khúc – Địa ngục thiên”, Dante mô tả lại việc du hành qua địa ngục và chứng kiến những hình phạt mà các tu sĩ và giáo hoàng phải chịu. Đặc biệt trong địa ngục của sự lừa đảo, sự sa đọa của người đứng đầu tôn giáo được mô tả rất nhiều. Sự băng hoại của toàn xã hội ảnh hưởng đến tất cả người thế gian, kể cả bản thân Dante.

Dường như vừa đi đến một nơi xa lạ, Dante bất ngờ gặp phải 3 con dã thú đứng chặn đường. Trong đó 5 màu sặc sỡ chính là biểu hiện của báo đốm, ở nội dung bài thơ con báo biểu thị cho ham muốn xác thịt. Còn sư tử đại biểu cho sự ngạo mạn và hung dữ. Con sói lại tượng trưng cho lòng tham của con người. Từ nội dung mà bài thơ mô tả, trong 3 con dã thú này, “con sói” đem đến nguy hại lớn nhất cho nhân loại, “nó đã khiến rất nhiều người phải sống khổ sở”. Sói đứng canh cửa địa ngục đã thả ra rất nhiều ma quỷ. Vì ghen tị với cuộc sống hạnh phúc của Adam và Eva trong Vườn Địa Đàng, nó đã dụ họ ăn trộm trái cấm, khiến loài người phải chịu thống khổ vô tận. Vào thời đại mà Dante sống, cội nguồn của những mâu thuẫn giữa các phe phái khác nhau ở Florence cũng bắt nguồn từ lòng tham tiền bạc và quyền lực của con người. Trong các bài thơ của mình, Virgil gọi Italia là nơi bi thảm và bất hạnh nhất.
Dante cảm thấy kinh hoàng trước sự hung dữ của con sói. Vì sự sợ hãi, ông đã lạc mất phương hướng leo lên đỉnh núi, buộc lòng phải lui về nơi thấp kém. Ở trên Thiên đường, Maria nhìn thấy Dante đã bị mất phương hướng, hơn nữa còn đang phải đối diện với nguy hiểm. Bà vô cùng thương xót nên đã gọi Lucia tới và nói: “Hiện tại trước mắt, người này cần đến ngươi, ta đem hắn giao cho ngươi đó”. Lucia phân công người phụ nữ mà Dante từng ngưỡng mộ tên là Beatrice, và yêu cầu cô gọi linh hồn của Virgil đến hướng dẫn Dante ra khỏi con đường lạc lối.
Trong bài thơ, Lucia là một thánh đồ, vì kiên định với tín ngưỡng của mình nên đã bị lính La Mã móc mất hai mắt và tra tấn cô đến chết. Theo cuốn tiểu thuyết “The Biography of Saints” ghi lại, sau khi chết cô đã được lên thiên đàng. Ở Italia thời trung cổ, người ta tôn sùng bà như một vị Thánh bảo hộ cho những người bị bệnh hoặc mù hai con mắt. Dante rất thích đọc sách nhưng thị lực kém nên rất tôn kính Lucia, do đó Maria mới nói với Lucia rằng “người kia rất trung thành với em”. Trong “The Divine Comedy”, Beatrice được Dante ca ngợi là “Thượng đế chính thức ca ngợi người”. Dante tin rằng cử chỉ và lời nói của cô đều thập toàn thập mỹ. Một người chỉ cần gặp qua thì đều bị sự thiện lương của cô cảm hóa mà thêm kính trọng vị Thần mà cô thờ phụng.
Sinh thời, Virgil sống vào lúc Hoàng đế Caesar đang tại vị. Năm 44 trước công nguyên, Caesar bị ám sát, lúc đó Virgil mới là một chàng trai hơn 20 tuổi. Sau đó, cháu trai của Caesar là Octavian (tước hiệu “Augustus”) trở thành hoàng đế đầu tiên của Đế chế La Mã. Vị Hoàng đế này đã dành sự tôn trọng đặc biệt đối với nhà thơ Virgil.
Thiên thần thương xót Dante, hy vọng rằng Dante sẽ đi trở về con đường đúng đắn càng sớm càng tốt. Sau khi nhận được ủy thác, Beatrice đã vội vàng triệu hồi linh hồn nguyên thủy của nhà thơ La Mã cổ đại Virgil dẫn đường cho Dante thoát khỏi địa ngục “khu rừng đen tối”, bước lên thiên đường.

Theo mô tả của bài thơ, biểu tượng của lòng tham – con sói đã cố gắng hết sức để ngăn con người quay trở lại con đường đúng đắn, thậm chí còn giết chết họ một cách không kiêng nể gì. Virgil nói với Dante: “Có rất nhiều người chịu sự ràng buộc với nó, tương lai còn có nhiều người hơn nữa…”. Ý tứ là, rất nhiều người bị lòng tham làm mờ mắt, ngày càng nhiều người bị nó dụ dỗ. Trong “The Divine Comedy”, Virgil dự đoán rằng, tương lai sẽ xuất hiện một Vị Cứu Thế. “Người này sẽ đuổi tất cả loài sói ra khỏi thành phố và bắt nó trở lại địa ngục”. Đấng Cứu Thế sẽ cứu Italia, loại bỏ sự tham lam trong tâm mỗi người, đánh hạ con sói xuống địa ngục.
Đấng Cứu Thế có mỹ đức cao quý, “Ngài không dùng đất đai, cũng không sử dụng tiền bạc, mà dựa vào trí huệ, thương xót và mỹ đức để nuôi sống bản thân”. Lời trong bài thơ cũng không nói rõ ai sẽ là Vị Cứu Thế trong tương lai. Trong quá khứ, những lời này cũng có những cách giải thích khác nhau. Người xưa thường nói: “Thiên cơ không thể tiết lộ”. Trong thái độ đối đãi với thiên cơ, người Trung Quốc xưa và người Italia cổ đại đều có cách nhìn giống nhau, họ dùng ngôn ngữ mà người bình thường sẽ không hiểu được.
Dante cầu xin Virgil: “Để tôi thoát khỏi tai nạn này và tai nạn lớn hơn, mong ngài đưa tôi đến nơi mà ngài từng mô tả đi”. Cái gọi là “tai nạn này và tai nạn lớn hơn”, trước tiên là ám chỉ khu rừng tăm tối cùng 3 con dã thú; thứ hai là những tội ác mà Dante phạm phải, sau khi chết sẽ bị xuống địa ngục chịu những hình phạt nghiêm khắc.
Trải qua hình phạt của địa ngục mà đi tới thiên đàng, đây là một hành trình dài chịu đựng thống khổ. Dante hoài nghi bản thân liệu có đủ năng lực và đức hạnh để được tiếp nhận ân điển của Chúa hay không. Dante nói: “Ta sao có thể đi vào đó? Ai cho phép ta chứ? Ta không phải là Aeneas, cũng không phải là Paul; cho dù là chính ta hay người khác, không ai tin ta xứng đáng được đi đến đó”.
Aeneas được nhắc đến trong bài thơ là hậu duệ của thần Zeus. Sau khi quân Hy Lạp chiếm được thành Troy, ông đã dẫn một nhóm người trốn sang Italia. Ông được nhà tiên tri Sybil dẫn đường đi về thế giới tươi sáng để tìm người cha đã khuất là Anchises. Anchises nói với con trai mình về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác, sự luân hồi của sự sống, và cũng báo trước về tương lai của thành Rome. Ông nói rằng một số người sẽ được chuyển sinh và họ đều là những vĩ nhân ở thành Rome, và đều là hậu duệ của Aeneas. Được Aeneas ủng hộ, trải qua rất nhiều khó khăn và trở ngại, cuối cùng họ đã đặt nền móng cho quần thể người ở thành Rome.
Mà Paul là môn đồ của Chúa Giê-su. Câu chuyện trong Kinh Thánh kể rằng: khi còn sống, Paul từng đi qua tầng trời thứ 3 và mang về chứng cứ rõ ràng cho đức tin. Dante muốn nói rằng anh ta không phải là hoàng tử Aeneas vĩ đại cũng không phải thánh đồ Paul, làm sao có được vinh quang bước vào Thiên quốc?
Qua lời giải thích của Virgil, Dante biết được sự thật rằng Thần đã thương xót và che chở cho ông. Ông đã loại bỏ được sự do dự và khiếp sợ trong tâm, lấy lại niềm tin và lòng can đảm, theo Virgil bước trên hành trình kỳ dị.
Trong “The Divine Comedy”, Dante – người từng bị lạc vào khu rừng tăm tối, đi xuyên qua địa ngục, từ địa ngục đến thiên đường, cuối cùng đã tìm được con đường ngay chính, tìm về con người thật của mình. Tại nơi cao ngoài không gian và thời gian, ông đã gặp được vị Thần mà bản thân kính ngưỡng.
Theo Epoch Times
San San biên dịch
Xem thêm:
- Tiến sĩ Kinh tế Pháp: Trong lòng con người, hỏi còn có Thần Phật hay không?
- Góc nhìn tâm linh: Nguyên nhân của đại dịch Covid-19 và lối thoát là gì?
- Sài Gòn: Sự tái sinh kỳ diệu của cô gái từng nghiện ‘đập đá’
