Hai tướng Lý và Tăng đã lĩnh quân đánh quân Thái Bình nửa năm, luôn ở thế thượng phong, uy khí của quân đội như cầu vồng. Đương thời, đã nửa năm quân Thanh chiến đấu, đều không có một dấu hiệu thất bại. Nhưng trong u minh, từ trước đó nửa năm, Thần linh đã đưa ra điềm báo báo trước kết cục của chiến sự cho Tăng Quốc Phiên…

Trong cuốn gia thư của mình, Tăng Quốc Phiên đề cập đến việc tổ bối (ông nội) của ông là Tinh Cương Công khi còn sống từng nói, “không tin y dược, không tin tăng vu (tăng nhân và thầy cúng), không tin địa tiên”. Ông cảm thấy con cháu họ Tăng nên tuân thủ lời của tổ bối, không nên dễ dàng tin nghe ba chuyện này. Ông cũng từng nói với nhân viên của mình rằng, ông từ đó không tin vu thuật tiểu đạo, nhưng có một chuyện ngoại lệ. Bởi vì ông đã tận mắt nhìn thấy toàn bộ quá trình, cuối cùng đi đến nghiệm chứng, mà những sự tình này là có quan hệ với Tăng gia.

Quẻ bói chữ ở quê nhà

Khi chiến tướng của quân Tương là Lý Tục Tân (1818-1858, thụy hiệu là Trung Vũ) tấn công Cửu Giang, cha của Tăng Quốc Phiên qua đời, ông trở về quê nhà thủ tang. Lý Tục Tân vì tổ quốc mà xuất sinh nhập tử, đại chiến hàng trăm trận, lập chiến công hiển hách, được hoàng đế phong hàm, tôn vinh sủng ái. Lý Tục Tân tấn công Cửu Giang, quân Thanh uy khí như cầu vồng, tin vui liên tiếp.

Một ngày nọ, Tăng Quốc Phiên đến nhà người em thứ chín Tăng Quốc Thuyên, và thấy thầy giáo của trường tư thục đang chơi Fu Kei (hay fuji, một trò tiểu thuật dân gian) với mọi người để chiêm bốc quẻ về việc khảo thí khoa cử của triều đình. Khi đó, Tăng Quốc Phiên nghĩ thầm, những người này đang giở trò giảo hoạt, có bằng chứng nào khiến người ta có thể tin? Lúc này, thanh gỗ đột nhiên viết chữ “Phú đắc yển vũ tu văn, đắc nhàn tự” (賦得偃武修文,得閒字) trên bàn cát.

Tăng Quốc Phiên đứng một bên, khi nhìn thấy câu này, ông cảm thấy nó tựa như trò chơi bói, đoán câu đố đèn lồng. “Phú đắc yển vũ tu văn” là bỏ chữ Vũ 武 khỏi chữ Phú 賦, chỉ để lại một chữ Bối 貝. “Bối tự tu văn” ý tứ là chữ Bối nếu bạn thêm một chữ Văn 文 bên trái, nó tạo thành một chữ Bại 敗. Tăng Quốc Phiên nói: “Điều này giống như đoán câu đố đèn lồng thời cổ. Câu đó nói lên một chữ Bại 敗. Điều họ đang hỏi là về chuyện khoa trường, một từ ‘Bại’ có thể biểu đạt ý nghĩa gì?”

Sau đó, thanh gỗ viết trên bàn cát rằng chiến sự ở Cửu Giang là “bất khả hỉ dã”, nghĩa là kết cục không vui. Nhìn thấy vậy, Tăng Quốc Phiên tâm lý run rẩy, kinh dị nói: “Tin tức Cửu Giang mới đến, nói quân Thanh đại thắng, giết địch vô số, sao lại có thể bại đây?” Ông lặng lẽ tự suy đoán, nơi đây cách Cửu Giang tới hai ngàn dặm, ta hiện tại không chủ quản việc binh sự, chiêm bốc này thình lình đề cập đến chuyện Cửu Giang, quả là quá kỳ quái. Nhưng người em thứ 6, Tăng Quốc Hoa (tự Ôn Phủ, hiệu Thâm Trai) nhậm chức trong quân đội, đang cùng với tướng Lý Tục Tân hiệp lực phụ trách chiến sự Cửu Giang. Vì vậy Tăng Quốc Phiên lại hỏi: “Vừa nói là bất khả hỉ (không thể vui), đây là lời phán cho thiên hạ, hay là lời phán cho Tăng gia?” Chiêm bốc phán từ viết: “Lời phán không chỉ cho thiên hạ đại cục mà còn cho gia đình họ Tăng.”

