ĐCSTQ tái chuyển tả khuynh: Đối nội thì “Trung Quốc hóa tôn giáo”, đối ngoại dùng “ngoại giao Phật giáo” tiến hành thống chiến

  • Tiếp theo Phần 1 2 3

Sau thập kỷ 80, sự dung nhẫn của ĐCSTQ đối với tôn giáo chẳng qua là vì đó là phương sách bất đắc dĩ để phát triển kinh tế – nói trắng ra, bất cứ khả năng nào để cứu vãn nền kinh tế đang lâm vào tình trạng phá sản, thì ĐCSTQ đều tận dụng. Khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giá trị lợi dụng tôn giáo về mặt kinh tế không còn, thì sự ngụy trang dưới vỏ ngoài ôn hòa khoan dung của ĐCSTQ đối với tôn giáo lại trở nên không cần thiết nữa. Có nên tiếp tục dung hứa sự tồn tại của tôn giáo vào thời điểm này hay không phụ thuộc vào thái độ của những người đương quyền và nhu cầu chính trị. Một khi ĐCSTQ bắt đầu cảm thấy không dễ thao túng, hoặc chính sách phát sinh biến hóa do thay đổi nhân – thời, thì ĐCSTQ sẽ trở mặt bất cứ lúc nào; những hoạt động tôn giáo tín ngưỡng nguyên là được phép, thậm chí được khuyến khích, lập tức biến thành những hành vi bị đả kích nghiêm trọng, trấn áp không nương tay.

Sau khi nhà lãnh đạo đảng đương nhiệm thượng đài, lộ tuyến tả khuynh của ĐCSTQ cuối cùng dần trở nên rõ ràng. Về phương diện tôn giáo, ĐCSTQ một lần nữa sử dụng một thuật ngữ mê hoặc làm lớp vỏ ngụy trang cho mục tiêu của nó – “Trung Quốc hóa tôn giáo”, tiến hành chính sách gia tăng áp chế, cho đến khi dần dần tiêu diệt tôn giáo. Nói một cách đơn giản, đó chính là buộc tôn giáo phải nghe theo ĐCSTQ, tăng cường giáo dục và huấn luyện “chủ nghĩa ái quốc” đối với tăng nhân, ủng hộ sự thống trị của ĐCSTQ và sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, ủng hộ chủ độc đảng, thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, v.v.

Trung Hiệp Hội, do ĐCSTQ khống chế, đã nhanh chóng phối hợp và đưa ra cái gọi là “kế hoạch 5 năm”, biểu đạt thái độ “cảm ơn cái ân của đảng, nghe lời đảng, đi cùng đảng”, yêu cầu các tín đồ làm theo để biểu đạt lòng trung thành; đối ngoại cần gia tăng “quảng bá Phật giáo [TQ] ra thế giới”, khích lệ các tín đồ Phật giáo Trung Quốc đi ra các nước phải “kể câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc”,v.v… hy vọng dùng sự bẻm mép biểu đạt lòng trung thành với ĐCSTQ để tránh né qua cơn phong bạo chính trị sắp tới.

Cục Tôn giáo Nhà nước đã tổ chức một cuộc hội thảo, yêu cầu những nhân sĩ tôn giáo học tập nội dung báo cáo của một hội nghị chính trị. Điều này đã đủ nực cười! Càng khiến người ta kinh ngạc hơn nữa là màn diễn xuất gai mắt của một số “chính khách trọc đầu”. Ví dụ, Ấn Thuận, phó hội trưởng Trung Hiệp Hội, đã tuyên xưng: “ĐCSTQ chính là Bồ tát Phật hiện thế”, tín đồ Phật giáo cần “yêu đảng yêu nước”, mới đắc được tín ngưỡng Phật giáo. Ông ta thậm chí còn tâng bốc rằng “Báo cáo của Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 là kinh Phật đương đại của Trung Quốc” và đề xướng các giáo đồ Phật giáo chép tay “Báo cáo Đại hội 19 ĐCSTQ”, tuyên bố ông ta đã chép lại nó ba lần và sẽ tiếp tục chép lại nó đến lần thứ mười.

ĐCSTQ đối nội đàn áp Phật giáo, dùng chiêu bài “Trung Quốc hóa Phật giáo”, khiến cho Phật giáo suy vi

Dù giới Phật giáo Trung Quốc cúi mình khuất tất, hoặc thậm chí quỳ gối cầu xin, cũng không cách nào giảm tốc bước chân chuyển tả của ĐCSTQ. Đối với các tự viện và các trường sở tôn giáo khác, ĐCSTQ sử dụng “xây dựng phi pháp” như một cái cớ, nếu không phối hợp với “Trung Quốc hóa” và cải biến nó thành một trường sở tuyên truyền của đảng, thì các chùa chiền, tự viện sẽ phải đối mặt với số phận bị phong tỏa và phá bỏ. Chỉ tính riêng từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019, có thông tin cho rằng tấm biển trong chùa Lạc Thần ở Bình Độ, Sơn Đông đã bị đổi từ “Thánh địa Phật quốc” nguyên bản thành “Thánh địa ái quốc”; bốn ngôi chùa trong cùng một thành phố đã bị cưỡng chế đóng cửa, chùa Diệu Tướng ở trấn Quách Điếm, Hà Nam và chùa Thiện Duyên ở Sóc Châu, Sơn Tây đã bị đóng cửa, những người xuất gia buộc phải di chuyển hoặc hoàn tục v.v.

