Mục lục bài viết
Sự cải tạo của ĐCSTQ đối với Phật giáo đã hạ gục sự tín ngưỡng đối với thăng hoa linh tính và cảnh giới tinh thần của các giáo đồ Phật giáo. “Cải cách khai phóng” của ĐCSTQ khiến người ta nhất loạt chỉ nhìn thấy tiền, mà khẩu hiệu “Hãm thanh phát đại tài” của Giang Trạch Dân đã khiến người ta không ngừng bỏ qua các ước thúc đạo đức, một mạch tới lúc không còn bất cứ ước thúc, mấu chốt đạo đức nào nữa…
Từ thủ đoạn đề xuất: “Phật giáo nhân gian” của ĐCSTQ
Để thế tục hóa các giáo đồ Phật giáo, Triệu Phác Sơ đề xuất thuyết pháp gọi là “Phật giáo nhân gian”, chủ trương cần “thực thi lý tưởng nhân gian tịnh thổ, phát dương lợi nhạc hữu tình của Đại thừa Phật giáo – nghĩa là dùng Phật giáo để chúc phúc và ban tặng niềm vui cho thế gian, kế thừa và phát dương tư tưởng “Phật Pháp tại nhân gian bất ly thế gian giác” của Thiền tông. Ông ta yêu cầu tín đồ Phật giáo không nên thoát ly thế gian, thoát ly xã hội, mà nên tại thế giới hiện thực mà ‘hiện thực hóa Phật quốc tịnh thổ’.
Đề xuất “Phật giáo nhân gian” là có liên quan mật thiết đến những nỗ lực liên tục của ĐCSTQ nhằm giảm số lượng Phật tử và tiêu trừ tín ngưỡng Phật giáo. ĐCSTQ một mặt sử dụng điều này để thuyết phục những tín đồ có tâm tu Phật nhưng không muốn xuất gia, bởi vì lưu lại trong một xã hội ngũ quang thập sắc sẽ dần dần làm tiêu tán ý chí tu Phật, từ đó giảm tốc độ gia tăng số lượng tăng ni.

Một mặt khác chiêu bài “Phật giáo nhân gian” còn được ĐCSTQ sử dụng để khuyến khích các tăng ni tích cực tham dự cuộc sống thế tục, đây thực sự là phiên bản tiến hóa ẩn tàng của đề xuất “tăng ni kết hôn, uống rượu ăn thịt” mà ĐCSTQ đã thí điểm quảng bá trước khi thành lập Trung Hiệp Hội. Đương thời, mưu kế này bị lão hòa thượng Hư Vân cản lại, nhưng hiện tại, thừa cơ những đại hòa thượng và Pháp sư chân tu đều đã không còn tại thế sau Cách mạng Văn hóa, không ai có thể lại phản đối, nên những thứ tà thuyết này được những hòa thượng có chức tước dùng những ngôn từ mê hoặc để ‘tái xuất giang hồ’, cuối cùng trở thành tư tưởng chủ lưu của Phật giáo Trung Quốc hiện đại.
Một chuỗi các thao tác nhằm cải tạo Phật giáo đã tạo thành ảnh hưởng khôn lường đến các tự viện, tăng ni và đông đảo tín chúng: ban đầu chùa chiền là nơi tịnh thổ để tu hành và hoằng Pháp của Phật môn, dần dần bị biến thành trường sở kinh doanh, trục lợi; Các tăng ni thừa tải nội hàm của tinh thần Phật giáo dần bị “tâm linh thoái hóa”, các hành vi thuộc tầng diện tinh thần như tu hành, hoằng Pháp, chứng đạo v.v.. dần dần rơi rụng thoát ly khỏi đời sống thường nhật của người xuất gia. Những tín chúng trước đây đến chùa tham bái Phật đà, giờ đây cũng bị ‘thấm nhuần’ tư tưởng công lợi, cho rằng thắp hương bái Phật là để tiêu tai giải nạn, cầu phúc phát tài, hồn nhiên không biết rằng bái Thần Phật cần phải có tâm thái đoan chính, không nên mang theo tham niệm và hữu cầu mà bái Phật.
