Mục lục bài viết
3 nguồn gốc của quyền lực là: Bạo lực, Tài phú và Tri thức. Mà ĐCSTQ dùng bạo lực để lập quốc, lũng đoạn tài nguyên xã hội và tri thức thông qua giáo dục tẩy não, cho nên khi tổ chức này còn tồn tại, người Trung Quốc không bao giờ có được quyền tự do thật sự…
- Trọn bộ Trung Hoa văn minh sử
Ở những phần trước, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ĐCSTQ và Pháp gia, trong những phần sau, Giáo sư Chương muốn giảng vì sao ĐCSTQ phải phá hoại bằng được văn hoá truyền thống Trung Quốc.
Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này có đôi chút phức tạp, nên đầu tiên Giáo sư Chương chia sẻ một chút về quyền lực.
Nguồn gốc quyền lực
Vào thế kỷ trước, có một nhà văn là Alvin Toffler, ông được xem là ‘học giả tương lai’ (Futurist), tức là có một số suy đoán về xu thế phát triển xã hội trong tương lai. Ông đã viết một cuốn sách tên ‘Sự thay đổi quyền lực – Tri thức, Tài phú và Bạo lực’, ông cho rằng quyền lực có 3 nguồn là Bạo lực, Tài phú và Tri thức.

Nắm được bạo lực có thể nắm được quyền lực, điều này cũng dễ lý giải. Nếu một người có thể uy hiếp sinh mệnh của người khác, thì người khác phải phục tùng người đó. Ví như nói có người bị bắt cóc, thì kẻ bắt cóc có quyền lực để chi phối nạn nhân, kẻ ấy muốn nạn nhân làm điều gì thì phải làm điều đó, bởi vì kẻ ấy nắm bạo lực, mà bạo lực làm người ta hoảng sợ, hoảng sợ khiến người ta phục tùng.
Sức chú ý của con người cũng dễ bị sợ hãi dẫn dắt. Ví như bạn xem một bài viết có tiêu đề là: ‘8 loại đồ ăn dưới đây không thể ăn chung với trứng gà’, tiêu đề này khẳng định sẽ làm bạn hiếu kỳ. Đây là một chiêu thức tiếp thị dựa vào sự sợ hãi của con người.
Bạo lực
Chủ nghĩa cực quyền cũng thông qua bạo lực để tạo ra sự sợ hãi nhằm duy trì quyền lực. Là một người nghiên cứu lịch sử, giáo sư Giáo sư Chương đưa ra số liệu về việc chủ nghĩa cực quyền sử dụng bạo lực.
Năm 1937 ở Liên Xô, Stalin đã làm một cuộc vận động ‘túc phản’ (肅反: tiêu diệt phản cách mạng), cao trào diễn ra từ năm 1937 đến 1938, tức trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Trong cuộc vận động này, Stalin tổng cộng đã làm 3 cuộc xét xử lớn. Trong di chúc của Lênin đề cập đến 6 vị lãnh đạo của ĐCSLX, thì trừ Stalin ra, 5 vị còn lại (gồm Trotsky, Zinoviev, Kamenev, Bukharin và Pydakov) đều bị Stalin xử tử.
Ngoài ra còn có:
- 2/3 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 6 của Cách mạng Tháng Mười bị xử bắn.
- 20/27 người của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 bị xử bắn.
- 7 người trong Bộ Chính trị khóa 15, ngoại trừ Stalin ra, 6 người còn lại bị xử bắn hoặc ám sát.
- Trong số 15 thành viên của chính phủ Liên Xô khoá thứ nhất, ngoài 5 người đã chết trước đó, thì 10 người còn lại, ngoại trừ Stalin, 9 người khác đều bị xử bắn.
Trong cuộc ‘Đại thanh tẩy’ (大清洗: Đại thanh trừng), có 40 nghìn người trong Hồng quân và nhân viên chính trị bị thanh trừng.
- 3/5 Nguyên soái bị xử bắn.
- 3/4 tướng lĩnh quân đoàn cấp một, 12/12 tướng lĩnh quân đoàn cấp hai, 60/67 chỉ huy quân đội, 136/199 chỉ huy sư đoàn, 221/379 chỉ huy lữ đoàn bị xử bắn.
- …
Đây là những tỷ lệ vô cùng đáng sợ, hầu như không ai tránh khỏi.
ĐCSTQ cũng như thế, Mao Trạch Đông sau khi đoạt được chính quyền cũng làm một cuộc vận động trấn phản. Trong một văn kiện, Mao Trạch Đông nói: “Rất nhiều địa phương ‘sợ đầu sợ cuối’ (ý nói sợ này sợ kia), không dám ‘giương cờ gióng trống’ để giết bọn phản cách mạng”. Tháng 2/1951, Trung ương ĐCSTQ lại ra một chỉ thị rằng, trừ vùng Chiết Giang và Hoàn Nam, ‘địa khu khác giết ít người, đặc biệt là thành phố lớn và vừa, nên tiếp tục bắt từng nhóm rồi giết từng nhóm, không nên dừng lại quá sớm’.
Mao Trạch Đông thậm chí còn ra chỉ thị rằng: ‘Ở nông thôn, giết phần tử phản cách mạng, thông thường nên quá tỷ lệ 1/1000… Ở thành thị, thông thường nên ít hơn 1/1000’. Tỷ lệ 1/1000 nghe có vẻ không cao, nhưng lấy 600 triệu dân Trung Quốc lúc bấy giờ để tính toán, thì 1/1000 sẽ là 600 nghìn người, hơn đối với mỗi người bị giết và gia đình của họ mà nói, đều là 100% bi kịch…
Mao Trạch Đông dựa vào điều gì để nói là bất cứ địa phương nào cũng có tỷ lệ 1/1000 người phản cách mạng? Không có bất kỳ căn cứ gì, hoàn toàn là đầu não tuỳ tiện nói ra con số đó. Nhưng nhiệm vụ đưa xuống, không quan trọng là phản cách mạng hay không, mà then chốt ở chỗ phải hoàn thành chỉ tiêu 1/1000, cho nên nếu một địa phương 2000 người thì phải tìm giết được 2 người. Mục đích việc này là để chế tạo sợ hãi.
Cách Trung Quốc không xa còn có một tỷ lệ kinh người, đó là Khmer Đỏ ở Campuchia. Khmer Đỏ thành lập dưới sự giúp đỡ của ĐCSTQ, hiến pháp của nó được khởi thảo dưới sự giúp đỡ của Trương Xuân Kiều.
Nói một chút về lịch sử, chúng ta biết rằng, Campuchia theo truyền thống là một quốc gia Phật giáo. Dưới sự giáo hoá của Phật giáo, đại đa số người dân đều không sát sinh, càng không nói đến việc giết người. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Pol Pot, có 2/8 triệu người Campuchia đã bị giết, tức đã giết 1/4 dân số nơi đây. Đây là con số vô cùng đáng sợ.
Từ những câu chuyện trên thấy rằng, đồ sát (giết người) và chế tạo sợ hãi là thủ đoạn vô cùng quan trọng để chủ nghĩa cực quyền duy trì chính quyền.
Tài phú
Nguồn gốc thứ hai của quyền lực là ‘tài phú’ (財富: tài sản giàu có). Điều này cũng dễ lý giải. Bạn đến công ty làm việc, vì sao ông chủ bảo bạn làm gì, bạn phải làm thứ đó? Bởi vì nếu bạn không nghe lời sẽ không có cơm ăn, người ta sẽ không phát lương cho bạn. Cho nên khi anh ta phát lương cho bạn, anh ta có thể chi phối bạn, cho nên nguồn gốc thứ hai của quyền lực là tài phú.
Chủ nghĩa cực quyền lũng đoạn (壟斷:độc quyền) tài phú, đem tất cả ‘tư nguyên sản xuất’ thu gom thành của mình, đây chính là ‘quốc hữu hoá’ (biến thành ‘quốc hữu’ – sở hữu quốc gia, chứ không phải ‘tư hữu’ – sở hữu cá nhân).
Năm 1944, Hayek xuất bản cuốn ‘Con đường đi đến nô dịch’, trong đó sắc sảo chỉ ra rằng: ‘Đánh mất tự do kinh tế sẽ dẫn đến đánh mất quyền lợi chính trị’. Khi bát cơm của bạn bị người khác lấy đi, bạn sẽ mất đi tự do chính trị. Người khác bảo ‘bạn không được phép nói’, bạn sẽ không có tự do ngôn luận; người khác bảo ‘bạn không được phép nghĩ loạn’, bạn sẽ không có tự do tư tưởng (suy nghĩ), bởi vì bát cơm của bạn nằm trong tay người khác.

Thời Trung Quốc cổ đại, nếu có một vị đại thần có quan hệ không tốt với Hoàng đế, ông ấy có thể ‘cáo lão về quê’ hoặc là ‘cáo bệnh từ chức’, nói thân thể không được tốt nên về quê nghỉ dưỡng. Sau khi quy ẩn, ông ấy còn có một mảnh đất để trồng trọt sinh sống.
Đến thời ĐCSTQ, người ta không có được tự do như thế. Sau Hội nghị Lư Sơn, Bành Đức Hoài bị Mao Trạch Đông chỉnh trị không chịu nổi, bèn thương lượng với Mao: ‘Ông có thể cho tôi về quê trồng trọt như một nông dân không?’. Mao Trạch Đông nói ‘không được’. Nếu Mao Trạch Đông nói ‘không được’, Bành Đức Hoài không có đất để trồng, bởi vì tất cả đất đai đều nằm trong tay của ĐCSTQ.
Do đó nói rằng: Khi chủ nghĩa cực quyền lũng đoạn tất cả tư nguyên kinh tế, trên thực tế là khống chế tất cả sinh mệnh của mọi người; nếu không nghe lời tổ chức này, bạn sẽ không có đường sống. Đây là nguyên nhân mà chủ nghĩa cực quyền thông qua lũng đoạn tài phú để khống chế quyền lực.
ĐCSTQ hiện nay cũng như thế, nó làm những gì gọi là ‘quốc tiến dân thoái’ (國進民退: doanh nghiệp quốc doanh tiến vào, doanh nghiệp tư nhân thoái lui), ‘công tư hợp doanh 2.0’, hay ĐCSTQ đánh vào tập đoàn của Jack Ma hoặc sự mở rộng thị trường vốn v.v. Đây đều là biểu hiện của việc ĐCSTQ lũng đoạn tài phú.
Tri thức (hoặc trí huệ)
Theo cách nói của Toffler, nguồn gốc thứ ba của quyền lực là ‘tri thức’, kỳ thực Giáo sư Chương cảm thấy dùng ‘trí huệ’ (智慧) ở đây thì chuẩn xác hơn.
Có thể nhiều người sẽ thắc mắc: tại sao ‘tri thức’ cũng là nguồn gốc quyền lực? Giáo sư Chương lấy một ví dụ đơn giản về việc Khổng Tử chu du liệt quốc (chu du các nước). Khổng Tử có bạo lực không? Không. Ông xưa nay chưa bao giờ đánh mắng học trò. Khổng Tử cũng không có tiền, thậm chí ‘tuyệt lương trần thái’ (絕糧陳蔡: lương thực hết, rau hư cũ), thậm chí không có cơm mà ăn. Nhưng tại sao học sinh vẫn theo ông? Bởi vì họ phát tự nội tâm sự cung kính đối với thầy mình, hoặc là khát cầu (khát khao) chân lý.
Hiện nay cũng vậy, học viên Pháp Luân Công bị bức hại tàn khốc như thế, vì sao họ không từ bỏ? Cũng không ai đánh mắng họ, ép phải luyện Pháp Luân Công; cũng không ai cho họ tiền để buộc họ tu luyện. Vậy thì tại sao đối diện với tình huống uy hiếp mà họ vẫn kiên định? Bởi vì trong tâm họ có khát vọng đối với chân lý. Do đó Giáo sư Chương nói trí huệ cũng là một nguồn gốc của quyền lực.
Giáo sư Chương thấy rằng, Toffler nói còn thiếu một nguồn gốc của quyền lực, đó là ‘sức hấp dẫn cá nhân’ (Cá nhân mị lực – 個人魅力). Chúng ta thấy rằng trong lịch sử Trung Quốc thường thấy ‘Mỹ nhân kế’. Một mỹ nhân không có bạo lực, không có tiền, cũng có thể IQ không cao, nhưng tại sao lại có thể làm quốc vương mê đắm, khống chế được cả võ sĩ, tướng quân? Bởi vì mỹ nhân có nhan sắc, điều cô ấy dựa vào chính là ‘sức hấp dẫn cá nhân’.
Từ ba nguồn gốc của quyền lực, chúng ta sẽ lý giải được chủ nghĩa cực quyền muốn lũng đoạn bạo lực, thông qua sợ hãi để khống chế xã hội; muốn lũng đoạn tài phú, thông qua tiền để chi phối xã hội; nó còn thông qua giáo dục, văn hoá… để lũng đoạn tri thức, không cho người ta có tự do tín ngưỡng, không cho tiếp xúc với chân lý.
