Mục lục bài viết
Vào tối ngày 15 tháng 12, một “quả cầu lửa” khổng lồ từ trên trời rơi xuống và xuyên qua bầu trời đêm ở Hàng Châu, Kim Hoa và những nơi khác ở tỉnh Chiết Giang, nghi là thiên thạch rơi xuống. Thời cổ đại, hiện tượng “Thiên thạch từ trên Trời rơi xuống” được coi là một điềm gở, vì vậy cư dân mạng Trung Quốc suy đoán: “Liệu có phải sắp xảy ra chuyện lớn rồi?”
Khách lạ ngoài hành tinh bay tới
Theo tin tức tổng hợp trên Internet, từ 5:40 chiều đến 6:00 chiều ngày 15 tháng 12, người dân ở Hàng Châu, Phổ Giang, Kim Hoa và những nơi khác đã chứng kiến những thiên thạch được cho là từ trên trời rơi xuống. Từ đoạn video đăng tải lên có thể thấy một “quả cầu lửa” cực sáng xuyên qua bầu trời, rơi nhanh từ độ cao lớn rồi đập thẳng xuống đất, không chỉ phát ra tiếng động lớn mà còn khiến mặt đất rung chuyển. Sau đó, có thông tin cho rằng một mảnh vụn nhỏ đã được tìm thấy ở huyện Phổ Giang, thành phố Kim Hoa, nghi ngờ đó là mảnh vỡ của “Quả cầu lửa”, cảnh sát địa phương đã phong tỏa hiện trường và đang tiếp tục xác nhận vị trí nơi “Quả cầu lửa” phát nổ.
Vào 7:11 tối hôm đó, ông Trần, một người dân ở thôn Thành Đầu, thị trấn Đàm Khê, huyện Phổ Giang, thành phố Kim Hoa, nói với giới truyền thông “Bản tin buổi tối Tiền Giang” rằng: “Thiên thạch xác thực đã rơi xuống thôn Thành Đầu, trên nền đường bê tông và đập vào cửa nhà của một hộ nông dân trong thôn, tạo ra một hố sâu 6 đế 7 cm, may mà không rơi vào người”. Ông Trần mô tả khối thiên thạch có kích thước cỡ quả trứng ngỗng, dẹt và có màu đen bóng, nặng khoảng 7 lượng, hiện đã bị cảnh sát mang đi. Nhìn thì chỉ là một hòn đá nhỏ nhưng lại rất nặng, ông cũng chưa biết sức nóng của nò; trước khi nhặt được, mọi người ở đó thấy một quả cầu lửa lớn rơi xuống, hơn nữa còn cảm nhận thấy mặt đất rung chuyển.
Theo các báo tin tức ở Chiết Giang, một người phụ nữ làm việc ở lưng chừng núi nói: “Lúc tan tầm, tôi từ lưng chừng núi đi về nhà, lái xe hướng về ngôi làng Tân Giang, lúc đi ngang Khung Thạch Cao thì trời đã tối đen; đột nhiên bầu trời phát sáng giống như ban ngày, tôi nhìn lên bầu trời thì thấy có một loạt thứ giống như quả cầu lửa bay xẹt qua, tốc độ vô cùng nhanh, lúc đó tôi còn tưởng đó là một quả pháo hoa lớn, giờ tôi mới hiểu được hẳn đó là một vì sao rơi xuống. Thời điểm phát sinh là lúc 17 giờ 48 phút”. Theo báo cáo, tính đến 10:00 tối ngày hôm đó, ba mảnh vỡ nghi là thiên thạch đã được tìm thấy ở thị trấn Đàm Khê, một trong số đó đã bị đập vào cửa nhà riêng làm vỡ kính. Lúc đó gia đình này đang ngồi ăn cơm, chủ nhà còn tưởng nhà ai đó đã bị nổ bình gas.
Lâu Mậu Viên, kỹ sư cấp cao Chính Nghiên của Hiệp hội Khí tượng Chiết Giang, cho biết quả cầu lửa có thể là một thiên thể hoặc thiên thạch bên ngoài, bị trái đất hút vào, sau khi ma sát với bầu khí quyển mà sinh hiện tượng giống như quả cầu lửa thiêu đốt, hiện tượng này cũng không ảnh hưởng đến tình hình thời tiết. Nhưng có câu nói: “Thiên thượng nhất khỏa tinh, địa thượng nhất cá nhân” (Trên trời một ngôi sao, dưới đất một con người), và tình hình hiện tại ở Trung Quốc đang bất ổn, lần này Trời giáng thiên thạch không khỏi khiến người bi quan nhớ đến trận mưa thiên thạch xảy ra ở Cát Lâm năm 1976.
Liệu hiện tượng này có là điềm báo về điều không may sẽ xảy ra?
