Lời toà soạn: Hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, lượng thông tin quá nhiều nhưng không chắc trong đó là thông tin chân thật, thậm chí có những kiến giải lệch lạc, đảo loạn logic. Loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ này mong muốn đưa ra một loạt ví dụ thực tế, để quý độc giả có được cái nhìn chân thực, thấy được tư duy chính thường, từ đó có được quyết định đúng đắn trong tương lai.

Trước khi đi vào loạt bài này, chúng tôi muốn giới thiệu một câu chuyện rất thú vị về một người rất quen thuộc, để quý độc giả thấy được ‘phản biện’ khi dùng tư duy chính thường. 

Khoảng tháng 8 năm nay 2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Hoa Xuân Oánh nói rằng:

Trên bản đồ Baidu chỉ ra rằng, có 38 nhà hàng sủi cảo Sơn Đông và 67 nhà hàng mỳ Sơn Tây ở Đài Bắc (thủ đô Đài Loan). Mùi vị không trật đi chút nào. Cho nên Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Đứa trẻ đi lạc lâu ngày cuối cùng sẽ về nhà.

Nhưng tweet này lập tức bị cựu phát ngôn của Quốc vụ viện Hoa Kỳ là bà Morgan Ortagus phản biện bằng logic của bà Hoa Xuân Oánh rằng:

Ở Trung Quốc có 8500 cửa hàng KFC (Gà rán Kentucky). Mùi vị không trật đi chút nào. Trung Quốc là một phần của bang Kentucky. Đứa trẻ đi lạc lâu ngày cuối cùng sẽ về nhà.

Ảnh chụp từ Twitter cuộc biện luận giữa bà Hoa Xuân Oánh và cựu phát ngôn viên Quốc vụ viện Hoa Kỳ là Morgan Ortagus vào tháng 8/2022.

Hoa Xuân Oánh đã không thể tiếp tục phản biện, bởi vì bà đã sử dụng bộ logic ‘bị lỗi’ của mình. Và chắc hẳn trong chúng ta ít nhiều cũng đã thấy những thông tin có tính ‘đảo lộn tư duy’ như thế này. Cho nên những người làm loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ rất mong đem đến những ví dụ để quý độc giả thấy được tư duy chính thường.

Giới thiệu, kết cấu

Loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ này nằm trong kênh ‘Phương Phi phỏng đàm’ (芳菲訪談) của người dẫn chương trình Phương Phi, trong đó cô Phương Phi dẫn cùng dẫn chương trình với bác Kim Nhiên 

Người dẫn chương trình Kim Nhiên và cô Phương Phi.

Hai người dẫn chương trình sẽ đưa câu hỏi để các chuyên gia nhìn nhận vấn đề. Kết cấu của bài phỏng vấn chủ yếu sẽ là hỏi – trả lời (Q&A), chia sẻ góc nhìn, trước đó còn một trường cảnh (場景: đoạn phim ngắn) để mọi người cùng thảo luận. Chúng tôi sẽ mô tả lại cuộc phỏng vấn này một cách thật đơn giản để quý độc giả dễ hiểu.

Thêm một điểm nữa là, loạt bài này được làm vào năm 2006, cách đây 16 năm, thời gian tương đương với một đứa bé mới sinh đến khi học hết lớp 10, nhưng đến nay vẫn còn giá trị. Và không để mọi người đợi thêm, chúng tôi sẽ vào bài phỏng vấn ngay bây giờ.

Trường cảnh

Hai người dẫn chương trình đã mời Giáo sư Chương Thiên Lượng đến để chia sẻ. 

Cô Phương Phi giới thiệu rằng, Chương tiên sinh là người mà mọi người đều quen thuộc, ông là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, đã đăng phát rất nhiều tác phẩm video, bài viết trên Epoch Times tiếng Trung, đến nay (2006) đã gần 100 vạn chữ (1 triệu chữ)

Giáo sư Chương chia sẻ rằng, kỳ thực chữ nhiều hay ít không quan trọng lắm, chủ yếu là muốn thông qua đó mà nói một chút đạo lý. 

Người dẫn Kim Nhiên hỏi, hôm nay chúng ta nói về vấn đề gì, thì Giáo sư Chương đã giới thiệu một trường cảnh, với nội dung là một cuộc nói chuyện giữa 2 đồng nghiệp nam, họ đang đánh giá tính khách quan của một tờ báo. Trong đó: 

Người A hỏi:

Anh vẫn chưa ăn sao? Đang xem gì mà mê thế?

Người B trả lời: 

Epoch Times, tờ báo này thật không tầm thường, báo cáo những tin tức mà người ta không dám báo cáo, tiết lộ những việc xấu mà ĐCSTQ làm.

Người A chia sẻ:

Epoch Times à, vốn dĩ tôi cũng thường xem, nhưng tờ này hễ nói về ĐCSTQ thì ‘một chút tốt cũng không có’. Anh xem có khách quan không?

