Đúng lúc này, một ông già bán đậu phụ đi ngang qua, nghe Liễu Công Quyền nói, liền đến xem nét chữ, rồi cau mày nói: “Nét chữ này không đẹp chút nào, nó ẻo lả, không có mỹ cảm và cân cốt, sao dám khoe khoang trước thiên hạ, có người dùng chân viết đẹp hơn thế này.” 

Kỳ trước

Có một số đứa trẻ, có thể ở nhà do cha mẹ luôn tán đồng, hoặc thường được họ hàng, làng xóm tán dương, dần dần chúng sẽ cho rằng mình rất giỏi, cách nghĩ ​​của mình đều là đúng. Trong lớp học ở trường, những đứa trẻ như vậy không những không thể nghe giảng với tâm thế cởi mở, có em thậm chí còn đề xuất với giáo viên những phương thức và nội dung giảng dạy mà chúng hy vọng. Tuy nhiên, mỗi giáo viên có phương pháp dạy học và tiến độ giáo trình riêng nên họ sẽ từ chối yêu cầu của chúng, dẫn đến những học sinh này dần trở nên thờ ơ khi nghe giảng, thậm chí có em còn phản kháng, khi về nhà các em sẽ kể lể với cha mẹ rằng giáo viên đã dạy không tốt như thế nào, v.v.

Có một học sinh nữ thường yêu cầu tôi giảng những tri thức em muốn nghe khi ở trong lớp của tôi, thay vì để tôi chiểu theo giáo án của mình mà giảng. Cô bé nói: “Thưa thầy, những gì thầy giảng em đã nắm vững. Hôm nay em muốn thầy giảng về những nội dung và câu hỏi này.” Thế nhưng trong lớp không chỉ có một mình em đó, những học sinh khác còn chưa nghe hiểu, do đó tôi từ chối yêu cầu của em, tiếp tục chiểu theo kế hoạch của tôi để giảng. Trong bài thi trắc nghiệm nhỏ, tôi phát hiện em học sinh đó đã mắc rất nhiều lỗi ở những câu hỏi mà em cảm thấy đã hiểu, điều này chứng tỏ rất nhiều nội dung em tự cho là đã hiểu kỳ thực là chưa hiểu. Trường kỳ như vậy, thành tích của em không những không đề cao, mà trái lại thoái lùi. Nữ học sinh sau khi biết thành tích của mình liền trách cứ tôi, cảm thấy là do tôi không chiểu theo yêu cầu của em mà giảng nên tạo thành như vậy. Tôi nhớ tình huống cô học sinh đó đã lơ đãng như thế nào trong lớp, bèn giảng cho em nghe câu chuyện Liễu Công Quyền bái sư.

Câu chuyện Liễu Công Quyền bái sư

Liễu Công Quyền, một đại thư pháp gia triều Đường, khi còn trẻ đã viết thư pháp rất giỏi, vì ông thường được thầy giáo, người thân và bạn bè khen ngợi nên có chút cao ngạo.

Một ngày nọ, chàng thiếu niên Liễu Công Quyền đang viết thư pháp trong lương đình bên đường, bạn bè vây quanh ông, vừa xem vừa xưng tán. Liễu Công Quyền đắc ý nói: “Thế này đã là gì đâu, đợi qua vài năm, thư pháp của tôi nhất định thiên hạ đệ nhất.” Đúng lúc này, một ông già bán đậu phụ đi ngang qua, nghe thấy Liễu Công Quyền nói, liền đến xem nét chữ, rồi lão nhân cau mày nói: “Nét chữ này không đẹp chút nào, nó ẻo lả, không có mỹ cảm và cân cốt, làm sao dám khoe khoang trước mặt thiên hạ, có người có thể dùng chân viết đẹp hơn thế này.” 

Liễu Công Quyền tức muốn sặc, nói không tin, vì vậy lão nhân bảo cậu đi đến thành Hoa Kinh, nói rằng thành Hoa Kinh có rất nhiều người viết thư pháp giỏi.

Ngày hôm sau, Liễu Công Quyền sáng sớm đã vội vã đến thành Hoa Kinh để tìm hiểu. Vừa vào thành, ông đã thấy rất nhiều người vây quanh một cây đại thụ, sau khi chen vào trong đám người, liền nhìn thấy một lão nhân cụt hai cánh tay, ngồi dưới đất, lưng dựa vào cây đại thụ, cầm bút bằng chân phải, đè giấy bằng chân trái, đang vung bút viết chữ, mỗi chữ đều cứng cáp có lực, thể chữ rồng bay phượng múa, giành được những tràng vỗ tay tán thưởng từ những người xung quanh. Liễu Công Quyền bội phục không thôi, lập tức quỳ xuống đất bái lão nhân làm thầy. Lão nhân từ chối, nói: “Ta một thân một mình không nơi nương tựa, từ khi sinh ra chỉ có thể dùng chân viết chữ kiếm cơm, làm sao có thể làm thầy cho người ta đây?”

Liễu Công Quyền không bỏ cuộc, nhất mực van xin, lão nhân dùng chân viết xuống dòng chữ: “Viết hết tám chum nước, nghiên mực nhuộm đen ao, bác phục trăm gia trưởng, khởi đắc rồng phượng bay.” Liễu Công Quyền thốt nhiên đại ngộ, sau khi về nhà ngày đêm luyện tập thư pháp, nghiêm túc học tập kỹ xảo và tự thể thư pháp của Nhan Chân Khanh, cuối cùng đã khai sáng ra “thể Khanh”, trở thành một trong “tứ đại gia chữ Khải thư”.

Kể xong câu chuyện, tôi nói với nữ học sinh: “Thánh nhân thời cổ đại rất khiêm nhường. Khổng Tử từng nói: ‘Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên’, ý tứ là nói, chỉ cần khiêm nhường cởi mở, ở đâu cũng có thầy để học hỏi, do đó không thể sinh tâm kiêu ngạo tự mãn. Cần biết rằng, thuật nghiệp có chuyên công, nếu em muốn đạt thành tích tốt, thầy có 10 năm kinh nghiệm dạy học, chỉ cần em học tập theo tốc độ của thầy giảng, tin rằng em nhất định sẽ có kết quả tốt, sao em không thử một lần.”

Cô học sinh trầm mặc một lúc lâu rồi đồng ý với đề nghị của tôi. Sau đó, cô bé rõ ràng đã có thái độ nghiêm túc hơn trong lớp, cũng có thể lắng nghe những đề xuất kiến nghị của tôi, và thành tích cô bé đã được cải thiện nhanh chóng.

Tác giả: Vân Quyển, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch