Mục lục bài viết
Có thể hình dung rằng hơn 570 “lão hổ” đã bị điều tra, và các “con cháu hổ” đứng sau họ, cũng như “hậu trường chung” tham nhũng hủ bại của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, đều nghiến răng căm hận Tập. Có lẽ tất cả chúng đều muốn tính mạng của gia đình Tập.
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào năm 2022 là đại hội vi phạm nhiều quy tắc nhất sau khi kết thúc 10 năm Cách mạng Văn hóa, đã phá vỡ ít nhất 8 quy tắc. Hôm nay, tôi sẽ nói chuyện với bạn về những cách làm phi quy tắc này, nguyên nhân và hậu quả của nó.
Đại hội 20 của ĐCSTQ đã phá vỡ những quy tắc nào?
Thứ nhất, phá vỡ kỷ lục tái cử lãnh đạo đảng sau thời Mao.
Trong 46 năm kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa năm 1976 đến năm 2022, có sáu nhà lãnh đạo của ĐCSTQ—Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.
Hoa Quốc Phong từng là lãnh đạo ĐCSTQ trong hơn 4 năm (1976.10-1981.6);
Hồ Diệu Bang là lãnh đạo ĐCSTQ trong 5 năm rưỡi (1981.6-1987.1);
Triệu Tử Dương phục vụ với tư cách là lãnh đạo ĐCSTQ trong 2 năm rưỡi (1987.1-1989.6);
Giang Trạch Dân là lãnh đạo ĐCSTQ trong 13 năm (1989.6~2002.11). Giang là lãnh đạo của ĐCSTQ tại Phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khóa 13 sau “sự kiện Lục Tứ” năm 1989, còn gọi là Thảm sát Thiên An Môn. Ông ta đã phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp tại Đại hội 14 và 15;
Hồ Cẩm Đào là lãnh đạo ĐCSTQ trong 10 năm (2002.11~2012.11), phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp tại Đại hội 16 và 17.
Và Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo ĐCSTQ duy nhất đã được bầu lại tại ba kỳ đại hội đảng—Đại hội toàn quốc lần thứ 18, 19 và 20.
Thứ hai, phá vỡ quy tắc “bảy thượng tám hạ”
Trước Đại hội 20, có một quy tắc bất thành văn trong ĐCSTQ là quy tắc “bảy thượng tám hạ” đối với người lãnh đạo cấp phó quốc gia, đó là vào năm tổ chức đại hội đảng, những người dưới 67 tuổi vẫn có thể kế nhiệm hoặc được bổ nhiệm mới, còn đã đến 68 tuổi thì phải về hưu. Đại hội 16 năm 2002, Đại hội 17 năm 2007 và Đại hội 18 năm 2012 về cơ bản tuân theo quy luật này.
Nhưng tại Đại hội 20, Lý Khắc Cường và Uông Dương, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa 19, đều dưới 67 tuổi, đã từ chức. Nhưng Trương Hựu Hiệp đã 72 tuổi lại được bầu lại làm Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Vương Nghị 69 tuổi được “bầu” làm Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Thứ ba, phá vỡ cân bằng phe phái.
Từ thời Mao Trạch Đông đến thời Đặng Tiểu Bình, rồi đến thời Giang Trạch Dân, các lãnh đạo cao tầng của ĐCSTQ đều có vấn đề về cân bằng phe phái, cho dù Mao Trạch Đông muốn độc quyền, thì cũng phải tuyển người từ phe phái khác để liên kết và cân bằng một chút. Nhưng tại Đại hội 20, từ các thành viên Thường vụ Bộ Chính trị đến các ủy viên Bộ Chính trị, chỉ có duy nhất Tập phái.
Các phe phái khác thì sao? Giang phái chỉ còn lại Vương Hộ Ninh và Triệu Nhạc Tế. Lý Khắc Cường và Uông Dương của “Đoàn phái” đã rút khỏi Ủy ban Trung ương; Hồ Xuân Hoa, mặc dù mới 59 tuổi và là Ủy viên Bộ Chính trị hai nhiệm kỳ liên tiếp, nhưng ông đã không vào được Bộ Chính trị khóa 20. “Đoàn phái” đã bị thanh lý.
Còn cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, người đã nghỉ hưu được 10 năm, bị đuổi khỏi hội trường trong cuộc họp bế mạc. Nguyên lão của Đoàn phái bị đả kích nghiêm trọng, thông lệ “nguyên lão can thiệp vào chính sách” cũng bị loại trừ.
Ngoài ra, thế hệ thái tử đảng, quan nhị đại không có người mới nào lọt vào Bộ Chính trị.
Thứ tư, phá vỡ quy tắc về thâm niên
Lý Cường, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa 20, dự kiến sẽ nhậm chức Thủ tướng Quốc Vụ Viện vào tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, Lý Cường không có kinh nghiệm phục vụ trong chính quyền trung ương hoặc các cơ quan nhà nước, ông ta chưa bao giờ là lãnh đạo cao nhất của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ hoặc các ủy, bộ, cục hoặc văn phòng của Quốc Vụ Viện, cũng chưa từng là phó thủ tướng hoặc ủy viên Quốc Vụ.
Đinh Tiết Tường, tân ủy viên thường vụ, dự kiến sẽ đảm nhận chức Phó Thủ tướng Quốc Vụ Viện vào tháng 3 năm sau, tuy nhiên, Đinh Tiết Tường chưa bao giờ là lãnh đạo cao nhất của đảng và chính quyền ở bất kỳ tỉnh, khu tự trị, hoặc thành phố trực thuộc trung ương nào, cũng như chưa từng là thành viên của bất kỳ cơ quan trung ương hoặc nhà nước nào ngoài chức chủ nhiệm Văn phòng Trung ương.
Lý Thư Lỗi trước đây không phải là Ủy viên Trung ương, cũng không phải là Ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương, nhưng đã được thăng chức trực tiếp thành Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội 20. Ngay sau Đại hội 20, Lý Thư Lỗi trở thành Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Hà Vệ Đông thăng lên như tên lửa. Hà Vệ Đông không phải là đại biểu của Đại hội 20 ĐCSTQ. Ông ta không phải là ủy viên, cũng không phải là ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội 20. Ông ta được thăng chức trực tiếp thành Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội 20 và trở thành Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Thứ năm, không có Ủy viên Bộ Chính trị nào là nữ
Từ năm 2002 đến 2017, tại Đại hội 16,17,18 và 19 của ĐCSTQ, đều có nữ ủy viên Bộ Chính trị, phân biệt là Ngô Nghi, Lưu Diên Đông (Đại hội 17, 18) và Tôn Xuân Lan. Năm 1997, mặc dù không có nữ ủy viên Bộ Chính trị nào tại Đại hội 15 của ĐCSTQ, nhưng Ngô Nghi là ủy viên dự khuyết của Bộ Chính trị. Đại hội 20 ĐCSTQ không có nữ Ủy viên Bộ Chính trị, đã phá vỡ thông lệ 20 năm qua.
Thứ sáu, ba ủy viên Ban Bí thư Trung ương xuất thân là cảnh sát
Chỉ có một Bí thư của Ban Bí thư Trung ương khóa 16 là cảnh sát, và ông ta là Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang; Ban Bí thư Trung ương khóa 17 và 18 không có xuất thân cảnh sát; Ban Bí thư Trung ương khóa 19 có một bí thư xuất thân cảnh sát, là cựu Bộ trưởng Công an Quách Thanh Côn.
Trong số bảy bí thư của Ban Bí thư Ủy ban Trung ương khóa 20, ba người trong số họ xuất thân là cảnh sát, đó là Trần Văn Thanh, Lưu Kim Quốc và Vương Tiểu Hồng. Trần Văn Thanh trước đây từng là bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia và tổng cảnh giám; Lưu Kim Quốc từng là thứ trưởng Bộ Công an và phó tổng cảnh giám; Vương Tiểu Hồng là bộ trưởng Bộ Công an và tổng cảnh giám đương nhiệm.
Thứ bảy, bộ trưởng Bộ An ninh được đề bạt làm bí thư Ban Chính trị Pháp luật Trung ương
Ba bí thư trước đây của Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương—Chu Vĩnh Khang, Mạnh Kiến Trụ, và Quách Thanh Côn — đều là bộ trưởng Bộ Công an thăng nhiệm. Từ ngày thành lập ĐCSTQ đến Đại hội 20, chưa có tiền lệ một Bộ trưởng Bộ An ninh được đề bạt làm Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, Trần Văn Thanh là người đầu tiên.
Thứ tám, không có người kế vị tiềm năng trẻ hơn
Trong số các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 20, Lý Cường (sinh năm 1959), Thái Kỳ (sinh năm 1955) và Lý Hy (sinh năm 1956) 5 năm sau sẽ lần lượt 68, 72 và 71 tuổi, đều sẽ đều đến tuổi hưu trí. Chỉ Đinh Tiết Tường (sinh năm 1962), 5 năm sau sẽ 65 tuổi, có thể lưu nhiệm.
Tuy nhiên, so với lý lịch chính trị của những người kế nhiệm trước đây, nào là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, Phó Chủ tịch nước, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Hiệu trưởng Trường đảng Trung ương, v.v., thì lý lịch chính trị của Đinh Tiết Tường quá mỏng, ít có khả năng kế vị.
Sau khi 8 quy tắc vừa nêu bị phá vỡ, kết quả là tất cả nhân mã thuộc phe Tập Cận Bình đều thăng vị, chỉ còn duy nhất “quân nhà Tập”.
Tại sao Tập Cận Bình phá vỡ các quy tắc
Tập Cận Bình muốn phá vỡ bao nhiêu quy tắc tại Đại hội 20 rốt cuộc là vì lý do gì? Nguyên nhân then chốt nhất là hai từ – an toàn.
Theo thống kê của Reuters, ông Tập đã nhắc đến từ “an toàn” 73 lần trong báo cáo trước Đại hội 20 của ĐCSTQ. Điều này cho thấy hai điều:
Đầu tiên, ĐCSTQ về chỉnh thể có một cảm giác bất an cực đại. Nói cách khác, ĐCSTQ đang đối mặt với một nguy cơ khủng khiếp chưa từng có.
Trăm năm ĐCSTQ, cho đến năm 2022, ĐCSTQ đã trở thành đảng giết người nhất thế giới. Trong thời đại Mao Trạch Đông, hàng chục chiến dịch chính trị đẫm máu và tàn bạo đã được thực hiện, tàn sát hơn 80 triệu người Trung Quốc. Trong thời đại Đặng Tiểu Bình, ĐCSTQ tiến hành vụ thảm sát Thiên An Môn “ngày 4 tháng 6” năm 1989. Vào thời Giang Trạch Dân, phương thức giết người bằng nạn mổ cướp nội tạng quy mô lớn đối với học viên Pháp Luân Công được gọi là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.
ĐCSTQ nợ máu rất nhiều, liệu không trả có được không? Nó không sợ sao? Đây là nguyên nhân sâu xa quan trọng nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện hiện nay của ĐCSTQ.
Thứ hai, bản thân Tập Cận Bình luôn có cảm giác bất an về tính mạng của gia đình mình.
Trong 10 năm kể từ khi ông Tập lên nắm quyền, hơn 570 quan chức cấp cao từ cấp phó tỉnh, cấp bộ và các quan chức cấp trung khác đã bị điều tra và truy tố, bao gồm các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, ủy viên Bộ Chính trị, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, một nhóm các bộ trưởng và thứ trưởng, tỉnh trưởng và phó tỉnh trưởng, bí thư và phó bí thư tỉnh ủy, một loạt quan chức cấp cao từ công an, viện kiểm sát, luật, sở, còn có hơn 160 danh tướng. Hầu hết trong số chúng đã được cựu độc tài ĐCSTQ Giang Trạch Dân và cựu ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đề bạt trọng dụng.
Có thể hình dung rằng hơn 570 “lão hổ” đã bị điều tra, và các “con cháu hổ” đứng sau họ, cũng như “hậu trường chung” tham nhũng hủ bại của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, đều nghiến răng căm hận Tập. Có lẽ tất cả chúng đều muốn tính mạng của gia đình Tập.
Trong mười năm kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình luôn đối mặt với những nguy cơ rất lớn là chửi Tập, phản Tập, đả đảo Tập và chính biến.
Cho đến trước thềm Đại hội 20 của ĐCSTQ, một số người vẫn tiếp tục tung tin đồn ở nước ngoài rằng ông Tập đã bị đảo chính.
Để bảo vệ an toàn tính mạng của “nhà Tập”, Tập Cận Bình không thể không toàn lực tranh cử “ba nhiệm kỳ liên tiếp”, và không thể không bổ nhiệm một lượng lớn nhân mã nhà Tập.
Việc phá vỡ tám quy tắc có thể giữ an toàn cho ĐCSTQ và Tập không?
Tập Cận Bình phá vỡ nhiều quy tắc như vậy tại Đại hội 20, liệu sự an toàn của ĐCSTQ và Tập Cận Bình có được đảm bảo? Có thể nói là còn khó hơn.
Tiến sĩ Vương Hữu Quần, tuyển cảo nhân của cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Uất Kiện Hành, đã theo dõi và nghiên cứu về nạn tham hủ của ĐCSTQ. Vương Hữu Quần tin rằng căn bệnh ung thư tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ đã đến giai đoạn cuối, cho dù có dùng thuốc, hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, v.v., tất cả đều vô dụng, không ai có thể khỏi bệnh.
Cách bố trí nhân sự bất thường của Tập Cận Bình tại Đại hội 20 về cơ bản áp dụng nguyên tắc “bổ nhiệm người duy hộ Tập”, khiến nền tảng của nhóm lãnh đạo nòng cốt của ĐCSTQ khóa 20 yếu kém – tính đại biểu quá hẹp; yếu nhược – không đủ cương, không đủ nhu – ít nhân tài có bề dày kinh nghiệm trị quốc. Những người có thể vào Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị chủ yếu dựa vào mối quan hệ cá nhân của họ với Tập.
- Mời năm chính biến không ngừng, câu chuyện nội bộ của thế lực chống Tập.
- Di họa cho hậu đại, số phận bi thảm của những đứa con của những lão tổ tông ĐCSTQ.
Kiểu dàn xếp này, nhìn bề ngoài thì phe Tập sẽ thắng lớn, Tập có thể độc chiếm đại quyền, nhưng có thể dẫn phát sự phản đối của phái nguyên lão, thái tử đảng, quan nhị đại, đoàn phái, cho đến các phe phái khác, sự phản đối của tầng lớp tinh anh xã hội, chỉ có thể dựa vào lực áp chế cao để duy trì. Thủ đoạn áp chế cao một khi vượt khỏi tầm kiểm soát, thì một sự cố nhỏ có thể gây ra phản ứng dây chuyền từ trên xuống dưới, dẫn đến sự tan rã giải thể của ĐCSTQ.
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch