Những chiếc siêu xe cỡ như Lamborghini Aventador có động cơ với số vòng quay/phút tầm khoảng 8500, cao lắm thì tầm 10.000. Con số này được coi là ‘đỉnh’ trong động cơ ô tô.

Khuẩn E. Coli là sinh vật bậc thấp nhưng lại có một ‘động cơ’ siêu nhỏ vô cùng tinh mật, có kích thước khoảng 25 nm (100 nguyên tử). ‘Động cơ’ này có số vòng quay khoảng 60.000 vòng/phút. Để cho dễ hình dung, 1 giây quay được 1000 vòng!

E. Coli là sinh vật bậc thấp còn có kết cấu vi diệu như vậy huống chi là con người. Do đó sẽ không nói quá rằng: sinh mệnh chính là kiệt tác của Thần.

kỳ trước, chúng ta đã thấy được sự vô lý của Thuyết Tiến hoá dựa vào giải phẫu học so sánh, quy luật lặp lại của phôi thai, và chứng cứ cổ sinh vật học. Trong phần này tiếp tục giải mã sự hoang đường của Thuyết Tiến hoá dựa vào xác suất tính một loài đột biến thành một loài khác (sinh vật học phân tử) và thực nghiệm kiểm chứng của nhà khoa học Mỹ từ năm 1988.

Công thức tính xác suất trong sinh vật học phân tử chứng minh Thuyết Tiến hoá không tồn tại

Darwin giảng: con gấu cứ bơi cứ bơi, miệng của nó càng ngày càng lớn, mũi của nó càng ngày càng cao, cuối cùng con gấu biến thành cá voi. Cách nói này thực sự không thể giải thích được sự thay đổi của các loài.

Bởi vì thời của Darwin chưa có học thuyết gen, người ta cũng không biết rằng sự di truyền của các loài là dựa vào gen; cho nên cách nói ‘con gấu biến thành cá voi’ của Darwin có chút giống với điều Lamarck nói là ‘dụng tiến phế thoái’ (用進廢退: cái nào dùng thì phát triển, cái nào không dùng thì thoái hoá).

Điều này nghĩa là, khi bạn dùng một cơ quan (trên cơ thể) thì cơ quan ấy càng ngày càng phát triển. Ví như: bạn không ngừng luyện tập thân thể, thì cơ bắp của bạn càng ngày càng phát triển. Nhưng chúng ta biết rằng: loại kỹ năng có được lúc ‘hậu thiên’ (sau này) thì không thể di truyền, bởi vì bạn không thể thông qua việc chống đẩy từ 100 cái lên 1000 cái, sau đó gen của bạn phát sinh thay đổi; điều này là không thể. Do đó kỹ năng lúc hậu thiên là không di truyền.

Nhưng khi người thời đó giải thích sự thay đổi của một loài, ví như làm thế nào để con nai biến thành con hươu cao cổ, thì họ giải thích rằng: do cỏ ở trên mặt đất không đủ, cho nên con nai vươn cổ để ăn lá ở trên cây, sau đó cổ của nó càng ngày càng dài, cuối cùng vươn dài thành con hươu cao cổ. Điều này chúng ta có thể đã từng học trong môn Sinh học thời cấp 2.

Trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy, cho dù con nai có cố vươn cổ, khẳng định là cổ nó sẽ không khác nhiều so với ban đầu. 

Đợi đến sau này học thuyết gen xuất hiện, người ta mới cho rằng sự tiến hóa của sinh vật là do đột biến gen. Khi gen xảy ra thay đổi, động vật sẽ xuất hiện đặc trưng hoàn toàn khác với quá khứ. Điều này đưa đến một vấn đề: xác suất đột biến gen là bao nhiêu? Từ phép tính xác suất, nhiều học giả đã chứng minh Thuyết Tiến hoá là không tồn tại.

Một học giả là Behe đã viết một cuốn sách mang tên ‘Hộp đen của Darwin’, trong đó Đưa ra công thức tính xác suất đột biến gen để biến một loài này thành một loài khác. 

Công thức xác suất tính một loài biến thành một loài khác của học giả Behe, với N (số gen đột biến) lấy bằng 10 để tính toán sơ bộ.

Chúng ta biết rằng gen của sinh vật rất ổn định đặc biệt là DNA có cấu trúc chuỗi xoắn kép, rất khó thay đổi ‘thông tin di truyền’ của gen trong quá trình di truyền, nói cách khác xác suất phát sinh đột biến trong quá trình di truyền là rất nhỏ; cho nên con số 1/1000 đã tương đối lớn. Hơn nữa sau khi đột biến, gen này phải tương hợp với các gen còn lại.

Những người làm sinh vật học phân tử đều biết rằng, sau khi xuất hiện một gen, thì gen đó có thể là gen trội hoặc gen lặn. Gen này còn phải có thể tổng hợp protein, hoặc có thể không khởi được bất cứ tác dụng gì.

Dù là gen trội hay lặn, nó phải có tính tương hợp với các gen khác, nghĩa là: nếu ‘gen mới có sau khi đột biến’ không có tính tương hợp với các gen khác, thì sẽ bị các tế bào khác loại bỏ. Đây giống như hệ thống miễn dịch của con người phát hiện ra những thứ không phải là của mình, sau đó loại bỏ đi.

Do đó trong quá trình này xuất hiện rất nhiều biến số, gồm cả việc gen này xuất hiện trong tế bào di truyền. Nếu gen đột biến xuất hiện trong tế bào Xôma – là bất kỳ tế bào nào đó, nhưng không phải là tế bào di truyền – thế thì trứng (của nữ) hoặc tinh trùng (của nam) không bao hàm ‘tế bào đã phát sinh đột biến’, như thế không cách nào di truyền được.

Nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh, tuyệt đại đa số các gen đột biến thường tạo thành bệnh, ví như: bạch tạng, hội chứng đao do dị thường nhiễm sắc thể số 21 (bình thường là 2, bị đao là 3 nhiễm sắc thể số 21) v.v. Trên thực tế đa số đột biến gen là có hại chứ không phải có lợi, đó là ‘lùi hoá’ chứ không phải tiến hoá. 

Quay lại với công thức tính xác suất đột biến gen của Behe, ông đã nhân xác suất các khả năng với nhau, áp dụng cho 10 gen khác nhau (hệ số mũ N = 10), cuối cùng đưa ra một kết luận: Xác suất để một loài biến thành một loài khác là 10^-110. Đây là con số rất thú vị.

10^-110 là khái niệm gì? Chính là cần 10^110 cá thể mới xuất hiện ‘một loài biến thành một loài khác’. Hình dung 10^110 như thế nào? Chúng ta quan trắc vũ trụ cảm thấy như là vô biên vô tế, một vũ trụ có 13,8 tỷ năm ánh sáng, trong đó số bao hàm số lượng phân tử là 10^80.

Nếu mỗi nguyên tử trong vũ trụ là một con nai, vậy thì cần có 10^30, tức 1000 tỷ tỷ tỷ vũ trụ như vậy mới có thể xuất hiện một con nai biến thành một con hươu cao cổ. Đây hoàn toàn là chuyện không thể.

Hơn nữa, N = 10 là số gen đột biến mà chúng ta tạm lấy, trên thực tế sự sai khác là lớn hơn nhiều. Chiếu theo số liệu giải mã bộ gen người, thì con người có khoảng 25 nghìn gen, sai biệt với gorilla (khỉ đột) khoảng 4%, tức khoảng 1000 gen bất đồng. Nếu gorilla muốn biến thành người thì cần 1000 gen. 

Thêm vào đó mỗi lần đột biến là theo hướng tiến, tức di truyền những gen trội, sau đó còn phải đủ ‘đột biến gen đồng dạng’ thì gorilla mới có thể sinh sôi tiếp tục v.v. như vậy gorilla mới có thể biến thành người.

Vừa rồi là tính cho số gen đột biến N = 10, còn ở đây N = 1000 thì xác suất gorilla biến thành người còn nhỏ hơn con số trước 100 lần. Do đó một loài biến thành một loài khác căn bản là điều không thể.

Có người lấy một ví dụ vui thế này: thông qua đột biến gen để một loại này biến thành một loại khác thì giống như một con khỉ nhảy xung quanh chiếc máy in sau đó xuất bản ra các tác phẩm của Shakespreare. Đây là điều không thể, hơn nữa con khỉ cũng không sống lâu như vậy.

Đột biến gen còn đưa đến một vấn đề không thể giải đáp, đó là: không có một loài nào khác trong quá trình trung gian. Chúng ta lấy giả thuyết giữa gorilla và người khác nhau 10 gen, vậy thì qua 10 lần đột biến, chúng ta phải tìm thấy gorilla có 1 gen đột biến, 2 gen đột biến… đến 10 gen đột biến, cuối cùng gorilla mới biến thành người. 

Thêm nữa là, quần thể loài trong quá trình trung gian phải đủ lớn mới có thể bảo lưu được gen ấy, sau đó mới có những lần đột biến tiếp theo dựa trên tích luỹ ấy. Cho nên đúng ra khi khai quật trong vỏ Trái Đất (địa cầu) chúng ta nên thấy một lượng lớn hóa thành những loài trung gian.

Nhưng trên thực tế chúng ta không tìm thấy bất cứ hoá thạch của những loại trung gian. Cho nên những người tin Thuyết Tiến hoá nói ‘gorilla biến thành người’ mang ý tứ là ‘gorilla trong một đêm mà biến thành người’!

Học thuyết đột biến gen còn có một mâu thuẫn nội tại liên quan đến tốc độ tiến hóa. Học thuyết này nói rằng: theo các hoá thạch hiện tại của chúng ta, sinh vật càng đơn giản thì tiến hoá càng lâu. Ví dụ sinh vật nguyên sinh như vi-rút tiến hoá thành sinh vật đơn bào, từ sinh vật đơn bào biến thành sinh vật đa bào, quá trình này kéo dài mấy tỷ năm; khi tiến nhập vào động vật có vú, thì tốc độ từ khỉ biến thành người là rất nhanh, chỉ tốn khoảng vài triệu năm.

‘Mất vài tỷ năm mới tiến hoá được một chút, mất vài triệu năm thì tiến hoá nhanh hơn’, điều này đúng không? Giáo sư Chương khẳng định là không đúng. Bởi vì trên thực tế, sinh vật học phân tử cho rằng: Động vật càng cao thì bộ gen của nó càng ổn định, không dễ để xảy ra thay đổi, nên tiến hoá phải càng ngày càng chậm. Từ đây chúng ta thấy rằng: bản thân học thuyết phân tử có mâu thuẫn nội tại.

Khoa học là gì? Khoa học phải nhất quán (về logic), chính là nó không thể mâu thuẫn với chính nó. Từ kết luận này dẫn đến một kết luận khác mà ‘ngược lại với kết luận ban đầu’, thì đây không phải là khoa học. Do đó từ góc độ này thấy rằng, Thuyết Tiến hoá không phải là khoa học, bởi vì nó không nhất quán, tự nó mâu thuẫn với chính mình.

Ở đây còn có một vấn đề nữa, chính là vừa rồi chúng ta đề cập ‘một loài biến thành một loài khác’. Nhưng trên thực tế chúng ta thấy rằng Trái Đất là một hệ thống sinh thái rất phức tạp, bản thân một loại nào đó không thể sinh tồn một mình.

Giáo sư Chương đưa ra ví dụ như thế này: nếu Trái Đất không có gì hết, chỉ có một con thỏ, thì con thỏ này khẳng định sẽ chết đói. Vì sao? Nếu trên mặt đất có rất nhiều cỏ, nhưng bị thỏ ăn hết, nó sẽ chết đói sau đó. Cho dù có rất nhiều cỏ và một cặp thỏ, thì nó cũng chết đói, bởi vì khi sinh sôi càng nhiều, không có thiên địch như sói ăn thịt nó, đám thỏ sẽ ăn hết cỏ và chết đói.

