Mục lục bài viết
Trung Hiệp Hội là một tổ chức chính thức chịu sự khống chế của ĐCSTQ. Hai vị trưởng hội vừa là tăng nhân, vừa là quan chức cao cấp, hoặc là “người đồng hành” cùng ĐCSTQ; nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa họ vẫn không thoát khỏi cảnh bị ĐCSTQ lôi ra phê đấu khiến thân bại danh liệt…
Thời kỳ Cách mạng Văn hóa: Không thèm che đậy ý đồ hủy diệt tất cả, đả phá tất cả, bất phân địch ta
Người đầu tiên chịu nạn là Shirao Gyatso, một tăng nhân người Tây Tạng. ĐCSTQ đã lợi dụng tâm lý phổ biến của người Tây Tạng là tôn sùng người xuất gia, đầu tiên tiến hành lôi kéo ông ta, sau đó lợi dụng ông ta đi lôi kéo những đồng bào người Tây Tạng. Ông ta ủng hộ ĐCSTQ sử dụng vũ lực, vì sự nghiệp “đỏ” hóa Thanh Hải và Tây Tạng mà đổ mồ hôi công sức. Sau khi đã tiêu hết giá trị lợi dụng của Sherao tại quốc nội, ĐCSTQ sắp xếp cho Sherao tiếp nhận chức hội trưởng Trung Hiệp Hội, và yêu cầu ông dẫn đầu một phái đoàn đi công du nước ngoài tiến hành thống chiến, và rình cơ hội trấn áp “Hội Phật giáo Trung Quốc” của Trung Hoa Dân Quốc. ĐCSTQ vì để biểu dương công lao của Sherao, từng tặng ông ta một chiếc chuông cổ lớn từ thời Minh triều, còn xây dựng một tòa tháp chuông cho mục đích này.
Shirao Gyatso, người chủ trì nghi thức khánh thành tháp chuông, có thể nói là cực kỳ long trọng, nhưng ông ta không thể nghĩ được rằng, việc “tặng chuông” đã báo trước ngày tàn của ông ta sắp đến. Khi cuồng triều của Cách mạng Văn hóa ập tới, Shirao Gyatso bị buộc tội với nhiều tội danh khác nhau, phải nín thở lách qua bốn năm trường kỳ phê đấu, cho đến khi cuối cùng bị tra tấn đến chết trong ngục.

Triệu Phác Sơ là một trong những người khởi phát Trung Hiệp Hội, là phó hội trưởng Hiệp hội trong Cách mạng Văn hóa, cũng không thoát khỏi bị ĐCSTQ chỉnh đốn giống như hội trưởng đương thời Shirao Gyatso. Trong một lần đại hội phê đấu, có người chất vấn Triệu Phác Sơ: “Ông là đảng viên Cộng sản, tại sao lại tin vào Phật giáo?” Chỉ một câu hỏi vô tình vô ý như vậy đã giúp người ta hiểu ra rằng, dù dưới danh nghĩa là một vị lãnh tụ tôn giáo kiêm nhà hoạt động xã hội và văn học gia nổi tiếng trong giới, nguyên lai ông ta hóa ra là một đảng viên tiềm phục trong nhiều lĩnh vực.
Trung Hiệp Hội là một tổ chức chính thức chịu sự khống chế của ĐCSTQ. Hai vị trưởng hội vừa là tăng nhân, vừa là quan chức cao cấp, hoặc là “người đồng hành” cùng ĐCSTQ; nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa họ vẫn không thoát khỏi bị ĐCSTQ lôi ra phê đấu, thì có thể tượng tượng, hầu hết những người xuất gia tu hành vô quyền vô thế khác sẽ phải chịu sự tra tấn tồi tệ đến thế nào. Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, số tăng ni được tiến hành thống kê trên toàn Trung Quốc đương thời, bao gồm cả ở Nội Mông và Tây Tạng, chỉ còn không quá 26 ngàn người xuất gia.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, các nhân sĩ Phật giáo bị bức hại tàn tệ, vô số văn vật Phật giáo bị phá hoại nghiêm trọng. Từ tự viện cho đến pháp khí, bất kể đó là bảo vật hoàng gia hay trân tàng dân gian, bất cứ nơi nào mà Hồng vệ binh đi qua thì họ không tha một cái gì, nếu không phải là do tiêu mất từ lịch sử, thì những gì còn lại đều diện mục bất toàn, bị trộm cướp hoặc bị đập phá bằng hết, chỉ còn lại những bức tường đổ nát. Những ví dụ được đưa ra dưới đây chỉ là những hạt nước trong đại dương của hạo kiếp.