Sức mạnh của văn hoá
Tiếp theo Giáo sư Chương giảng một chút về sức mạnh của văn hoá. Giáo sư Chương đưa ra một ví dụ, vào những năm 30 của thế kỷ trước, rất nhiều thanh niên nước Đức sùng bái cuồng nhiệt Hitler, điều này phải kể đến cống hiến không nhỏ của nữ đạo diễn Leni Riefenstahl (đây là tên tiếng Anh, còn tên tiếng Đức của bà là Reni Riefenstahl).
Leni là bạn bè tốt của Hitler, bà đã làm một bộ phim có tên là ‘Thắng lợi của ý chí’. Chủ đề của của bộ phim là năm 1943, tại Nuremberg, Đảng Phát xít đã mở đại hội 700 nghìn người ủng hộ phát xít Đức. Hitler điều hành sản xuất bộ phim, ông uỷ thác cho Leni chế tác bộ phim này, với ý muốn hiển thị rằng: nước Đức đã trở lại vị trí ‘đại quốc’ trên thế giới, Hitler trở thành lãnh tụ chân chính của quốc gia này, và mang lại vinh quang cho nước Đức.

Khi đó bộ phim sử dụng kỹ pháp trước nay chưa từng có như là: quay chụp trên không, chụp ảnh di động, ống kính tele, phối hợp âm nhạc và hình ảnh v.v. Hiệu quả tẩy não của bộ phim này vô cùng lớn, đám đông quần chúng hò hét vang trời, bày tỏ tôn kính đối với Hitler. Hình ảnh cao lớn của Hitler toả ra bốn phương, đã kích thích cảm tình của mọi người, họ cảm thấy tâm huyết dâng lên, sản sinh một loại sùng bái đối với Hitler. Cho nên có người gọi đây là ‘mỹ học của chủ nghĩa cực quyền’ (có bản dịch là ‘mỹ học toàn trị’).
Sức mạnh văn hoá lớn đến mức độ nào? Khổng Tử từng giảng: “Người ở xa không phục, thì ta tu văn đức cho họ tới” (Cố viễn nhân bất phục, tắc tu văn đức dĩ lai chi – 故遠人不服,則修文德以來之). Một địa phương ở xa mà không thể tôn kính ta, ta liền tu dưỡng văn hoá và đạo đức, họ tự nhiên sẽ đến quy phục.
Do đó Trung Quốc cổ đại có ‘vạn quốc lai triều’ (vạn quốc đến triều), không phải vì Trung Quốc đánh họ mà họ đến tiến cống hay thần phục, mà bởi vì văn hoá Trung Quốc vô cùng phát triển, người ta mới đến để học tập. Triều Đường xưa nay chưa hề khai chiến với Nhật Bản, nhưng Nhật Bản lại phái sứ đến Đường triều để học tập văn hoá.
Chúng ta thấy Văn nghệ Phục Hưng của phương tây cũng như vậy, Da Vinci đã vẽ mấy bức hoạ, nhà thơ Dante người Ý viết ‘Thần Khúc’ (神曲: khúc ca của Thần), hay Michelangelo đã thực hiện một số tác phẩm điêu khắc v.v., nhưng văn hoá này đã kết thúc một thời đại, đưa văn hoá châu Âu từ trung cổ (vốn nhiều âm mưu và hắc ám) sang xã hội cận đại. Do đó chúng ta thấy được sức mạnh văn hoá là lớn như thế nào.
Sức mạnh văn hoá lớn như vậy, đương nhiên Chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’ cũng muốn lợi dụng, vấn đề này ở bài trước Giáo sư Chương đã giảng rồi.
Chúng ta biết rằng những từ như ‘tín ngưỡng’, ‘đạo đức’, ‘văn hoá’, thậm chí là ‘chính trị’ là những từ trừu tượng, nhưng Giáo sư Chương đã đưa ra mối liên hệ kèm những ví dụ cho những từ này, từ đó cho chúng ta một gợi ý quan trọng: nếu muốn phục hưng dân tộc thì phải phục hưng văn hoá (vì dân tộc là một khái niệm văn hoá). Vậy thì muốn phục hưng văn hoá phải bắt đầu từ đâu, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.
Mạn Vũ
Chú thích:
(*) Link Trung Hoa văn minh sử tập 43.
(**) Ảnh trong bài chụp từ Trung Hoa văn minh sử tập 43.