Lời nói đầu: Ôn dịch, binh họa, thiên tai nối tiếp nhau không ngừng – Vào cuối triều đại nhà Thanh, dị nạn không ngừng. Thân gặp thời loạn thế, có nên buông mình thuận theo con sóng cuốn trôi, hay là mài dũa sự dũng mãnh mà tiến lên, cảnh tỉnh huệ nhãn? Tăng Quốc Phiên cảm thán thân tại loạn thế thực là bất hạnh. Đối diện với sự khuất nhục, phỉ báng, công danh và dụ dỗ, ông lặng lẽ tuân thủ truyền thống, thận trọng tu thân. Trải qua muôn ngàn hiểm trở cũng không khuất phục, cuối cùng ông đã vượt lên trong loạn thế. Ông lập đức, lập ngôn, lập công, là Đại Thanh đệ nhất văn thần Phong vũ hầu, là một vị đại thần công cao chấn chủ, nhưng luôn có thể thiện khởi thiện chung. Chúng tôi trích xuất các cuốn gia thư, nhật ký và sử cảo của Tăng Quốc Phiên, từ quan điểm về tài phú, tư tưởng tu thân, trí huệ trị gia, đạo dưỡng sinh v.v. và những tầng diện bất đồng khác, để trình hiện giá trị truyền thống được Tăng Quốc Phiên kế thừa, vì độc giả mà tái hiện những giá trị tinh hoa truyền thống đã bị quên lãng.
Tăng Quốc Phiên yêu thích câu nói “hoa chưa nở hết trăng chưa tròn” là bởi ý ở ngoài lời, đời người cũng như vậy. Sau khi đạt đến đỉnh cao thì cũng là lúc khởi đầu cho sự tàn lụi. Ông đặt tên cho tư phòng của mình là “Cầu khuyết trai”, “sở dĩ giữ khuyết thiếu mà không cầu toàn vẹn”…
Quân Thanh quanh năm giao chiến với quân Thái Bình, khiến dân chúng lâm vào cảnh chết đói, lòng dân bất an. Đối mặt với những khó khăn mà dân chúng phải chịu, Tăng Quốc Phiên ngoại trừ việc than thở về những tổn thương này, ông cũng không có lựa chọn nào khác. Ông chỉ là quan khâm sai đại thần của triều đình, không phải bậc thánh nhân.
Tuy nhiên, khi chiến cục thay đổi, quân Thanh liên tiếp chuyển bại thành thắng, Quân đội do Tổng đốc Tăng Quốc Phiên quản lý đối mặt với những dân chúng oán thán than khổ đã không khoanh tay đứng nhìn hay ngoảnh mặt làm ngơ nữa. Vì vậy, vé gạo đã được phát hành trong thẩm quyền để cứu tế dân chúng. Người dân đổi vé gạo lấy lương thực cứu trợ. Tuy nhiên, khi thu hồi vé gạo, Tăng Quốc Phiên phát hiện có hơn 2.300 phiếu vé giả. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà quan lại địa phương lại dám công khai làm giả phiếu vé để tranh đoạt lợi ích với dân nghèo. Ông than rằng: “Nhân tâm chi phôi, thù khả thống hận” (Nhân tâm bại hoại, thật quá thống hận).
Kinh nghiệm quan trường, mắt thấy phong vân, đối với nhân tâm nhân tính, Tăng Quốc Phiên cũng ngày càng thiểu được thấu triệt hơn. Thân tại chốn lợi ích quan trường, ông càng hy vọng bản thân cùng những người em của mình có thể cẩn trọng, làm một bậc “lao khiêm quân tử” không cầu công danh.