Từ quan điểm này mà xét, liệu cuộc cải tạo Phật giáo của ĐCSTQ có thực sự là một cuộc “phục hưng” theo cái gọi là “tuyên truyền chính thức” của ĐCSTQ không, hay nó vô hình trung tiến thêm một bước phá hoại Phật giáo?
Đến khẩu hiệu: “Hãm thanh phát đại tài” khiến người ta triệt để lạc mất mấu chốt đạo đức và tín ngưỡng tôn giáo
Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã đưa ra khẩu hiệu: “Hãm thanh phát đại tài” dưới bối cảnh lịch sử của cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp [Pháp Luân Công]. Ông ta hạ lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Do hành động trấn áp này gặp phải sự phản đối của đa số người dân và thiếu những thuyết từ đủ thuyết phục, Giang khẩn thiết cần đến sự biểu thái của các giới chức xã hội, đặc biệt cần giới Phật giáo và các danh tăng xuất diện ủng hộ việc trấn áp và vu khống bức hại Pháp Luân Công.

Vào thời điểm này, với tư cách là chủ tịch Trung Hiệp Hội, Triệu Phác Sơ đóng một vai trọng yếu trong việc kiếm cớ để bức hại Pháp Luân Công, thông qua các phương tiện truyền thông tiến hành các hành động phê phán của giới lãnh đạo Phật giáo nhằm công kích, bôi nhọ và thóa mạ Pháp Luân Công. Thích Vĩnh Tín và Thích Học Thành, những người được Triệu Phác Sơ đề bạt, đã đảm nhận ‘vai trò tiên phong’ ra sức phối hợp với ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công. Diễn xuất bẻm mép của hai người này đã được Giang Trạch Dân ban thưởng: Thích Vĩnh Tín tấn tốc đảm nhận vị trí trụ trì Thiếu Lâm Tự nội trong một tháng kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, còn Thích Học Thành sau đó tiếp nhận chức hội trưởng Trung Hiệp Hội. Riêng Triệu Phác Sơ bị đột tử sau một năm công kích Pháp Luân Công.
Thiếu Lâm Tự bị ô danh, Pháp Luân Công bị bức hại: Dấu hiệu hành ác vẫn chưa dừng…
Để thúc đẩy và duy trì hành động đàn áp không được lòng dân này, Giang Trạch Dân không chỉ dùng đến nguồn tài nguyên quốc gia khổng lồ, mà còn lấy khẩu hiệu “Hãm thanh phát đại tài”, dung túng cho những kẻ hùa theo ông ta hành ác, những kẻ này được sử dụng đặc quyền đặc lợi, tham nhũng hủ bại, hối lộ… mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Vì tiền tài, vì danh lợi sắc tình, họ không điều ác nào không dám làm, đạo đức nhanh chóng trượt dốc, ma túy lan tràn trong xã hội, ngay cả giới tôn giáo cũng không cách nào miễn nhiễm.
Ngay từ năm 2006, doanh thu bán vé của Thiếu Lâm Tự đã vượt quá 100 triệu nhân dân tệ; đến năm 2008, du khách muốn thắp hương tại Thiếu Lâm Tự phải trả 6000 nhân dân tệ; và phân tự (chi nhánh) ở nước ngoài của Thiếu Lâm Tự nhập trướng mỗi năm 10 triệu Bảng Anh, mà theo số liệu, chỉ một phần ba số thu nhập đó được quy về chùa. Đối với thu nhập và tình trạng phân phối của các công ty con và các buổi biểu diễn của nó, không cách nào có thể công khai thẩm tra.
Tổng giám đốc Thiếu Lâm Tự – Thích Vĩnh Tín vì hùa theo Giang Trạch Dân hành ác mà phất như diều gặp gió, sau khi lên làm trụ trì thì thế lực càng lộng hành. Ông ta bị các đệ tử đồng môn tố giác, tiết lộ rằng ông ta sử dụng tài sản của chùa như gia sản của mình, và có ít nhất 3 tỷ đô la Mỹ tiền gửi ở hải ngoại. Ông ta có biệt thự ở Hoa Kỳ và Đức; có quan hệ tình cảm với các minh tinh nổi tiếng, đã bao dưỡng một nữ sinh Đại học Bắc Kinh, và có một đứa con trai với cô ta, hiện họ đang sống ở Đức, v.v. Thích Vĩnh Tín không phủ nhận bản thân mình là một hòa thượng “quan tâm” và tích cực tham gia chính trị, lợi dụng vị thế quyền lực của Giang để thỏa mãn dục vọng của mình; dù thỉnh thoảng vẫn có những tin tức báo chí truyền xuất ra ngoài, nhưng thường sẽ bị phong sát và loại trừ ngay lập tức, nên ông ta vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Một đồng lõa khác liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công, Thích Học Thành, cũng đồng dạng liên quan đến sắc tình và tham nhũng hủ bại. Năm 2018, hai nữ đệ tử có tiếng đã dùng tên thật viết báo cáo về việc bị ông ta xâm hại tình dục. Trong thư tố giác dài tới 95 trang, tiết lộ tường tận việc ông ta thông qua các loại thủ đoạn khống chế tinh thần, quấy rối tình dục các sư nữ, cho đến sự bất minh của những khoản tiền khổng lồ đi đâu không rõ và những lý do vi phạm pháp sự khác. Tin tức này đã chấn động xã hội, kinh động giới chức của ĐCSTQ, và cũng vì ĐCSTQ muốn bắt đầu trấn áp Phật giáo, nên chỉ trong vòng một tháng, Thích Học Thành đã bị Trung Hiệp Hội bãi nhiệm chức vụ hội trưởng và buộc “từ chức” tất cả các chức danh chính trị.

Năm 2017, lấy danh nghĩa 12 cơ quan trong chính phủ Trung Quốc, ĐCSTQ đã liên hợp xuất bản “Một vài ý kiến về việc tiến thêm một bước trong trị lý thương nghiệp hóa Phật giáo và Đạo giáo“, tuyên bố rằng ĐCSTQ cần nghiêm khắc quản lý khống chế những tệ đoan hiện tồn của Phật giáo và Đạo giáo, chẳng hạn như các hoạt động tôn giáo không được bán vé giá cao, nghiêm cấm nhân viên tôn giáo và các doanh nghiệp du lịch dưới bất kỳ danh nghĩa nào dụ dỗ, hiếp bách du khách và tín đồ tới dâng hương, bốc thẻ xem bói… không được dùng phương thức “cổ phần chế”, “Trung – Ngoại hợp tư”, “trích hoa hồng” v.v.. dùng trường sở hoạt động của Phật giáo và Đạo giáo mà tiến hành vận tác thương nghiệp, thu hoạch lợi ích kinh tế; cấm chỉ lấy trường sở hoạt động của Phật giáo và Đạo giáo làm thành xí nghiệp tư sản hoặc tiến hành huy động vốn; bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng không được phép đầu tư xây dựng tạo tượng tôn giáo lộ thiên quy mô lớn, cũng như trong trường sở hoạt động của Phật giáo và Đạo giáo không được lập các hội sở, chỉ mở cửa cho số ít người, v.v.
Từ các mục “cấm chỉ” và “không được phép” được liệt kê trong văn kiện này, cũng như các vụ bê bối khác nhau giữa các nhân sĩ tôn giáo, người ta có thể hiểu rằng, dưới các chính sách và sự quản lý của ĐCSTQ, Phật giáo Trung Quốc đã bị hủ thực một cách kinh tâm động phách như thế nào.
Sự cải tạo của ĐCSTQ đối với Phật giáo, đã hạ gục sự tín ngưỡng đối với thăng hoa linh tính và cảnh giới tinh thần của các giáo đồ Phật giáo. “Cải cách khai phóng” của ĐCSTQ khiến người ta nhất loạt chỉ nhìn thấy tiền, mà khẩu hiệu “Hãm thanh phát đại tài” của Giang Trạch Dân đã khiến người ta không ngừng bỏ qua các ước thúc đạo đức, một mạch tới lúc không còn bất cứ ước thúc, mấu chốt đạo đức nào nữa.
(Còn nữa…)
Tác giả: Thái Đại Nhã – Epoch Times
Mộc Lan biên dịch