Tấm biển trong chùa Lạc Thần ở Bình Độ, Sơn Đông đã bị đổi từ “Thánh địa Phật quốc” – nguyên bản, thành “Thánh địa ái quốc”. (Tạp chí Bitterwinter https://zh.bitterwinter.org/)

Đối với các chùa đã hợp tác với yêu cầu phối hợp của nó, ĐCSTQ lại tiến thêm một bước, yêu cầu rằng các thiết kế trang trí bên trong và nghi thức của chùa cũng phải phối hợp với “Trung Quốc hóa” để thể hiện tình “ái quốc”. Do đó, nơi nguyên lai để trưng bày Kinh Phật thì hiện tại trở thành nơi đặt “Tư tưởng của Tập” và “Ngữ lục của Mao”; nơi nguyên lai đặt tượng Phật bây giờ phải treo chân dung của lãnh tụ đảng; nơi nguyên lai để niệm Kinh, lễ Phật, làm Pháp sự, thì giờ thành nơi cử hành lễ kéo cờ, học tập “Báo cáo Đại hội 19 ĐCSTQ”.

Những tự viện mang theo những “đặc sắc tân thời”, ngoài những yếu tố ngoại lai trong nội thất, thì ngoại thất cũng phải treo những biểu ngữ kì dị khiến người ta không thốt lên lời, như: “Tiếp tục học tập tinh thần của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ và cùng nhau nỗ lực xây dựng một chùa mới mĩ lệ, hài hòa”; “Tiến hành Phật giáo nhân gian, kiên trì đặc sắc Trung Quốc, cùng đảng đồng tâm đồng hành hoằng dương chính pháp giáo nghĩa”; “Chớ quên sứ mệnh chung thân, lời thề khắc cốt ghi tâm từ khi gia nhập đảng”; “Tiến hành tư tưởng Phật giáo nhân gian, tích cực đi theo con đường Phật giáo thích ứng với chủ nghĩa xã hội”, v.v… và tập thể các tăng nhân trong chùa phải tuyên thệ gia nhập đảng, hát hồng ca, học tập tư tưởng, xếp đội quân thao… Tất cả những biểu hiện ma huyễn này, chính xác mà nói, nó không phải là “Trung Quốc hóa Phật giáo”, mà là “Trung Cộng hóa Phật giáo” – phiên bản 2.0 của Cách mạng Văn hóa.

Bên ngoài ngôi chùa treo khẩu hiệu “Tiến hành tư tưởng Phật giáo nhân gian, tích cực đi theo con đường Phật giáo thích ứng với chủ nghĩa xã hội”. (Hình Internet)

Đối với các bức đại tượng của Phật giáo đứng lộ thiên, ĐCSTQ lợi dụng vệ tinh để giám sát. Bất luận tượng được đặt ở đâu, chỉ cần người dân có thể nhìn thấy, nhất loạt ra lệnh buộc phá dỡ với lý do “không được phép đặt tượng ở những nơi phi tôn giáo”. Được biết, tượng Phật ở Hà Bắc bị cưỡng chế phá dỡ là tượng Phật Di Lặc, và ở Nội Mông bị cưỡng chế phá dỡ là tượng Phật Thích Ca v.v. Một số tượng của Phật giáo bị buộc phải xây dựng lại để tránh bị phá bỏ. Ví dụ, tượng một vị Bồ tát ở Sơn Đông bị hóa thành tượng Khổng Tử, tượng một vị Bồ tát ở Liêu Ninh hóa thành Hằng Nga, và tượng một vị Bồ tát ở Phúc Kiến phải ẩn trong hòn giả sơn, còn tượng một vị Bồ tát ở Tứ Xuyên bị thế chỗ bởi tượng một ấm trà lớn.