Anh em nhà họ Tăng cùng ở nơi quan trường, khó tránh khỏi tồn tại những quan điểm bất đồng và chính kiến không đồng nhất. Tăng Quốc Phiên, Tăng Quốc Thuyên là hai anh em có chí hướng và sở thích khác nhau. Trong một bức thư nhà, Tăng Quốc Phiên từng ví Tăng Quốc Thuyên có tính cách hướng ngoại, giống như khí tiết sinh sôi nảy nở của mùa xuân và mùa hạ, còn bản thân lại sống nội tâm, giống như khí sắc của mùa thu và mùa đông. Tăng Quốc Thuyên từng nói rằng cần phải có quan điểm và chính kiến riêng thì mới có thể sống sót và phát triển thịnh vượng. Tăng Quốc Phiên lại cho rằng, mọi thứ cần có khí sắc của mùa thu thì mới có thể thúc đẩy cơ hội sinh tồn cùng sự phát triển thịnh vượng. Vì vậy, ông rất yêu thích một câu nói của người xưa: “Hoa chưa nở hết trăng chưa tròn”, cảm thấy đó là đạo của tích phúc và phương pháp để bảo đảm bình an.
“Hoa chưa nở hết trăng chưa tròn” xuất phát từ bài thơ “Thập tam nhật cát tường viện tham hoa” của danh thần Thái Tương thời nhà Bắc Tống (1012-1067).
Nội dung bài thơ như sau:
“Hoa vị toàn khai nguyệt vị viên,
Khán (nhất tác tầm) hoa đãi nguyệt tư y nhiên.
Minh tri hoa nguyệt vô tình vật,
Nhược sử đa tình canh khả liên”.
Dịch thơ:
Hoa chưa nở hết nguyệt chưa đầy
Ngóng hoa đợi nguyệt lòng vấn vương
Dẫu biết hoa nguyệt vô tình ý
Khiến kẻ đa tình thêm đáng thương
(Bản dịch của Hương Thảo)
Theo ý kiến chủ quan mà nói, khi hoa đã nở hết thì cũng là lúc bông hoa bắt đầu chuyển sang trạng thái héo tàn, khi trăng tròn thì thời điểm khuyết thiếu sẽ bắt đầu. Thời điểm hoa chưa nở hết và trăng chưa tròn cũng là lúc mà con người vẫn còn hy vọng và khao khát. Tuy nhiên, biết rõ hoa nguyệt vô tình mà bản thân lại đa tình, như vậy chẳng phải là càng thêm đáng thương sao? Tăng Quốc Phiên yêu thích câu nói “hoa chưa nở hết trăng chưa tròn” là bởi ý ở ngoài lời, đời người cũng như vậy. Sau khi đạt đến đỉnh cao thì cũng là lúc khởi đầu cho sự tàn lụi. Ông đặt tên cho tư phòng của mình là “Cầu khuyết trai”, “sở dĩ giữ khuyết thiếu mà không cầu toàn vẹn”.
Hai anh em, một người theo đuổi thể hiện, giống như bông hoa nở rộ khoe sắc, còn một người lại muốn che bớt hương sắc, giống như bông hoa vẫn còn đang nở. Quan điểm khác nhau nên trong hành xử hai anh em cũng có thái độ bất đồng. Tăng Quốc Thuyên từng có lời oán thán người anh của mình như thế này, việc anh em bất hòa cũng được đồn đại ngày càng nhiều. Tăng Quốc Phiên đã chỉ ra, nếu như ý kiến không hợp với anh trai, cũng có thể mở lòng nói rõ sự việc, không cần phải u sầu buồn bực.
Vào mùa xuân năm Đồng Trị (1862), Tăng Quốc Phiên bắt đầu triển khai trận đánh vào Thiên Kinh, thủ phủ của Thái Bình Thiên Quốc. Ông giao cho Tăng Quốc Thuyên chịu trách nhiệm chính về cuộc tấn công. Mỗi lần Tăng Quốc Thuyên suất lĩnh quân doanh đưa ra yêu cầu về tiền bạc và quân giới, Tăng Quốc Phiên đều tiến hành tiết chế, cũng chính là tham khảo ý tứ câu “hoa chưa nở hết trăng chưa tròn”. Tuy nhiên, gặp lúc nguy kịch, Tăng Quốc Phiên lại ra tay cứu vớt vô cùng hào phóng. Ông cũng biết rõ, vì quân lương, vũ khí và những việc khác đáp ứng không đạt yêu cầu, do vậy mà em trai ông sinh tâm oán giận, bực bội bất bình. Vì thế ông đã nói hết những điều mà em trai đang bức xúc trong lòng với hy vọng không muốn em mình vì hậm hực mà sinh lòng nghi kỵ.
Vào tháng 3 năm Đồng Trị thứ hai (1863), giao tranh giữa quân Thanh và quân Thái Bình diễn ra với khí thế hừng hực. Với tư cách là một hãn tướng, vì bảo vệ giang sơn Đại Thanh, Tăng Quốc Thuyên đã lập nhiều chiến công. Tăng Quốc Phiên nói với Tăng Quốc Thuyên cùng những người khác: “Bây giờ chúng ta đang tiến hành quân vụ, chính là đang ở trong trường hiệu quả và lợi ích, nên thời thời khắc khắc cần giữ được sự chăm chỉ”. Ông cũng đưa ra liên tiếp mấy ví dụ, giống như người nông dân cố gắng trồng trọt, giống như thương gia truy cầu lợi nhuận, giống như người lái đò vất vả chèo thuyền. Họ làm việc vất vả như thế, ban ngày lao tâm lao lực, ban đêm hao tổn tinh thần, là vì muốn cầu đạt được kết quả tốt. Tăng Quốc Phiên sai người khắc con dấu “Lao khiêm quân tử” tặng cho Tăng Quốc Thuyên.
Cuối tháng 4 năm đó, Tăng Quốc Thuyên viết thư cho anh kể khổ, “công danh thời loạn đặc biệt khó xử”. Tuy nhiên, cái khó xử ấy như thế nào thì Tăng Quốc Thuyên cũng không đề cập tới. Nhưng theo nội dung thư hồi âm của Tăng Quốc Phiên, mười chữ này cũng đã nói lên những tâm tư trong lòng của Tăng Quốc Thuyên. Có lẽ bởi quyền hành do hai anh em nắm giữ khiến người khác kiêng kị. Do đó, Tăng Quốc Phiên chủ trương phân ủy quyền lực, đem chức quan Tổng đốc giao cho người khác, tuyển chọn và đề bạt quan lớn đảm nhiệm. Ông hy vọng anh em trong gia tộc có thể bảo trì cẩn trọng, tương lai nếu gặp cơ hội thích hợp liền lập tức bứt ra rút lui, có lẽ như vậy mới có thể trước sau vẹn toàn, tránh gặp đại tai đại họa.
Quân Thanh vây đánh Kim Lăng chịu thương vong nặng nề mà vẫn không giành được thắng lợi. Cùng với việc quân lương quá thiếu thốn, mọi việc không thuận lợi, Tăng Quốc Phiên lo âu thành bệnh, em trai của ông cùng Tăng Quốc Thuyên, thân là chủ tướng, càng phải nỗ lực nhiều hơn, thật là khổ cực. Trong thư gửi tháng 11 Đồng Trị năm thứ 2, Tăng Quốc Phiên an ủi Tăng Quốc Thuyên: “Từ xưa đến nay, phàm là xuất hiện chiến tranh lớn, sự nghiệp lớn, mưu lược của con người chỉ chiếm 3/10, còn Thiên ý chiếm 7/10. Thường thường người vất vả nhiều ngày chẳng phải để cầu thành danh sao? Người thành danh chẳng phải là người hưởng phúc sao?”