“Bạch Mã tự” là ngôi tự miếu được xây dựng sớm nhất ở Trung Thổ, thời Cách mạng Văn hóa, nó tự nhiên bị kiếp nạn. Những văn vật trân quý qua hàng ngàn năm như ‘Bối Diệp Kinh’, tượng 18 vị La Hán, Ngọc Mã v.v.. đều bị hủy hoại.
Trên đỉnh Vạn Thọ Sơn ở Di Hòa Viên tại Bắc Kinh, có hơn một ngàn tượng Phật phù điêu phủ lưu ly (nhan liệu quý thanh kim thạch, đắt hơn vàng), sau khi trải qua “phá tứ cựu”, tất cả đều biến thành ngũ quan bất toàn, không còn cái nào nguyên vẹn. Sơn Tây Đại Huyền Thiên Đài Tự, được xây dựng từ thời Bắc Ngụy, đến nay đã 1600 năm có dư, dù nằm tại nơi thâm sơn viễn xứ, nhưng những tổ tượng và bích họa trân quý được tích lũy trong ngôi cổ tự ngàn năm này, cũng không thoát khỏi nanh vuốt của Hồng vệ binh.

Sau cải cách mở cửa: Dùng “Phật giáo nhân gian” để tinh thần hóa, dùng “bịt mồm phát đại tài” để đạo đức hóa Phật giáo
Cuộc Cách mạng Văn hóa đã khiến ĐCSTQ mất hết lòng dân, nền kinh tế dần lâm vào sụp đổ. Để vực dậy sự thống trị của nó và vượt qua nguy cơ kinh tế, ĐCSTQ đã phải gác lại hình thái đấu tranh ý thức, cải biến sang một đường lối thực dụng – tuyên xưng đó là chính sách đối nội cải cách, chính sách đối ngoại khai phóng, còn gọi là chính sách “cải cách mở cửa”.
Tại phương diện Phật giáo, ĐCSTQ khôi phục lại đường lối tôn giáo ôn hòa trước Cách mạng Văn hóa của nó, tức là, dưới tiền đề phối hợp với các chính sách chính thức, nó cho phép tôn giáo tồn tại “ở mức độ có hạn”. Kết quả là Trung Hiệp Hội (Hội Phật giáo), thứ đã bị đình chỉ trong mười năm, được vận hành trở lại, các tự sản và tăng xá bị xâm chiếm ở nhiều nơi được lục tục trả lại, các tăng ni đã hoàn tục nay được phép trở lại tự viện.
Đối với những công trình kiến trúc Phật giáo bị phá hoại, do số lượng quá khổng lồ, ĐCSTQ không thể vung tay quá trán, không cách nào chi đủ tiền để sửa chữa và xây dựng lại như một khoản bồi thường. Nó trước tiên bắt đầu với những công trình tu phục tự viện được bảo hộ trọng điểm, mang tính chất như những địa điểm du lịch. Những việc này là nhằm mục tiêu thu hút khách du lịch, do đó hoàn thành tu bổ xong, cũng không giao lại cho tăng nhân tự hành quản lý, lý do rất hiển nhiên.
Trên biểu hiện bề ngoài, ĐCSTQ dường như đã nới lỏng kiểm soát đối với Phật giáo, nhưng về bản chất, nó vẫn khống chế hết thảy bằng cách thao túng Trung Hiệp Hội. Triệu Phác Sơ, một cư sĩ Phật giáo được ĐCSTQ gọi là “Bằng hữu thân mật của ĐCSTQ, nhà hoạt động xã hội danh tiếng, lãnh tụ tôn giáo ái quốc kiệt xuất”, từng đảm nhiệm chức vụ Hội trưởng Trung Hiệp Hội hậu Cách mạng Văn hóa, chủ đạo một loạt các cải cách đối với Phật giáo, tạo thành ảnh hưởng trọng đại trong hướng đi của Phật giáo Trung Quốc.
1. Thành lập Ủy viên Hội quản lý chùa
Các tự viện Phật giáo truyền thống từ hàng trăm ngàn năm trước đây đã phát triển hoàn toàn tự phát và độc lập, chủ yếu giúp những người xuất gia làm việc hoằng Pháp, cũng là để cung cấp trường sở cho chúng sinh đến lễ Phật và sám hối. Về mặt kinh tế họ dựa vào phương thức làm Pháp sự, nhận cúng dường của tín đồ, tự canh tác ruộng của nhà chùa v.v.. để tự cung cấp thức ăn, không giống như Cơ đốc giáo ở phương Tây với Tòa Thánh La Mã đứng đầu đã phát triển thành một hệ thống tự viện phân cấp trên dưới vâng mệnh Tòa Thánh.
Truyền thống Phật giáo này đã bị phá hoại triệt để trong Cách mạng Văn hóa, và nó cũng không được khôi phục sau Cách mạng Văn hóa. Thay vào đó, Trung Hiệp Hội trở thành cơ quan chỉ đạo tối cao cho các chùa chiền trong toàn quốc, và các hiệp hội Phật giáo ở các vùng là những đơn vị lãnh đạo chùa chiền ở đương địa. Ủy viên Hội quản lý các Chùa (gọi tắt là Ban quản lý chùa) phải hành sự dưới sự lãnh đạo của các Hiệp hội Phật giáo địa phương, và một số chùa thậm chí còn do các Hiệp hội Phật giáo trực tiếp quản lý. Hiệp hội Phật giáo có thể bổ nhiệm và bãi nhiệm các phương trượng (sư trụ trì) của nhiều chùa, và quyền lực của Ban quản lý chùa đôi khi phủ quyết cả sư trụ trì. Các tăng chúng không cách nào tự hành quản lý chùa, điều đó có nghĩa là sự vận hành và vận mệnh của chùa nằm trong tay người khác.
Do đó, mới xuất hiện hiện tượng các chùa thường xuyên tổ chức các hoạt động nằm ngoài các nghi thức bình thường cử hành vì tín chúng, như “Diên sinh phổ Phật” (niệm kinh sám hối, cầu phúc tiêu tai v.v..); “Vãng sinh phổ Phật” (phóng diễm khẩu, siêu độ vong linh v.v..). Ngoài các lễ hội chùa được tổ chức vào các lễ tiết khác nhau, còn có các pháp hội cử hành trên danh nghĩa tạ lễ đóng góp xây chùa, khai quang tượng Phật, trụ trì thăng tọa v.v. Mục đích của tất cả những hành động này đều có thể giải thích minh bạch trong một câu: “Hoạt động mang đám đông tới, đám đông lại mang tiền tới”.
Còn có việc hiệp hội Phật giáo hóa và chùa hóa việc gây quỹ, dùng cho hoạt động kinh doanh công thương nghiệp. Ví dụ, Hiệp hội Phật giáo tỉnh Vân Nam đã thành lập “Kim luân Công ty”, ngoài việc ỷ thác vào các tăng ni tại các chùa tham gia vào các loại hoạt động thương nghiệp, cho thuê các tài sản của chùa, hoặc thiết lập các thương điếm, nhà hàng, khách sạn v.v., còn kinh doanh xuất khẩu đá cẩm thạch và hàng thủ công mỹ nghệ sang Thái Lan.
Kinh doanh thương nghiệp hóa của Thiếu Lâm Tự là ví dụ nổi tiếng nhất. Một tay tạo nên vương quốc thương nghiệp Thiếu Lâm Tự hiện tại là phương trượng Thích Vĩnh Tín – ông ta cũng đồng thời có chức danh chính trị, là phó hội trưởng Trung Hiệp Hội. Trước khi trở thành phương trượng, Thích Vĩnh Tín là chủ nhiệm của “Ủy viên hội quản lý dân chủ” của Thiếu Lâm Tự.