Đã có nhiều sự kiện thiên thạch rơi ở Trung Quốc, trong đó tình huống khiến người dân kinh tâm động phách nhất là trận “mưa thiên thạch” khổng lồ rơi xuống Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 8/3/1976. Dân gian lưu truyền, đó là trận mưa thiên thạch trăm năm hiếm có, kể từ khi xảy ra mưa thiên thạch ở Cát Lâm, tình hình chính trị xã hội tại Trung Quốc đã có những thay đổi chóng mặt. Ngày 28 tháng 7 cùng năm, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra tại thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, khiến 240.000 người thiệt mạng và 160.000 người bị thương nặng. Vào thời điểm đó, ba người đứng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông lần lượt qua đời; vào ngày 6 tháng 10 cùng năm, ĐCSTQ phát sinh cuộc chính biến và “Tứ nhân bang hội” bao gồm Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên…bị lật đổ, đánh dấu sự kết thúc của “Cách mạng Văn hóa” và ĐCSTQ lên thay thế quyền lực. Như vậy, lần này mưa thiên thạch lại rơi, liệu có phải mang đến sự tình không may mắn cho Trung Quốc?
Đề phòng ‘vỡ’ đập tử vong
Vào tháng 12, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đang hứng chịu làn sóng virus corona mới , hệ thống y tế đang đối mặt với sự sụp đổ, các hiệu thuốc quá tải vì làn sóng đổ xô mua thuốc của người dân. Đến giữa tháng 12, tất cả các nhà tang lễ và lịch hỏa táng kín chỗ, lò hỏa táng mở cửa 24 giờ mỗi ngày và các nghĩa trang đã bán hết vé. Video về những chiếc xe tang xếp hàng bên ngoài Nhà tang lễ Bát Bảo sơn cùng hình ảnh Trung đội trưởng Long của đại đội xe tang đã lan truyền khắp các trang mạng trên Internet; các nhân viên của Bệnh viện Bắc Kinh thậm chí còn tiết lộ rằng nhà xác của bệnh viện không còn khả năng xử lý hài cốt của những người chết vì dịch bệnh.
Phóng viên của BBC thường trú tại Bắc Kinh, Stephen McDone đã viết trên Twitter vào ngày 16, “Có cảm giác như trong 10 ngày qua, ít nhất 3/4 người dân thành phố với dân số 20 triệu người này đã được chẩn đoán chính xác”. Phóng viên Mã Tĩnh (Janis Mackey Frayer) của đài NBC nước Mỹ thường trú tại Bắc Kinh nói: “Covid-19 đang lan nhanh như cháy rừng ở đây”. Nhưng điều kỳ lạ chính là số người chết chính thức do ĐCSTQ công bố lại rất ít.
Ngô Tôn Hữu, nhà dịch tễ học hàng đầu tại Trung Quốc, dự đoán rằng sẽ có ba đợt dịch bệnh ở Trung Quốc vào mùa đông năm nay. Sắp tới Bắc Kinh sẽ gặp phải đợt bùng phát dịch đầu tiên, vào giữa tháng 1, dịch sẽ bùng phát ở hầu hết các thành thị. Cuối tháng 1 và giữa tháng 2 sẽ bùng phát đợt dịch thứ 2, khoảng thời gian này do lượng người về quê ăn tết nhiều khiến cho số lượng ca mắc trên cả nước sẽ tăng gấp bội. Sau khi kỳ nghỉ đông hàng năm kết thúc và mọi người trở lại làm việc, đợt dịch bùng phát lần thứ ba sẽ bắt đầu, thời gian này vào khoảng cuối tháng 2 đến khoảng giữa tháng 3. Ngô Tôn Hữu dự đoán rằng tình hình lây nhiễm bệnh sẽ giao động vào khoảng từ 10% đến 30%, tỷ lệ tử vọng sẽ từ khoảng 0,09% đến 0,16%, Trung Quốc nhất định phải phòng ngừa tình hình ‘sóng thần’ dịch bệnh phát sinh, cùng với ‘vỡ’ đập tử vong.
Vào thời Trung Quốc cổ đại, thiên thạch rơi xuống là báo hiệu điềm gở, tượng trưng cho sự lung lay quyền lực hoặc thay đổi chính quyền. Vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 36 có thiên thạch rơi xuống Đông Quận, Tần Thủy Hoàng liền qua đời vào năm sau đó; năm 1976, một trận mưa thiên thạch xảy ra ở Sơn Đông, Mao Trạch Đông cũng qua đời vào cùng năm đó. Làn sóng đầu tiên của dịch bệnh ở Trung Quốc bắt đầu vào khoảng tháng 12. Một thiên thạch đã rơi xuống vào ngày 15 tháng 12, đối với việc ĐCSTQ đang giãy dụa với dịch bệnh mà nói, không thể nghi ngờ rằng đây là một điềm báo gở. Dựa vào trí tuệ cổ xưa ‘Thiên nhân cảm ứng’ của Trung Quốc mà xét, đây cũng là một lời cảnh báo từ Thiên Thượng đối với chính quyền ĐCSTQ. (Nguồn: Website “Gan Jing World”)
Theo Vision Times
San San biên dịch