Ngày hôm đó là ngày chín tháng tư năm Hàm Phong thứ tám (1858, năm Mậu Ngọ). Tăng Quốc Phiên cảm thấy thất thần, tâm lý sản sinh dự cảm chẳng lành, nhưng ông thực tại không nghĩ ra sự kiện gì sẽ bại, vì sao chiến sự ở Cửu Giang lại “bất khả hỉ”, không thể vui?

Chiến sự Cửu Giang chuyển hướng bất ngờ

Kể từ khi cuộc khởi binh của Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu, Lý Tục Tân đã hiệp trợ La Trạch Nam (1807-1856) tổ chức huấn luyện hệ thống dân binh địa phương và dân binh nông thôn trong nhiều năm. Vào năm Hàm Phong thứ sáu (1856), La Trạch Nam bị trúng pháo kích, trọng thương không cứu được. Tiểu đoàn cánh phải của Tương quân do Lý Tục Tân chỉ huy.

Lý Tục Tân đã giao chiến hàng trăm trận với quân Thái Bình, và ông được tôn vinh như một anh hùng bách chiến bách thắng. Lý Tục Tân đánh trận thiện chiến, được sự sủng ái của Hoàng đế Hàm Phong, nên đối với rất nhiều người mà nói, ông là một nhân vật huyền thoại. Quân Thanh đã công phá Cửu Giang từ lâu mà chưa có kết quả. Sáu năm sau cái chết của La Trạch Nam vào năm Hàm Phong thứ sáu, Lý Tục Tân dẫn một đội quân tấn công Cửu Giang, và Hoàng đế Hàm Phong rất ỷ trọng (cậy nhờ) vào thực lực chiến đấu của ông.

Lúc này, quân Thái Bình sau Biến cố Thiên Kinh, nguyên khí đã trọng thương, quân tâm hoán tán, quân sự liên tục xuất hiện chuyện trái lệnh, phản tướng. Mắt thấy bại tượng của Thái Bình Thiên Quốc đã đại hiển, rất nhiều quan đại thần nhà Thanh đặt hy vọng chinh phục Cửu Giang vào vai Lý Tục Tân, người có khả năng mưu lược và thiện chiến, tin rằng ông ấy sẽ đảm đương việc gian nan này.

Vào tháng 4 năm Hàm Phong thứ tám, Lý Tục Tân bình định Cửu Giang, và Hoàng đế Hàm Phong vô cùng vui mừng cảm kích, ban thưởng cho ông một chiếc áo dài vàng, phong thêm chức tuần phủ, ủy quyền cho ông chuyên chiệp tấu sự (đề cập đến việc sử dụng tấu chiệp để tấu trình các sự vụ công tư lên Hoàng đế).

Đúng lúc Lý Tục Tân đang nghỉ phép đi thăm người thân, tướng quân Thái Bình là Trần Ngọc Thành đã công hãm Ma Thành và Hoàng An. Lúc bấy giờ, thanh danh của Lý Tục Tân đã như mặt trời lên đỉnh, uy tín của ông lẫy lừng toàn quân. Đại thần Chiết Giang vốn là một quan chức ở Kinh Sư, đã liên hợp thượng sớ tấu thỉnh Hoàng đế ra sắc lệnh cho Lý Tục Tân lĩnh quân viện trợ Chiết Giang.

Vì vậy, Lý Tục Tân và Tăng Quốc Hoa dẫn đầu gần 7.000 quân Tương, chiểu theo chiến lược triển khai, họ tập kích Lư Châu, An Huy, chia quân Thái Bình một thành hai, và giành chiến thắng một trận chiến nữa.

Ngày 28 tháng 9 năm Hàm Phong thứ tám, Lý Tục Tân dẫn quân đến Tam Hà. Khu vực này là nơi quân đội Thái Bình tích trữ ngũ cốc và đạn dược. Nếu quân Thanh có thể tiến xa hơn, quân Thái Bình sẽ bị tiêu diệt triệt để.