12 năm sau khi Phương Chính pháp sư viên tịch, năm 1999, ‘tài nhân’ Thích Vĩnh Tín nhờ đi theo ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công mà lập “đại công”, đảm nhận chức trụ trì Thiếu Lâm Tự với sự hỗ trợ của Cục Tôn giáo Quốc gia và Trung Hiệp Hội. Trong 12 năm trở thành phương trượng Thiếu Lâm Tự, ông ta vẫn dùng danh nghĩa Chủ nhiệm Ban quản lý chùa để thành lập các loại tổ chức hữu quan với Thiếu Lâm Tự, ví như Thiếu Lâm Tự võ tăng đoàn, công ty TNHH điện ảnh Thiếu Lâm Tự, công ty TNHH phát triển thực nghiệp Thiếu Lâm Tự v.v…

Thích Vĩnh Tín đã nhiều lần đưa võ tăng đoàn đi biểu diễn ở nước ngoài, còn đồng tổ chức các cuộc thi Kung Fu TV với các đài truyền hình toàn cầu; Các công ty con về điện ảnh truyền hình và thư cục của Thiếu Lâm Tự đã xuất bản một số lượng lớn các bộ phim truyền hình, phim tài liệu, ấn phẩm, các sản phẩm âm thanh và video liên quan đến Thiếu Lâm Tự. Kinh doanh thương mại hóa đa dạng và thu nhập từ bổn ngành đã khiến Thiếu Lâm Tự trở thành một trong những ngôi chùa giàu có nhất ở Trung Quốc, và nó cũng mang lại cho Thích Vĩnh Tín các biệt danh “CEO Thiếu Lâm Tự”, “Hòa thượng Kinh tế” và “Hòa thượng Chính trị”.
2. Chế định ra quy chương chế độ thống nhất cho tăng chúng
Một phương cách khác để cải tạo Phật giáo là trao cho Trung Hiệp Hội quyền lợi chế định ra quy chương chế độ thống nhất cho tăng chúng, ví như thống nhất cử hành các hoạt động Pháp sự trong các lễ hội tiết nhật lớn như ‘Lễ hội tắm tượng Phật’ và các lễ hội khác, và ban bố “Các biện pháp thi hành quản lý tự miếu của Phật giáo Hán truyền” v.v.. như một cái cớ để thiết lập cái gọi là “Lễ nghi và quyền lợi nghĩa vụ của tăng ni phù hợp với yêu cầu của xã hội tiến bộ”, nhằm mục đích cải biến truyền thống hành sự theo các quy chương đặc thù của mỗi giáo phái phân tông khác nhau. Điều này cũng tương đương với việc đưa ra một bộ chế độ ngoại hành, nằm ngoài giới luật của Phật giáo truyền thống, quy định tăng ni có thể làm những gì, không được làm những gì, dùng quy phạm này làm lý do để hạn chế, ràng buộc tín ngưỡng của những người xuất gia.
Sau khi Thánh Nghiêm Pháp sư của Đài Loan đến thăm Hoa lục vào năm 1988, ông đã chỉ ra xu thế này: “Các tăng ni ở Trung Quốc đại lục ngày nay, đã thậm chí bất tương ứng với quan niệm ‘dữ tông giáo sư’, bởi vì họ không có cơ hội hoằng Pháp, cũng không có trường sở tu hành Phật pháp để dẫn dắt tín chúng. Họ, ngoại trừ một số cực nhỏ làm công việc văn tuyên, hầu hết đều làm những công việc được gọi là ‘sự nghiệp sản xuất’ như du lịch, quản lý chùa, hành chính giáo hội, kinh sám Phật tự, nông nghiệp. Họ nhận lương cố định hàng tháng từ cán bộ lãnh đạo”.
(Còn nữa)
Tác giả: Thái Đại Nhã – Epoch Times
Mộc Lan biên dịch