Tượng một vị Bồ tát ở Sơn Đông phải hóa thân thành Khổng Tử. (Tạp chí Bitterwinter https://zh.bitterwinter.org/) ; còn Tượng Phật Bà Quan Âm đã được thế chỗ bằng một ấm trà lớn. (Tạp chí Bitterwinter https://zh.bitterwinter.org/)

ĐCSTQ cũng đã ban hành một văn kiện thông cáo vào năm 2020, nghiêm khắc cấm chỉ thiết lập các sảnh tôn giáo, cấm chỉ cử hành niệm Kinh siêu độ và các hình thức nghi lễ tôn giáo như tụng kinh, hoặc cung cấp dụng phẩm tôn giáo trong các địa điểm tang lễ và kết hôn v.v. “Trung Quốc hóa tôn giáo” đã mở rộng từ “tôn giáo khử tôn giáo” thành “toàn dân khử tôn giáo”.

ĐCSTQ không chỉ tiêu diệt Phật giáo, mà còn lợi dụng Phật giáo để tuyên truyền thống chiến

Theo nghiên cứu của Vương Đạt Vĩ, một nhà nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc tại Hoa Kỳ, và hai học giả Nhật Bản Ashaba và Shiko, ĐCSTQ ngay từ khi bắt đầu cải cách mở cửa đã bắt đầu lợi dụng Phật giáo để làm thành một loại công cụ thủ đoạn ngoại giao, ví như xúi nhân sĩ tôn giáo cổ xúy người Hoa hải ngoại đến Trung Quốc đầu tư, hỗ trợ cho ĐCSTQ, nói ĐCSTQ đã từ bỏ đường lối tả khuynh, v.v… Sau sự cố Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, ĐCSTQ phải chịu các lệnh bao vây trừng phạt toàn cầu, nó càng lợi dụng các nhân sĩ tôn giáo ra hải ngoại tiến hành hoạt động giao lưu tôn giáo, tô son trát phấn lên những hành động tàn bạo của ĐCSTQ, hoặc phất cờ kêu gọi hỗ trợ chính sách của ĐCSTQ, chẳng qua là quy mô lúc đó không khổng lồ và đa dạng hóa như bây giờ.

Để lợi dụng Phật giáo tiến hành thống chiến, ĐCSTQ đã bắt đầu đầu tư một lượng lớn tư nguyên vào các “Mặt trận thống nhất” tương quan, thành lập các hiệp hội hữu nghị song phương ở các quốc gia có phần đa dân số theo Phật giáo, phối hợp tổ chức các nghi thức tôn giáo, thành lập các cơ cấu phân chi của chùa chiền Phật giáo Trung Quốc, và cung cấp ngân quỹ cho các chùa ở ngoại quốc, v.v.. để gia cường lực ảnh hưởng và danh tiếng của các tăng nhân Trung Quốc tại các quốc gia đó, lôi kéo các nhân sĩ tôn giáo và giới văn hóa địa phương, thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân cần thiết cho thống chiến.

ĐCSTQ còn có những mưu kế khác dành cho các quốc gia có xung đột địa chính trị, ví dụ, Học viện Phật giáo Nam Hải của Trung Quốc bắt đầu chiêu sinh từ Ấn Độ vào năm 2017, với mục tiêu là đoạt quyền nói về Phật giáo trên phạm vi toàn thế giới. Đối với Hoa Kỳ, quốc gia mà Cơ đốc giáo là chủ thể, ĐCSTQ cố gắng lôi kéo các tổ chức Phật giáo tại Hoa Kỳ, các nhân sĩ tôn giáo và văn hóa có danh, những người chịu trách nhiệm về bộ môn văn hóa ở ngoại quốc, v.v.

ĐCSTQ từng liều mạng thiết lập “Viện Khổng Tử” ở nước ngoài, làm thành một công cụ thống chiến tẩy não để tuyên truyền đối ngoại, cuối cùng vì các nước nhìn ra bộ mặt bản chất thực sự của chúng, đã lần lượt yêu cầu đóng cửa Viện Khổng Tử, ĐCSTQ liền lợi dụng Phật giáo thay thế Viện Khổng Tử, tiếp tục mê hoặc chính phủ, tổ chức và nhân dân ngoại quốc.

ĐCSTQ từng liều mạng thành lập “Viện Khổng Tử” ở nước ngoài như một công cụ thống chiến tẩy não để tuyên truyền rộng rãi ở nước ngoài. Hình ảnh cho thấy văn phòng của Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường Cao đẳng Miami-Dade. (Malury Imbernon / Epoch Times)

Kể từ khi đại dịch virus Vũ Hán bùng phát, về đối nội, ĐCSTQ đã tăng cường áp chế Phật giáo, và loại bỏ các kinh sách Phật giáo chưa được ĐCSTQ phê thẩm hoặc do nước ngoài xuất bản trên phạm vi toàn quốc; tiếp tục cưỡng chế phá dỡ các bức tượng Phật giáo lớn lộ thiên. Về đối ngoại, ĐCSTQ lợi dụng Trung Hiệp Hội do nó khống chế để bề ngoài là tỏ ra hợp tác với các tổ chức Phật giáo nước ngoài, cử hành các nghi lễ Phật giáo cầu phúc cho mọi người, nhưng mục đích thực tế là để gia cường “lực sắc nhọn” của ĐCSTQ trên bình diện quốc tế.

Lời kết: Hy vọng và tuyệt vọng song hành đồng tại

Có hai dự ngôn liên quan đến thời kỳ mạt thế trong Kinh Phật, một dự ngôn khiến người ta cảm thấy tuyệt vọng, dự ngôn còn lại mang đến hy vọng.

Trong các kinh sách Phật giáo như “Đại Ban Niết Bàn Kinh”, “Maha Maya Kinh” và “Phật Thuyết Pháp Diệt Tận Kinh” v.v.. đều có ghi chép lại những lời tiên tri của Đức Phật Thích Ca, đại ý là đương thời Phật Thích Ca Mâu Ni trong lúc giảng Pháp đã nói về thời kỳ diệt tận, sẽ có lũ yêu ma đến chuyển sinh thành người, hủy chùa diệt tăng; chúng còn trở thành người xuất gia và cư sĩ, dùng thân phận đệ tử Phật môn mà làm bại hoại giới luật mà Đức Phật đã lập ra, hủy loạn Phật Pháp. 

Đối chiếu điều này với các thủ đoạn diệt Phật của ĐCSTQ trong hơn 70 năm lại đây, có thể thấy rõ dự ngôn của Đức Phật đang ứng nghiệm ở chính tại đây vào thời điểm này. Biết rằng bản thân mình đang ở trong chính thời kỳ mạt thế, thời kỳ mà thế gian bị ma quỷ thống trị, mọi người chắc sẽ cảm thấy chán nản vô vọng, thậm chí là tuyệt vọng. Tuy nhiên, trong Kinh Phật cũng ghi chép lại một dự ngôn khác – sự xuất hiện của một vị Chuyển Luân Thánh Vương (Cakra-vartin), có thể mang lại hy vọng cho con người.

Theo ghi chép của các kinh điển Phật giáo như “Trung A Hàm Kinh”, “Pháp Hoa Văn Cú”, “Hoa Nghiêm Kinh” và các kinh điển Phật giáo khác: khoảng ba nghìn năm sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, nhân gian sẽ xuất hiện một loài hoa gọi là “Ưu đàm hoa”. Ưu đàm hoa là loài tiên hoa trên thiên thượng, tại nhân gian ngàn năm mới khai nở một lần, sự xuất hiện của loài Thiên hoa này báo hiệu rằng Đức Như Lai sẽ hạ thế, và Chuyển Luân Thánh Vương sẽ xuất hiện ở thế gian truyền Pháp độ nhân.

Theo ghi chép của các kinh điển Phật giáo như “Trung A Hàm Kinh”, “Pháp Hoa Văn Cú”, “Hoa Nghiêm Kinh” và các kinh điển Phật giáo khác, khoảng ba nghìn năm sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, nhân gian sẽ xuất hiện một loài hoa gọi là “Ưu đàm hoa”… Bức ảnh chụp hoa Ưu đàm khai nở trên tượng Phật tại Tu viện Sumisan ở Haelong-myeon, thành phố Suncheon, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc vào năm 2007. (Từ Lương Ngọc / Epoch Times)

Đức Chuyển Luân Thánh Vương sinh tại nhân gian, tại gia mà tu thành Thánh Vương, xuất gia ắt đã đắc Chính Giác thành Phật, là vị Như Lai mang Pháp lực của thế giới mười phương với thần thông cực đại, là Vương của vạn Vương trong Pháp giới. Đức Chuyển Luân Thánh Vương một khi xuất thế liền mang đến “Thiên hạ thái bình”, Ngài sẽ dẫn dắt chúng sinh tu luyện tại gia, không cần xuất gia vẫn có thể tu thành Phật. Ngài dùng “Từ bi” và “Trí huệ” để trị lý thế giới cho đến toàn vũ trụ, khai sáng một thời đại Chuyển Luân Thánh Triều. Ngài tin tưởng bất cứ ai, chỉ cần tâm tồn thiện niệm, thiện đãi tha nhân, vô luận bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào, đều có cơ hội thụ nhận phúc lành của Chuyển Luân Thánh Vương.

Dự ngôn được ghi lại trong kinh Phật đã ứng nghiệm, và hoa Ưu đàm trong dự ngôn đã khai nở trên khắp thế giới. Hạt giống của hy vọng giống như những hạt giống của hoa sen, lặng lẽ nảy mầm trong nhân thế đen tối thập ác này. Truy tầm Chuyển Luân Thánh Vương sẽ là lựa chọn tốt nhất để kết thúc đại Pháp nạn của Phật giáo và nghênh hướng tới một tương lai mỹ hảo.

-Hết–

Tác giả: Thái Đại Nhã – Epoch Times
Mộc Lan biên dịch