Vào lúc này, các tướng của quân Thái Bình là Trần Ngọc Thành và Lý Tứ Thành đã chủ động liên minh với quân Niệp. Tổng cộng đại quân 10 vạn quân đã được tập kết để bao vây đánh bại 5.000 quân mã của Lý Tục Tân và Tăng Quốc Hoa. Sự chênh lệch về quân số của hai đạo quân là quá lớn, Lý Tục Tân biết đại thế đã qua, cự tuyệt đột vây, thắp hương hướng về Kinh Sư khấu đầu, đốt tấu chiệp đang sở hữu, cầm thương nhảy lên ngựa, suất lĩnh quân Thanh xung sát liên minh quân Thái Bình và quân Niệp, cho đến khi tướng sĩ quân Thanh toàn bộ tử chiến.

Quân Thanh chiến bại ở Tam Hà, toàn quân bị tiêu diệt. Lý Tục Tân và em trai của Tăng Quốc Phiên là Tăng Quốc Hoa đều tử chiến. Khi tin tức truyền đến thành Bắc Kinh, Hoàng đế Hàm Phong bi thống tuyệt vọng, rơm rớm nước mắt phê tấu: “Tiếc thương vị lương tướng của ta, không trái lệnh vua, tâm trung kiên sáng ngời, ông ấy đối với ta cũng như Thân, Phủ.” Ngự phê của Hoàng đế đề cập đến Thân, Phủ là hai vị danh thần Thân Hầu và Duẫn Cát Phủ thời kỳ Tây Chu. Trong tâm Hoàng đế Hàm Phong, ông đã so sánh Lý Tục Tân với các đại thần danh tướng thời Tây Chu.

Mọi việc đều do Thiên định

Tăng Quốc Phiên vốn cực kỳ tin tưởng Lý Tục Tân, căn bản không nghĩ rằng Lý Tục Tân sẽ gặp họa chết người, cũng không ngờ rằng người em thứ sáu của mình cũng sẽ tử chiến. Ngay cả khi quân Thanh chiến bại, ngay cả khi họ dự tính điều tồi tệ nhất, hai tướng Lý và Tăng cũng không ngờ họ sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tình huống của trận chiến quá bất ngờ… Khi biết về cái chết đau thương của người em thứ sáu, Tăng Quốc Phiên đã bật khóc, ông viết: “Niệm thệ giả di cốt mạc thu, nhi gia thúc ân ưu mạc thích, trung dạ dĩ tư, lệ hạ như vũ”, ý tứ là người đã khuất di cốt không thu lại được, toàn gia lo lắng khôn nguôi, trong đêm suy nghĩ, lệ rơi như mưa. Đau đớn đối với cái chết của tướng Lý Tục Tân, Tăng Quốc Phiên nói: “Như xa thoát nhất luân, điểu khứ nhất dực”, ý tứ là như xe mất một bánh, như chim gãy một cánh.  

Sự thắng hay bại của quân đội có mối quan hệ rất lớn với quốc gia. Khi đó, Tăng Quốc Phiên đang thủ tang tại nhà. Chiến cục tuyến đông nam do Lý Tục Tân và Tăng Ôn Phủ đảm nhiệm. Lý Tục Tân là cấp dưới của Tăng Quốc Phiên, và Tăng Quốc Hoa là em trai của ông. Hai tướng Lý và Tăng đã lĩnh quân đánh quân Thái Bình nửa năm, luôn ở thế thượng phong, uy khí của quân đội như cầu vồng. Đương thời, quân Thanh chiến đấu trong nửa năm đều không có một dấu hiệu thất bại. Nhưng trong u minh, Thần linh đã đưa ra điềm báo báo trước kết cục của chiến sự cho Tăng Quốc Phiên và những người khác từ trước đó nửa năm.

Tiết Phúc Thành, một quan chức thời cuối nhà Thanh, đã biên soạn “Dung Am bút kí” để ghi lại sự việc, và bình luận: “Phàm sự mạc phi tiền định, khởi bất tín tai”, ý tứ là, mọi việc đều đã được định trước, há chẳng tin sao?

Nguồn:

  • “Tăng Quốc Phiên gia thư”
  • “Thanh Sử Cảo” quyển 407, quyển 408
  • “Tăng Văn Chính công toàn tập”, trang 103.

Theo tác giả Tống Bảo Lam, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: