Thực nghiệm “Vũ trụ số 25” suy diễn tương lai của nhân loại, chuẩn đến mức khó tin; Trong bốn giai đoạn thành, trụ, hoại, diệt, nhân loại đang ở giai đoạn nào? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một thực nghiệm thần kỳ vào những năm 1960. Điều thần kỳ nằm ở đâu? Bởi vì đối tượng thực nghiệm chỉ là một quần thể chuột, nhưng kết quả thực nghiệm lại dự ngôn chuẩn xác hiện trạng của nhân loại sau đó vài chục năm.

Vũ trụ số 25

Đây là thực nghiệm hệ thống vũ trụ chuột, được bắt đầu vào những năm 1960 thế kỷ trước, do tiến sĩ chuyên gia hành vi người Mỹ John Bumpass Calhoun tiến hành. Nổi tiếng nhất trong số này là thực nghiệm “Vũ trụ số 25” mà ông đã ghi lại trong luận văn năm 1973: “Tử vong bình phương: Sự phát triển bùng nổ và cái chết của dân số chuột” (Death Squared: The Explosive Growth and Demise of a Mouse Population).

Trường sở thực nghiệm là một hộp kim loại có chiều dài và rộng 2,57 mét, cao 1,37 mét trong một nông trường, có thể chứa tổng cộng 3.840 con chuột. Lấy tâm của hộp là trung tâm, 16 khu vực cư ngụ được chia đều, mỗi khu vực có một vòi uống độc lập, một hộp đựng thức ăn, và 16 hốc nghỉ, mỗi hốc nghỉ có thể chứa 15 con chuột thoải mái trong đó. Nơi đó có hệ thống thông gió tốt, nhiệt độ ổn định, thức ăn vô tận, nước vô tận, không có thiên địch và không có bệnh truyền nhiễm. Điều duy nhất mà lũ chuột cần làm là “Tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất”. Đây đơn giản chính là Utopia, quốc gia lý tưởng của loài chuột. Vì vậy, người ta còn gọi thực nghiệm của Calhoun là thực nghiệm thế giới không tưởng trên chuột.

Calhoun và thực nghiệm “vũ trụ 25”

Thực nghiệm “Vũ trụ số 25” kéo dài 5 năm, bắt đầu từ tháng 7 năm 1968 và kết thúc vào tháng 5 năm 1973, được phân thành bốn giai đoạn: A, B, C, D, vừa khớp với sở thuyết của Phật gia rằng mỗi vũ trụ đều trải qua bốn giai đoạn thành, trụ, hoại, diệt.

Xem video tại đây

Giai đoạn A: Giai đoạn đấu tranh

4 cặp chuột 48 ngày tuổi được chuyển đến. Mỗi con đều khỏe mạnh và hoạt bát. Trong thế giới mới, những con chuột hạnh phúc rất nhanh chóng đánh dấu lãnh thổ của chúng, chọn tổ và bắt đầu cuộc sống thực dân của chúng. Đến ngày thứ 104, thế hệ thứ hai được sinh ra một cách thuận lợi.

Giai đoạn B: Giai đoạn khai phát

Kể từ đó, số lượng chuột bắt đầu xuất hiện tăng trưởng có tính bùng nổ, cứ sau mỗi 55 ngày lại tăng gấp đôi. Những con đực tốt nhất ở những nơi có tỷ lệ sinh cao hơn, trong khi những con khác có ít hoặc không sinh. Sự phân hóa xã hội đã xuất hiện.

Giai đoạn C: Giai đoạn cân bằng

Đến ngày thứ 315, tổng số chuột lên tới 620 con. Tốc độ sinh sản đã chậm lại đáng kể kể từ đó, chỉ tăng gấp đôi sau mỗi 145 ngày. Lúc này, các vấn đề xã hội xuất hiện. Năng lực bảo vệ lãnh địa của con đực bắt đầu suy giảm, và những con cái đang cho con bú biến trở nên hung dữ, tiếp quản vai trò của con đực. Bạo lực trở nên phổ biến. Những con đực dư thừa không thể không thoái lui sau khi bị cắn mình đầy vết thương. Những con đực đồng tính an ủi lẫn nhau và sống xa lánh xã hội bắt đầu xuất hiện, con cái giảm tỷ lệ thụ thai, một số bắt đầu không thể thụ thai hoặc đuổi chuột sơ sinh ra ngoài và để chúng tự sinh tự diệt. Xã hội bắt đầu hướng tới hỗn loạn.

Giai đoạn D: Giai đoạn tử vong

Sau ngày thứ 560, số lượng chuột đạt đỉnh điểm là 2200 con, và sau đó bắt đầu có biểu hiện tăng trưởng âm. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ sống sót của chuột sơ sinh giảm mạnh. Vào ngày thứ 600, con chuột cuối cùng còn sống được sinh ra.

Sau đó, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Những con đực không còn đánh nhau hay đuổi theo những cô gái nữa. Ngoài chuyện ăn uống, chúng chỉ thích làm một việc duy nhất, đó là chải chuốt bộ lông. Lúc này, mặc dù một số ổ đã khá đông, nhưng 20% ​​ổ vẫn còn trống. Và những con cái, không còn năng lực sinh sản, chui vào những cái ổ trống này ẩn cư.

Kể từ đó, do không có con chuột mới nào được sinh ra, nên Vũ trụ số 25 bắt đầu bước vào thời kỳ chết dần chết mòn. Chuột mới trưởng thành không còn đánh nhau, cũng chưa học được các hành vi xã hội khác, thiếu hứng thú đến con khác phái, chúng chỉ quan tâm đến bản thân, dành phần lớn thời gian hàng ngày cho việc chải chuốt bản thân. Calhoun gọi những con chuột này là “những con chuột xinh đẹp”.

Vào thời điểm Calhoun viết luận văn này, tại Utopia chỉ còn lại hơn một trăm “con chuột xinh đẹp”. Ông dự trắc rằng con chuột cuối cùng sẽ chết vào tháng 5 năm 1973, ngày thứ 1780 của cuộc thực nghiệm. Vũ trụ số 25 đã tự nhân tự diệt.

Ngay vào đầu những năm 1960, Calhoun đã bắt đầu làm loại thực nghiệm này, và kết quả đều tương tự. Đồng nghiệp của ông, Tiến sĩ Halsey Marsden đã từng cố gắng lấy ra một vài “con chuột xinh đẹp” và đặt chúng vào một chiếc hộp hoàn toàn mới, hy vọng rằng chúng có thể lấy lại sự tự tin và xây dựng một vũ trụ mới trong một hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, những “con chuột xinh đẹp” này vẫn không hứng thú đến việc sinh con, và mô thức hành vi của chúng đã phát sinh biến hóa có tính vĩnh viễn.

Điều này cũng khiến Calhoun phải suy ngẫm. Bởi vì ông luôn tin rằng áp lực do dân số quá đông là nguyên nhân xuất hiện hành vi bất thường của những con chuột. Tuy nhiên, nguyên nhân tạo thành những “con chuột xinh đẹp” rõ ràng không phải là điều này. Trên thực tế, số lượng chuột cao nhất trong Vũ trụ số 25 còn lâu mới đạt đến giới hạn trên là 3.840 con. Vậy đâu là nguyên nhân khiến lũ chuột không chịu hưởng phúc, mà trái lại biến thiên đường thành địa ngục?

Phân tích cuối cùng của Calhoun tin rằng, chính vì điều kiện không tưởng quá tốt nên những con chuột đều sống lâu, thế hệ già chiếm cứ một số vai trò hữu hạn trong cộng đồng và từ chối nghỉ hưu, còn thế hệ con cháu nếu muốn đoạt được một vai trò xã hội thì không thể không khai chiến với trưởng bối. Kết quả lưỡng bại câu thương, dẫn đến xã hội sụp đổ. Cũng chính là nói, nguyên nhân chủ yếu là những con chuột thanh niên không thể tìm thấy vai trò của chính mình trong xã hội. Thế hệ thứ nhất vì điều này mà phát triển bạo lực, thế hệ thứ hai chỉ đơn giản là rời bỏ xã hội.

Sau đó, ông nói rằng nếu nhân loại xuất hiện hiện tượng tương tự trong tương lai, kết cục cuối cùng là không thể tránh khỏi, đó chính là sự biến mất của các loài.

Ngay sau khi nhận xét này được đưa ra, nó đã chiêu mời rất nhiều chất vấn từ nhiều nhà khoa học. Mọi người đều ồn ào chỉ trích, rằng xã hội nhân loại cao cấp và phức tạp hơn chuột rất nhiều, làm thế nào ông ấy có thể đưa ra kết luận hấp tấp như vậy?

Dự ngôn của Calhoun

Tuy nhiên, 50 năm sau nhìn lại, thực nghiệm của Calhoun thực sự là dự ngôn chính xác về tương lai của nhân loại.