Nói cách khác: nếu địa cầu không có một hệ thống sinh thái phức tạp để cân bằng được các loài khác nhau, thì bất cứ loài nào cũng không duy trì được.

Thực nghiệm năm 1988 chứng minh Thuyết Tiến hoá là không tồn tại

Có người thắc mắc rằng: Thuyết Tiến hoá có thể nghiệm chứng được không? Giáo sư Chương đưa ra một câu chuyện như sau. 

Chuyện xảy ra vào năm 1988, có một nhà khoa học của Đại học Michigan, một Giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm của Mỹ tên là Richard Lenski. Ông rất muốn quan trắc để xem rốt cuộc sinh vật có xảy ra thay đổi sau mấy đời sinh sản không.

Giáo sư – Viện sĩ Richard Lenski đã làm thí nghiệm với khuẩn E. Coli (mỗi ngày sinh sản 72 đời) để kiểm chứng Thuyết Tiến hoá.

Chúng ta biết rằng đột biến gen xảy ra trong quá trình sinh sản, trong quá trình phục chế DNA hoặc RNA tạo thành sai sót nào đó rồi xảy ra đột biến gen, đột biến gen này truyền sang thế hệ tiếp theo. Do đó nếu chúng ta có thể tìm thấy một loài sinh sản rất nhanh, sau đó quan sát; thì chúng ta sẽ biết được có xảy ra đột biến gen, hoặc loài này biến thành loài khác hay không.

Giáo sư Lenski đã tìm thấy một loài như vậy, đó là khuẩn E. Coli. Khuẩn E. Coli sinh sản vô cùng nhanh, trong vòng một ngày có thể sinh sản 72 đời! Ngày 24/2/1988, ông bắt đầu thí nghiệm, sau đó quan sát mấy ngàn đời, mấy chục vạn đời của E. Coli. 32 năm sau, tức năm 2020 (thời điểm ra tập 4, loạt ‘Trung Hoa văn minh sử’ của Giáo sư Chương Thiên Lượng), khuẩn E. Coli đã sinh sản 550 nghìn thế hệ! Nhưng kết quả: E. Coli vẫn là E. Coli.

Chúng ta lấy số liệu là 550 nghìn đời của E. Coli áp vào để tính cho con người. Giả sử con người trong 20 năm sinh ra được một thế hệ, vậy thì 550 nghìn đời tương ứng với 11 triệu năm. 

Thuyết Tiến hoá nói rằng khỉ mất 2-3 triệu năm để biến thành người, ta lấy số đó nhân 5 thì ra được khoảng 11 triệu năm, tức là với 11 triệu năm thì chúng ta phải thấy khỉ biến thành người rồi. Nhưng trên thực tế, qua 550 nghìn đời, E. Coli vẫn là E. Coli; như vậy người tin Thuyết Tiến hoá nói rằng ‘mất 2-3 triệu năm để khỉ biến thành người’ thì có mâu thuẫn không?

Hơn nữa nếu khuẩn E. Coli chỉ thay đổi một chút kiểu như: E. Coli sản sinh ra một gen mới, một protein mới, hoặc một kết cấu tổ chức khác, hay như từ sinh vật đơn bào biến thành sinh vật đa bào v.v. nhưng trải qua 550 nghìn thế hệ, E. Coli vẫn là E. Coli, không biến thành sinh vật khác. Vậy thì làm sao những người tin Thuyết Tiến hoá lại cho rằng khỉ biến thành người qua 550 nghìn đời? Cho nên thực nghiệm đã phủ định hoàn toàn sự tồn tại của Thuyết Tiến hoá.

Khi nói về khuẩn E. Coli, có thể một số người nói rằng nó là sinh vật rất đơn giản, rất thô tháo, thậm chí vô cùng thấp.

Nhưng trên thực tế khuẩn E. Coli vô cùng cao cấp, khiến người ta không thể tưởng tượng nổi. Năm 2017, có một số nhà sinh vật học đã nghiên cứu E. Coli.

Họ phát hiện ‘động cơ’ nhỏ nhất thế giới trên khuẩn E. Coli. Có lớn ngần nào? Chỉ tầm 25 nm, tương đương với 100 nguyên tử! Kết cấu của nó cực kỳ tinh tế vi diệu. Kết luận này được đăng trên tạp chí Science (Science and Nature, Khoa học và Tự nhiên là tạp chí học thuật thuộc top đầu thế giới) vào ngày 14/4/2017.

Các nhà khoa học chân chính đã phát hiện ‘động cơ’ kích thước nm trong khuẩn E. Coli. Bài viết được đăng trên tạp chí Khoa học (Science) vào ngày 14/4/2017.

Chúng ta biết rằng E. Coli dựa vào ‘sợi lông đuôi’ (roi) để bơi, roi này này nằm ở ngoài tế bào của nó. Vậy thì E. Coli lay động cái roi đó như thế nào? Các nhà khoa học phát hiện bên trong khuẩn E. Coli có một ‘động cơ’ siêu nhỏ. Bản thân động cơ đó có thể quay, nó còn có thanh chuyển động, khớp nối, cho phép E. Coli di chuyển đến các hướng khác nhau.

‘Động cơ’ tinh mật trong khuẩn E. Coli với kích thước tầm 25 nm (khoảng 100 nguyên tử), có tốc độ quay 60.000 vòng/phút.

Trong bức tranh trên, chúng ta có thể thấy một động cơ vô cùng tinh mật (tinh vi chính xác). Động cơ kích cỡ nano này có thể quay bao nhiêu vòng/phút? Có thể quay 60.000 vòng/phút. Đây là con số không thể tưởng nổi! Một chiếc xe nếu có động cơ quay 6000 đến 7000 vòng/phút thì âm thanh của nó đã to đến mức bung tai; các siêu xe thì cỡ Lamborghini Aventador đạt 8500 vòng/phút là max; còn thông thường thì chỉ tầm 2000-3000 vòng/phút. Trong khi ‘động cơ’ của khuẩn E. Coli đạt 60.000 vòng/phút.

Hơn nữa trên khuẩn E. Coli này không chỉ là một roi, nó có rất nhiều roi. E. Coli khống chế những roi này cần dùng bao nhiêu lực? Phải là một thứ có trí huệ vô cùng tinh vi mới có thể điều khiển được. Giáo sư Chương còn tin rằng, E. Coli nhất định có một hệ thống cảm biến để quan trắc di chuyển theo hướng nào, mỗi động cơ quay với tốc độ bao nhiêu, còn cả hệ thống phanh để kiểm soát tốc độ v.v.

E. Coli đơn giản đến mức con người bỏ qua, nhưng bên trong lại có động cơ nano, hiệu suất 100, đây phải chăng là kiệt tác của sinh mệnh có trí huệ hay sao.

Giáo sư Chương đưa ra những điều này muốn nói về mức độ phức tạp của sinh mệnh, của hệ thống sinh thái, gồm cả quan sát của chúng ta trong quá trình sinh sản của sinh mệnh v.v. Nhìn vào những điều trên, chúng ta thấy rằng Thuyết Tiến hoá căn bản là không tồn tại. Hơn nữa bản thân Thuyết Tiến hoá có mâu thuẫn nội tại như: lỗi logic về hình thức (hình vẽ phôi thai) trong giải phẫu học so sánh, xác suất hầu như không tồn tại trong sinh vật học phân tử, sự trùng lặp của phôi thai là giả thuyết không có căn cứ v.v. Do đó thấy rằng động vật tiến hóa là điều không thể tồn tại.

Nếu Thuyết Tiến hoá không tồn tại thì con người đến từ đâu? Vấn đề này trong loạt bài Trung Hoa văn minh sử sẽ dần dần làm sáng tỏ, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích:

(*) Ảnh trong bài được chụp từ ‘Trung Hoa văn minh sử’ tập 4.