Tăng Quốc Thuyên chỉ huy quân Thanh chiếm được Vũ Hán, Cửu Giang, An Khánh, vùng đất rộng như vậy, Tăng Quốc Phiên cho rằng: “Người chịu đủ vất vả ắt sẽ là người thành danh, từ ý tứ mà xem xét, sự tình này 10 phần hợp lý. Nhưng mà không thể dựa vào điểm này. Anh em chúng ta thân tại ‘Tích lao’ (vất vả lâu ngày), nên đặt công phu vào hai chữ này nhiều hơn. Hai chữ ‘thành danh’ không cần phải hỏi. Hai chữ ‘hưởng phúc’ lại càng không cần hỏi”. Ông cho rằng, chỉ cần nỗ lực làm việc thật nhiều, không cần phải hỏi công danh, tự nhiên nước sẽ chảy thành sông.
Hoàn cảnh hiện tại khó khăn, việc quân lại bộn bề, Tăng Quốc Phiên vẫn kiên trì đọc thơ văn cổ và một cuốn kinh sử, đồng thời cũng phân ra 4 mục ghi nhớ theo thứ tự: Một là tính đạo chí ngôn (lời nói mang theo đạo lý), hai là liêm khiết đại phòng, ba là kháng tâm cao vọng, bốn là thiết kỷ phản cầu. 4 mục ghi nhớ này liên quan đến tu thân dưỡng tính, thủ vững thận trọng, bằng lòng với mình, tự vấn lương tâm, gặp khó khăn ngăn trở thì không trách người mà tìm lỗi ở chính mình và tiến hành tu chỉnh.
Quân Thanh phá được Kim Lăng, Tăng Quốc Phiên cảm thán rằng, điều này thật sự là “Vinh hạnh to lớn của triều đại, danh tiếng thiên cổ”. Mặc dù ông cùng em trai Tăng Quốc Thuyên nhiều lần lập được kỳ công, tuy vậy ông cũng không đem công lao đó tính lên thân của em trai mình mà cho rằng toàn bộ đều do ý Trời, do Thượng Thiên sắp đặt. Ông nói: “Việc thiên hạ sao có thể toàn bộ thuận theo ý muốn của con người? Người thành đại sự xưa nay, một nửa là do thiên duyên gom góp lại, một nửa là con người miễn cưỡng thuận theo”.
Tăng Quốc Thuyên phá được Kim Lăng, thay đổi cục diện Giang Tô, anh em nhà họ Tăng đã trừ đi mối họa lớn của triều đình nhà Thanh. Từ nay về sau, mặc dù danh vọng giảm, nhưng không đến mức thân bại danh liệt; cầm binh tuy lâu, triều đình cũng không giáng chức, toàn bộ cục diện cũng không có biến cố khác, Tăng Quốc Phiên cho rằng đây là phúc của gia môn, hạnh của huynh đệ. Giờ này khắc này cần biết kính sợ Thượng Thiên, hiểu được thiên mệnh, không thể oán trách Thượng Thiên và đổ lỗi cho người khác.
Khi ông và các huynh đệ của mình lập nhiều kỳ công cho xã tắc, có công không ở, ngược lại còn dâng sớ khẩn cầu thay thế, hoặc khẩn cầu trừ bỏ phong tước, đem hết công lao ghi cho bạn đồng sự hoặc thuộc hạ. Tại nhân sinh, công lao sự nghiệp của Tăng Quốc Phiên đạt đến đỉnh cao, ông đã viết cuốn sách ‘cầu khuyết trai độc thư lục’. Cầu, chỉ truy cầu; khuyết, chỉ khuyết điểm. Ông cả đời nghiêm khắc trách mình, phản tỉnh bản thân, không ngừng cầu khuyết. Mãi đến cuối đời, ông không mất đi thứ gì, ngược lại cần gì có nấy. Hồ đồ tại thế tục, hoa chưa nở hết vẫn thủy chung giữ được trạng thái đang nở, trải qua trăm năm mà không lụi tàn.
Tài liệu tham khảo:
- “Thư nhà Tăng Quốc Phiên”
- “Nhật ký Tăng Quốc Phiên”
- “Tăng Quốc Phiên toàn tập” (12)
Tác giả: Tống Bảo Lam – Epoch Times
San San biên dịch