Gần như đồng thời với khoảng thời gian Calhoun bắt đầu sáng tạo ra vũ trụ chuột, vào đầu những năm 1960, tỷ lệ sinh sản trên toàn cầu đã lên đến đỉnh điểm, với trung bình mỗi phụ nữ có 5 con. Vào cuối những năm 1960, tỷ lệ sinh bắt đầu giảm, và kể từ đó nó chưa bao giờ tăng trở lại, so sánh với vũ trụ chuột, chính là bước vào giai đoạn C, giai đoạn cân bằng.

Trong giai đoạn này, lũ chuột xuất hiện hành vi bạo lực. Trong xã hội loài người những năm 1960 và 1970, giới trẻ ở cả phương Đông và phương Tây đều bước vào thời kỳ nhiễu động, bắt đầu trở nên hiếu chiến. Không nói đến phương Đông, vì ai cũng biết rồi. Còn trong xã hội phương Tây, các cuộc cách mạng đường phố bắt đầu thịnh hành, chủ nghĩa nữ quyền trỗi dậy, trào lưu hippiepunk phản xã hội, phản truyền thống bắt đầu thịnh hành.

Tuy nhiên, tiến vào những năm 1980, một thế hệ thanh niên mới không còn hiếu chiến nữa. Lúc này, hiện tượng từ chối giao du xã hội của “những con chuột đẹp” bắt đầu nảy mầm. Vào đầu những năm 1990, sau khi nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản vỡ ra, sự xuất hiện của “otaku” đã khiến hiện tượng này nổi lên.

Các “Otaku” không đi tìm việc làm, không muốn giao du xã hội, càng không hứng thú với kết hôn, ở trong phòng riêng từ sáng đến tối, tự chăm sóc bản thân và trông cậy vào sự tiếp tế của cha mẹ. Sau khi Internet bắt đầu lên ngôi, hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn lan rộng ra toàn thế giới. Trung Quốc gọi nhóm người này là “Lão tộc gặm nhấm”, người Mỹ gọi họ là “Boomerang kids”, Anh gọi họ là “NEET – Not in Education, Employment or Training” (những người không học, không làm việc hoặc đào tạo), và Australia gọi họ là “người kangaroo”. Vào cuối năm 2018, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành một cuộc điều tra về hiện tượng này và nhận thấy rằng số lượng cư dân sống tại nhà thực sự lên tới một triệu người. Hơn 60% trong số đó là người trung niên và người trên 40 tuổi. Có nghĩa là, rất nhiều người đã bắt đầu ở nhà từ những năm 1990, ở nhà trong suốt 23 năm.

Đồng thời đi kèm với hiện tượng “lão tộc gặm nhấm” tại nhà, càng ngày càng ít thanh niên sẵn sàng sinh con. Tỷ suất sinh bắt đầu giảm nhanh chóng. Hãy xem biểu đồ này về tỷ suất sinh của dân số thế giới vào năm 2020. Màu tím đại diện cho tỷ suất sinh cao nhất, sau đó chuyển dần sang màu xanh lam khi mức sinh giảm, cuối cùng là màu xanh đậm khi có ít hơn 1 con trên một phụ nữ. Bên dưới màu xanh đậm là ít hơn 2, cũng chính là nằm dưới mức sinh bảo trì sự duy trì của chủng tộc, 2,1 con. Như hình vẽ có thể thấy, hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các khu vực kinh tế phát triển, đều nằm trong phạm vi màu xanh lam.

Ngoài ra, theo dự báo của Cục tình báo Mỹ CIA về tỷ suất sinh của toàn cầu vào năm 2022, gần 60% trong số 227 quốc gia trên thế giới sẽ có tỷ suất sinh thấp hơn mức bảo trì dân số là 2,1 con. Trong số các nước phát triển tựa hồ không nước nào trốn thoát. Các quốc gia có tỷ suất sinh cao đại bộ phận là các quốc gia châu Phi nhỏ.

Điều này có nghĩa là nhân loại đang bắt đầu đối mặt với nguy cơ khủng hoảng dân số. Đó không phải là dân số quá dư, mà hoàn toàn ngược lại, đó là nhân khẩu ngày càng thu hẹp và xuất hiện vấn đề về sự duy trì chủng tộc. Nếu chúng ta không ứng đối tốt với nó, như Calhoun dự đoán, chúng ta sẽ có nguy cơ tiêu vong.

Liên quan đến điểm này, các chính phủ trên thế giới đều nhận thức được rõ ràng, và cố gắng khuyến khích họ, nhưng những người trẻ tuổi không động tâm, như thể họ đã mất tín tâm vào xã hội này. Lẽ nào cũng giống như Utopia, quốc gia không tưởng đối với chuột, là do điều kiện vật chất quá tốt dẫn đến? Chúng tôi không rõ. Nhưng có một điểm, sự đủ đầy về vật chất chưa chắc đã mang lại hạnh phúc cho con người. Các thực nghiệm của Calhoun đã cho thấy điều này. Nhân loại cảm thấy rằng việc sáng tạo ra một thế giới nhỏ bé với sự dồi dào về vật chất cho loài chuột là mang lại cho chúng niềm hạnh phúc lớn nhất, chúng nên biểu thị sự cảm tạ và sau đó an tâm hưởng lạc. Nhưng những con chuột đã dùng hành động để nói “KHÔNG”!

Vậy điều then chốt để hóa giải nguy cơ nằm ở đâu? Trong luận văn của mình, Calhoun không chỉ dự ngôn về tương lai của nhân loại mà còn đề xuất phương án giải quyết, chính là cây sinh mệnh trong Thánh Kinh. Sách Khải Huyền nói rằng, cây sinh mệnh mọc ở hai bên dòng nước lưu hướng sinh mệnh “sinh ra mười hai trái, mỗi tháng đều kết trái”, và “lá của cây có thể chữa lành bệnh cho người dân liệt quốc”. Calhoun nói rằng sự tiến hóa của nhân loại chính là đang bước trên một con đường thông hướng đến cây sinh mệnh, nếu nắm vững cây sinh mệnh, con đường đó sẽ bình an.

Tuy cách nói hơi mơ hồ, nhưng ý tứ chung rất rõ ràng, chính là khi xuất hiện nguy cơ, chỉ cần dựa vào tín ngưỡng có thể vượt qua khó nạn. Mặc dù cộng đồng khoa học không đồng ý với thuyết pháp này, nhưng vào tháng 9 năm đó, Calhoun đã được tiếp kiến ​​bởi Giáo hoàng Paul VI, không biết có phải vì bài luận văn này hay không.

Chúng ta không biết cây sinh mệnh của Calhoun đại biểu cho tín ngưỡng nào, và nó có thể giúp nhân loại thoát khỏi khốn cảnh như thế nào. Nhưng có một ví dụ tuyệt diệu trên thực tế là, tín ngưỡng có thể mang lại hạnh phúc cho con người.

Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Giữa Trung Quốc và Ấn Độ, ở chân núi phía nam của dãy Himalaya, có một vương quốc Bhutan nhỏ bé, nơi mà toàn dân kiền thành tín Phật. Nó là một trong những quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới, nhưng cũng là “quốc gia hạnh phúc nhất” trên thế giới. Phong cảnh đẹp như họa, không thấy những dinh thự hay khu nhà ổ chuột của dân nghèo, cũng không có người ăn xin hay du dân trên đường phố, chỉ có những người dân làng trong trang phục truyền thống bước qua với nụ cười. Bạn hỏi họ tại sao họ lại vui vẻ như vậy, và họ nói: “Tôi hài lòng”.

Năm 1972, Wangchuck, vị vua thứ tư của vương quốc Bhutan, đã quảng bá lý niệm về hạnh phúc của họ ra toàn thế giới, đề xuất khái niệm “Tổng Hạnh phúc Quốc dân” (GNH – Gross National Happiness), cho rằng một quốc gia không nên chỉ chú trọng vào GDP, mà quan trọng hơn, hạnh phúc tập thể nên được coi là tiêu chuẩn trị quốc, nhấn mạnh sự hài hòa với tự nhiên. Giá trị quan truyền thống được biểu đạt qua chỉ số tổng hạnh phúc quốc dân GNH của 9 lĩnh vực hạnh phúc và 4 trụ cột chính, bao gồm bảo lưu và phát huy đối với văn hóa, tâm lý và những nhân tố khác, được các học giả nhìn nhận chứa đựng nhiều sắc thái của Phật gia. 

Trong 50 năm qua, Tổng Hạnh phúc Quốc dân GNH đã được ngày càng nhiều quốc gia phương Tây công nhận. Năm 2011, Đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên noi theo tấm gương của Bhutan, chú trọng vào hạnh phúc quốc dân. Đất nước Bhutan nhỏ bé vì thế mà nổi tiếng khắp toàn cầu.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch