Mục lục bài viết
Khoa học giống tôn giáo vì cả hai đều dựa trên một tiên đề, mà tiên đề lại không cần chứng minh. Khi tiên đề không chứng minh, nó trở thành tín ngưỡng. Cho nên khoa học và tôn giáo đều là… tín ngưỡng.
- Trọn bộ Trung Hoa văn minh sử
Ở các kỳ trước đã đề cập đến một số di tích văn minh tiền sử, đặc biệt là các kiến trúc đá lớn như: kim tự tháp Ai Cập, di chỉ Puma Punku ở Nam Mỹ. Những công trình này không thể dùng khoa học kỹ thuật hiện nay để xây dựng.
Tiếp đó là tìm hiểu những bức tượng điêu khắc đá lớn ở đảo Phục Sinh (châu Đại Dương), bao gồm cả những bậc thang khổng lồ ở Peru v.v. Nếu trong lịch sử thật sự tồn tại người khổng lồ thì rất dễ giải thích những kiến trúc đá lớn ở trên.

Còn về lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm tuổi ở Oklo nước Cộng hoà Gabon, hay những thí nghiệm của NASA chứng minh Mặt Trăng rỗng ruột… những điều trên đưa đến cho chúng ta rất nhiều vấn đề, trong đó có một điều khó tránh chính là: con người có thật sự là do tiến hoá? Rốt cuộc vũ trụ có tồn tại Thần hay không?
Đến đây Giáo sư Chương muốn giảng ra quan điểm về khoa học và tôn giáo.
Khoa học là tín ngưỡng
Hễ đề cập đến hữu Thần hay vô Thần, có người sẽ nói kiểu như: ‘Tôi không tin Thần, tôi tin khoa học’, nhưng Giáo sư Chương chia sẻ điều này có thể khiến nhiều người thấy bất ngờ, đó là: khoa học giống tôn giáo, đều thuộc về tín ngưỡng. Tại sao như vậy?
Giáo sư Chương giải thích, đầu tiên chúng ta xem định nghĩa về khoa học. Khoa học và tín ngưỡng có tồn tại 2 đặc điểm giống nhau.
Thứ nhất, cả 2 đều xây dựng trên một hệ thống tiên đề. Điều này hơi trừu tượng nhưng Giáo sư Chương đưa ra một ví dụ đơn giản như thế này.
Ví như hình học phẳng mà chúng ta đã học hiện nay, trên thực tế nó xuất phát từ một số tiên đề do Euclid đề xuất. Ví dụ: qua 2 điểm ta vẽ được một đường thẳng. Qua 3 điểm không thẳng hàng ta vẽ được một mặt phẳng, câu “Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân” từ tiên đề này mà ra. Kiềng 3 chân vững vì qua 3 điểm không thẳng nên ta có được một mặt phẳng.
Vậy tại sao điều ông ấy đề xuất là một tiên đề? Chính là nó ‘không cần chứng minh mà đã tự rõ’. Hình học phẳng hiện nay đều bắt nguồn từ những tiên đề này.
Khi tiên đề không chứng minh, nó trở thành tín ngưỡng. Nếu tôn giáo nói: ‘Tôi cho rằng có Thần tồn tại’, thì người ta không cần nói: ‘Bạn chứng minh cho tôi xem’, điều này không cần thiết bởi vì đây là ‘tiên đề’ nên không cần chứng minh.
Do đó thấy rằng tôn giáo và khoa học là một loại tín ngưỡng.
Khoa học có thể bị bác bỏ
Thứ hai, theo triết gia khoa học Karl Popper, một đặc điểm khác của khoa học đó là: nó có thể bị bác bỏ. Chúng ta biết rằng, nghiên cứu khoa học có ‘phương pháp hệ thống’, tiếng Anh gọi là scientific reasoning (phương thức tư duy khoa học). Bình thường, khi thông qua lượng lớn quan trắc những sự việc phát sinh trên thế giới, sau đó lấy ra vấn đề thú vị rồi đưa giả thuyết để giải thích vấn đề đó.
Ví như nói tại sao sau khi đẩy thì cái bàn di chuyển, điều này liên quan đến cơ học. Sau này người ta đề xuất ra một số cách giải thích về phương diện cơ học, bao gồm các định luật cụ thể, thậm chí đưa ra công thức tính toán định lượng. Sau đó họ lại tiến hành thí nghiệm thực chứng, trong quá trình ấy có thể sửa đổi lý luận ở mức độ nào đó. Quá trình này gọi là scientific reasoning (phương thức tư duy khoa học).

Phương thức tư duy khoa học có thể bị bác bỏ, tức là tôi có thể chứng minh sự tồn tại của điều ngược với kết luận của bạn, hoặc tôi dùng tư duy logic để chứng minh điều ngược lại của bạn.
Giáo sư Chương đưa một ví dụ về quan sát thiên nga. Một số người quan sát khoảng 10.000 con thiên nga ở châu Âu, họ phát hiện chúng đều màu trắng, sau đó họ đi đến một giả thuyết (hypothesis) rằng: Tất cả thiên nga đều màu trắng.
Vậy thì kết luận này rốt cuộc có đúng không? Việc biện luận về vấn đề này chính là khoa học. Vì sao? Bởi vì nếu ai đó tìm thấy một con thiên nga đen, họ có thể lật đổ kết luận ban đầu. Điều này nghĩa là: từ logic, tôi có thể lật đổ kết luận của bạn chỉ cần tôi tìm được một con thiên nga đen. Từ đó có thể nói rằng câu “tất cả thiên nga đều màu trắng” là một nhận định khoa học.
Giáo sư Chương đánh giá, nhận định khoa học không có nghĩa là chân lý, bởi vì khoa học luôn sửa đổi, chính là mỗi khi phát hiện hiện tượng mới, người ta phải sửa đổi hệ thống lý luận ban đầu. Đây là quá trình tự hoàn thiện của khoa học. Vậy thì Thuyết Tiến hoá nằm ở đâu?
Thuyết Tiến hoá chỉ là giả thuyết
Nếu nhìn vào quá trình nghiên cứu khoa học, mọi người sẽ thấy Thuyết Tiến hoá cũng ở trong đó. Trên thực tế, Thuyết Tiến hoá chỉ đưa ra giả thuyết, nó không có cách nào chứng minh giả thuyết của mình. Nói cách khác, người ta không có cách nào quan trắc từng sự kiện từng sự kiện xảy ra trên Trái Đất hàng tỷ năm, để cuối cùng chứng minh Thuyết Tiến hoá là đúng.
Trên Trái Đất không tìm thấy ví dụ sống động trong xã hội nói rằng cá biến thành ếch, thậm chí không tìm thấy ví dụ nào chứng minh Thuyết Tiến hoá là đúng. Từ góc độ khoa học chân chính, góc độ phương thức tư duy khoa học mà nhìn thì Thuyết Tiến hoá chỉ là giả thuyết.
Khoa học không ngừng tự hoàn thiện
Khoa học mà chúng ta vừa đề cập đến, nó có một quá trình không ngừng tự hoàn thiện, bởi vì khoa học chỉ là tổng kết hiện tượng mà chúng ta quan sát được
Giáo sư Chương đưa thêm ví dụ, Newton ngồi dưới cây táo, đột nhiên bị quả táo rơi trúng đầu. Sau đó Newton bắt đầu nghiên cứu vì sao tất cả quả táo đều rơi xuống đất, từ đó đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn và các định luật vật lý khác nữa. Hay như Định luật chuyển động 2 của Newton: F=ma, lực bằng khối lượng nhân với gia tốc, trong đó cả lực và gia tốc đều là đại lượng vector.

Sau khi ông đưa ra giả thuyết này, người ta còn phải nghiệm chứng nó. Mỗi lần nghiệm chứng đều thấy điều Newton nói là đúng. Từ đó người ta coi lý luận của Newton là khoa học, thậm chí có người coi là chân lý. Nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Khi nhảy ra khỏi thế giới hồng quan để tiến nhập vào thế giới vi quan, ví như tiến vào tầng diện (tầng mặt) của phân tử, chúng ta sẽ phát hiện cơ học cổ điển không đứng vững nữa. Khi đến thế giới vi quan, chúng ta cần 2 điều: một là thuyết tương đối của Einstein, một nữa là cơ học lượng tử của Planck.
Trên thực tế, giữa thuyết tương đối của Einstein và cơ học lượng tử của Planck cũng có rất nhiều mâu thuẫn. Einstein không đồng ý với một số kết luận quan trọng của cơ học lượng tử, đó là: cơ học lượng tử cho rằng vị trí tồn tại, hoặc trạng thái vận động của một lạp tử nào đó là mơ hồ, chỉ có thể sử dụng khái niệm xác suất.
Khi người ta quan sát electron, bản thân việc đó là ép buộc electron phải chọn hướng quay. Điều này và khái niệm xác suất về vị trí của electron trong cơ học lượng tử nghe ‘thật không tưởng’ (bất khả tư nghị). Khi học trung học phổ thông, chúng ta đã từng nghe một danh từ ‘đám mây electron’, chính là khi electron quay quanh hạt nhân nguyên tử với quỹ đạo là gì, tốc độ bao nhiêu v.v. thì đây hoàn toàn là khái niệm xác suất.
Giáo sư Chương đưa thêm về thí nghiệm giao thoa. Mọi người sẽ phát hiện electron thông qua 2 khe nhỏ sẽ cho ra hình dạng sóng ở màn phía sau. Điều này cho thấy electron có ‘lưỡng tính sóng hạt’ (vừa có dạng sóng, vừa có dạng hạt).

Dù thế nào thì cơ học lượng tử cho rằng những thứ ở vi quan tồn tại dưới dạng xác suất, không có tính xác định. Tư tưởng này lại xung đột Einstein. Einstein cho rằng: “Thượng Đế không chơi trò xúc xắc (xác suất)”, đây là câu nói rất nổi tiếng của ông.
Hiện nay chúng ta có 2 công cụ để tìm tòi thế giới vi quan, một là thuyết tương đối của Einstein, hai là cơ học lượng tử của Planck, nhưng giữa chúng vẫn có xung đột. Cũng chính là nói, một số định nghĩa, tổng kết hoặc định lý của vật lý hiện đại chỉ là dựa trên những sự vật quan sát được.
Chúng ta không có cách nào đảm bảo rằng trong vòng một năm một phút giây tiếp theo sẽ không quan sát được hiện tượng dị thường, hoặc tình huống tương phản với lý luận vật lý mà chúng ta nhận thức.
Lấy ví dụ rằng, vũ trụ mà chúng ta nhìn thấy hiện nay, nhà khoa học cho rằng nó đã 13,8 tỷ năm. Còn thời gian và không gian (gọi tắt là thời không) mà chúng ta quan trắc được nhỏ đến mức không đáng nói so với quy mô thời không của vũ trụ.
Dù chúng ta quan sát 10 triệu ngôi sao phù hợp với thuyết tương đối rộng của Einstein, chúng ta vẫn không thể khẳng định thức tương đối rộng của Einstein là đúng. Bởi vì không biết đến lúc nào sẽ phát hiện một hành tinh mà sự vận hành của nó không phù hợp với thuyết tương đối rộng. Đến lúc đó khoa học phải sửa đổi lý luận.
Giáo sư Chương lấy thêm một ví dụ như sau. Lấy một so sánh như thế này, quy mô thời không giữa con người và vũ trụ cho tương đồng với quy mô giữa con người và vi khuẩn. Trong con người có rất nhiều vi khuẩn, trên vi khuẩn có sinh mệnh trí huệ, sinh mệnh này có thể nghiên cứu thân thể con người. (Để cho dễ hình dung: sinh mệnh có trí huệ trên vi khuẩn nghiên cứu cơ thể người, giống như con người nghiên cứu vũ trụ. Giáo sư Chương lấy tỷ lệ như vậy. Đọc hết ví dụ này mọi người sẽ hiểu).
Sinh mệnh có trí huệ trên vi khuẩn nghiên cứu thân thể người, phát hiện nhân thể vô cùng kỳ diệu như: hình dạng gì, sống bao nhiêu năm, hô hấp để lấy Oxygen như thế nào, máu tuần hoàn ra sao để giữ được ‘hằng nhiệt’ (nhiệt độ không đổi) v.v.
Những thứ mà sinh mệnh trên vi khuẩn nghiên cứu nghe rất khoa học, nhưng có một tiền đề là nhân thể phải còn sống. Hễ thân thể chết đi, thì những điều mà sinh mệnh trên vi khuẩn nghiên cứu sẽ không còn đúng nữa, bởi vì điều kiện bên ngoài của những thứ quan trắc đã xảy ra thay đổi.
Giáo sư Chương nhìn nhận, chúng ta không thể đảm bảo khoa học trong quá khứ vĩnh viễn khởi tác dụng đối với tương lai. Nói không chừng sẽ xuất hiện hiện tượng dị thường nào đó, khiến những lý luận ban đầu sụp đổ.
Giả sử đến một ngày lý luận sóng điện từ của Maxwell không khởi tác dụng nữa, đường sức từ cắt cuộn cảm (cuộn dây cảm ứng) không sản sinh ra điện nữa, thế thì ngành vật lý sẽ sụp đổ. Ngành vật lý hiện nay, kiến lập trên cơ học và điện từ học ở hồng quan, nếu một học thuyết hoặc định luật nào đó phát sinh biến hoá to lớn ở giữa, thì ngành vật lý sẽ sụp đổ.
Giáo sư Chương kể rất nhiều những ví dụ là muốn nói rằng, khoa học hiện nay của chúng ta: thứ nhất là rất có hạn; thứ hai là bản thân khoa học là một loại tín ngưỡng, mọi người chỉ có thể tin khi ‘hệ thống tiên đề’ được xây dựng trước đây là đúng.
Sau khi chia sẻ một số khái niệm và ví dụ, Giáo sư Chương muốn đề cập đến Thuyết Tiến hoá.
Những nhân sĩ tín Thần nhìn nhận cuốn ‘Nguồn gốc các loài’ của Darwin là… ‘Thánh kinh của Ma vương’. Tại sao lại như vậy, những tiên đề mà Thuyết Tiến hoá liệu có đủ chắc chắn hay có ‘xung đột nội tại’, con người có phải do khỉ tiến hóa… tất cả sẽ có trong phần tiếp theo, kính mời quý độc giả đón xem.
Mạn Vũ