Người B nói: 

Không, ngược lại tôi rất thích xem, họ báo cáo đều là sự thật.

Người A lại đưa ra cách nghĩ:

Anh đừng nhầm lẫn, tôi không có ý nói là ‘điều họ nói là giả’, ai cũng biết ĐCSTQ là thứ gì, nhưng lẽ nào nó không thể làm qua một việc tốt hay sao? Anh xem, việc gì cũng xét xem hai mặt (tốt xấu) chứ? Đúng không?

Một sự việc phải xem xét hai mặt tốt xấu (Nhất phân vi nhị – 一分為二)?

Người dẫn Kim Nhiên thấy rằng, rất nhiều khán giả xem trường cảnh này có thể thấy buồn cười, bởi vì xác thực là có nhiều bạn có cách nghĩ như thế. Cô Phương Phi có thắc mắc, cô cảm thấy: Việc này nghe qua có chút đạo lý, bởi vì rất nhiều sự tình đều có hai mặt tốt xất, nhưng ngay cả người xấu họ cũng có chút ưu điểm chứ? 

Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, sự việc này giống như cô Phương Phi nói, nghe qua thì thấy có đạo lý, nhưng nếu suy nghĩ kỹ hơn sẽ thấy có vấn đề. Giáo sư Chương đưa ví dụ rằng, trong cuộc sống thường ngày chúng ta đều có một ‘thường thức’ (常識: nhận thức thông thường), ví như một người phạm tội sát nhân, lúc ở toà án chịu xét xử của thẩm phán, anh ấy không thể nói với thẩm phán rằng: ‘Thẩm phán đại nhân, tôi yêu cầu ngài hãy xem xét hai mặt, lúc nhỏ tôi từng tham gia việc công ích, trồng cây v.v.’.

Chúng ta thấy rằng những việc kể trên không quan trọng, bởi vì khi anh ta phạm tội sát nhân, thì ‘giết người đền mạng’, chiểu theo pháp luật mà nói thì đã định tội được rồi.

Nhưng người dẫn Kim Nhiên lại thắc mắc: Ví dụ của Giáo sư Chương là ví dụ về người phạm tội sát nhân, vậy thì đối với một đảng chính trị đã hạ sát trăm vạn người, thì có thể so sánh tương tự hay không? Ví như có người sẽ cho rằng: ĐCSTQ trong gần 20 năm nay đã có cống hiến rất lớn cho sự phát triển kinh tế, có dự trữ ngoại hối rất cao, hơn nữa có một bộ phận người giàu lên. Người dẫn Kim Nhiên đã hỏi: Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Hitler làm người Đức giàu lên, nhưng vẫn tính là tội phạm chiến tranh

Giáo sư Chương chia sẻ, nếu chiểu theo cấp độ của đảng chính trị hoặc cấp độ quốc gia mà so sánh, thì có thể lấy nước Đức trước Thế chiến hai.

Chúng ta biết rằng vào năm 1929 đến năm 1933 là khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người của rất nhiều quốc gia thậm chí chết đói khi đó. 

Vào năm 1933, Hitler làm nguyên thủ của nước Đức. Sau khi làm nguyên thủ, chính sách kinh tế của ông đã khiến kinh tế nước Đức trong nhiều năm có tốc độ tăng trưởng 100%, vô cùng cao, GDP tăng trưởng rất nhanh. Do kinh tế phát triển, đã kéo theo tỷ lệ thất nghiệp của nước Đức giảm từ 30% xuống 0%, điều này tương đương với việc mỗi người Đức đều có thể tìm được việc làm.

Hơn nữa địa vị quốc tế của nước Đức thời đó đề cao rất nhanh, bởi về sau Thế chiến thứ nhất, nước Đức là quốc gia bại trận, Anh Pháp rất coi thường Đức, yêu cầu Đức tiền bồi thường. Nhưng sau khi Hitler làm nguyên thủ, nước Đức trở thành cường quốc của châu Âu, đặc biệt là vào năm 1936, nước Đức đã tổ chức thành công Thế vận hội Berlin, rất nhiều quốc gia đã mở to mắt nhìn vào nước Đức. 

Hitler còn có rất nhiều chính sách kinh tế rất tốt, ví dụ như xây dựng đường cao tốc, phi trường có thể cất hạ cánh chiến đấu cơ, chính là kiến thiết những cơ sở vật chất vô cùng tốt. Nước Đức thời đó có rất nhiều đường tàu điện ngầm, tất cả đều do Hitler hoàn thành. 

Thời đó Hitler đã nói: ‘Phải làm cho mỗi gia đình Đức đều có xe hơi riêng’. Trong cái tên của hãng xe Volkswagen, thì Volks là người, còn wagen là xe, Volkswagen có nghĩa là: Mỗi gia đình Đức đều có một chiếc xe. 

Hitler muốn mỗi gia đình Đức phải có xe hơi riêng.

Do đó chúng ta thấy rằng Hitler thời đó đã thúc đẩy nền kinh tế của nước Đức lên rất cao. Nhưng dù ông nỗ lực rất nhiều về mặt kinh tế, về mặt quân sự cũng đạt được rất nhiều thành công, có người nói ông là một nhà quân sự hoặc là một nhà kinh tế học, thì tất cả điều đó không quan trọng. Bởi vì ông đã phát động đại chiến thế giới lần thứ hai, tạo ra thương vong cho 90 triệu người trên thế giới, tạo thành tổn thất 400 tỷ đô-la Mỹ, đồng thời ông còn đồ sát tàn khốc những người Do Thái trong các trại tập trung. Đã có 6 triệu người Do Thái mất sinh mệnh trong các trại tập trung của Đức trong Thế chiến hai.

Những sự việc này đủ để định tội Hitler, cho nên hôm nay khi chúng ta đến nước Đức, thì không có ai nói rằng: ‘Chúng ta hãy xét xem hai mặt tốt xấu đối với Hitler’. Hơn nữa hiện nay nếu bạn có phù hiệu của Đức Quốc xã, hoặc sùng bái Hitler, thì đây là vi phạm pháp luật. 

Giáo sư Chương kể về Hitler đã làm người dẫn Kim Nhiên nhớ đến một một bộ phim của Đức, với diễn viên chính là một trưởng giám ngục của trại tập trung Do Thái. Bản thân người này là một ‘đại hiểu tử’ (người con có hiếu) rất nổi tiếng, tu dưỡng rất tốt. Nhưng anh ta lại về trại tập trung, bởi vì anh ta cho rằng ‘Chủng tộc Do Thái có vấn đề’, cho nên có thể sát hại rất tàn khốc những người Do Thái. Người dẫn Kim Nhiên hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận ‘xét xem hai mặt tốt xấu’ của người này như thế nào?

Phát xít Nhật có cống hiến cho Trung Quốc nhưng vẫn có tội trong ‘Nam Kinh đại đồ sát’

Giáo sư Chương nói rằng, nếu nước Đức cách Trung Quốc chúng ta rất xa, bởi vì nước Đức không trực tiếp khai chiến với Trung Quốc, vậy thì chúng ta hãy lấy người Nhật Bản đã làm một so sánh. 

Đối với người Nhật Bản, vào năm ngoái (2005) đều có diễu hành lớn ‘phản Nhật’, yêu cầu Nhật Bản tiến hành ‘phản tư’ (反思: suy nghĩ lại) về tội lỗi trong Thế chiến hai. 

Chúng ta thấy rằng, phát xít Nhật không chỉ sát nhân ở Trung Quốc, họ còn có một số cống hiến, đặc biệt là 3 tỉnh đông bắc. Người Nhật đã làm rất nhiều sự nghiệp như: mở công xưởng, mở công nghiệp khai khoáng, mãi đến khi ĐCSTQ giành chính quyền, thì khu vực công nghiệp của 3 tỉnh đông bắc phần nhiều là do người Nhật lưu lại, gồm cả địa khu có mạng lưới đường sắt phát triển nhất ở 3 tỉnh đông bắc đều là do người Nhật làm. 

Sau ‘Nam Kinh đại đồ sát’ (đại đồ sát ở Nam Kinh), Nhật Bản cũng làm rất nhiều hoạt động văn hoá, ví như lễ Vu Lan Bồn. Chúng ta đến hai bờ Tần Hoài Hà của Nam Kinh, thì thấy đều là ‘hoa liễu phồn hoa’, ‘ôn nhu phú quý’. Đại Thượng Hải cũng là nơi ‘triêu triêu ẩm yến’ (sáng sáng đều có yến ẩm), ‘dạ dạ sính ca’ (đêm đêm thổi sính). Vậy thì người Trung Quốc có nên cảm tạ người Nhật đã có cống hiến đối với phát triển kinh tế hay không? 

Trên thực tế người Trung Quốc dường như không có nghĩ như vậy. Bởi vì người Nhật có ‘Nam Kinh đại đồ sát’, Đơn vị 731 của Nhật Bản có chính sách Tam quang (三光: ba cái sạch hết; đó là đốt hết, giết hết, cướp hết), hơn nữa chiến tranh xâm lược Trung Hoa này đã tạo nên thương vong cho 20 triệu quân dân Trung Quốc. Bản thân những việc này đủ để định tội chiến tranh xâm lược.

Do đó quay lại nói về ĐCSTQ, chúng ta thấy rằng, sau khi ĐCSTQ đoạt được chính quyền, nó đã tạo thành cái chết bất thường của 80 triệu người dân Trung Quốc (gần bằng dân số Việt Nam hiện nay), trong đó có 40 triệu người là bị đồ sát, 40 triệu còn lại là bị chết đói. Số lượng đồ sát này đã vượt mười mấy lần số lượng người bị phát xít Đức giết, gấp 4 lần số người bị Nhật Bản giết. Ở một phương diện khác, Cựu Chủ tịch nước của ĐCSTQ là Giang Trạch Dân đã bán đi cả 1,1 triệu km2 lãnh thổ (hơn gấp 3 diện tích Việt Nam). Do đó từ những phương diện này đã đủ để định tội ĐCSTQ rồi. 

ĐCSTQ có thay đổi tốt lên không?

Cô Phương Phi thắc mắc, rất nhiều người cho rằng cần ‘xét xem hai mặt tốt xấu’, hơn nữa họ không thấy rõ hoặc không hiểu rõ những điều ĐCSTQ đã làm, họ cho rằng: ‘Dù ĐCSTQ đã làm việc xấu, nhưng vẫn còn làm một số việc tốt, thậm chí có thể sửa thành tốt’. Cô Phương Phi hỏi điều này có khả năng không?

Giáo sư Chương thấy rằng, kỳ thực rất nhiều người Trung Quốc có lối nghĩ như thế, chủ yếu là cuộc sống của họ đã tốt hơn do kinh tế phát triển. Nhưng chúng ta thấy được loại phát triển kinh tế này của ĐCSTQ tồn tại rất nhiều vấn đề. 

Đầu tiên, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, thì thay vì nói là ‘kết quả quản lý của ĐCSTQ’, thì nên nói đó là ‘kết quả của việc ĐCSTQ không quản lý’, tức là khi ĐCSTQ không quản lý thì kinh tế phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Giáo sư Chương dẫn chứng, vào thời kỳ đầu cải cách mở cửa, đã làm nhận khoán ở nông thôn, trên thực tế đây là ĐCSTQ từ bỏ việc quản lý ở nông thôn. Bởi vì trước cải cách mở cửa, nông dân trồng gì là do ĐCSTQ quyết định, còn có ‘thống nhất mua bán’, tức ‘thời bao cấp’, lượng tiêu thụ lương thực hoàn toàn do quốc gia thống nhất. 

Sau khi làm khoán ở nông thôn, tương đương với việc bạn muốn trồng gì thì trồng, muốn bán gì thì bán, khi nông dân không còn trói buộc, thì họ thật sự đã giàu lên.

Khi cải cách ở thành thị, lúc đó có 2 cụm từ rất phổ biến, một là ‘chính thể phân khai’, một nữa là ‘giản chính phóng quyền’ (đơn giản bộ máy chính trị, thả lỏng quyền lực). Nói trắng ra thì đây là việc chính phủ không can dự doanh nghiệp, cũng tức là ĐCSTQ không can dự doanh nghiệp, để họ tự quyết định sản xuất gì và tiêu thụ như thế nào. Như thế kinh tế thành thị cũng phát triển lên. 

Do đó về phương diện này là do ĐCSTQ không nhúng tay nên mới tạo thành kinh tế phát triển. 

Ở một phương diện khác, phát triển kinh tế của Trung Quốc mang đến cái giá về đạo đức và sinh thái cực lớn. Từ cái giá về mặt đạo đức mà nói, kinh tế Trung Quốc hiện nay có:

  • Kinh tế màu xanh lam: buôn lậu hải dương.
  • Kinh tế màu trắng: chơi ma tuý trắng.
  • Kinh tế màu vàng: công nghiệp sắc tình (hoàng sắc).
  • Kinh tế màu đen: do xã hội đen thao túng ngành giải trí.

Những kinh tế ‘màu’ này đem lại GDP rất lớn cho Trung Quốc, nhưng lại hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức con người, cho nên cái giá về đạo đức rất lớn.

Hơn nữa, cái giá về điều kiện sinh thái cũng rất nghiêm trọng. Chuyên gia về các vấn đề sinh thái là Trịnh Nghĩa tiên sinh đã từng làm qua một thống kê rằng: GDP của Trung Quốc nếu mỗi năm là 10-14 nghìn tỷ đô, thì cái giá về sinh thái đã là 3 nghìn tỷ đô rồi.

Sau mười mấy năm cải cách mở cửa, trung ương cũng từng mở hội nghị thảo luận rằng: Dù đem tất cả tài phú tích luỹ thời cải cách mở cửa để xử lý môi trường, cũng không mua được ‘trời xanh nước biếc’ (tức môi trường sạch sẽ). Điều này nghĩa là sinh thái đã bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng.

Cho nên chúng ta thấy khi đăng cai Olympic Bắc Kinh, thì chính quyền Bắc Kinh đã nói: ‘Chúng tôi cần tiêu tốn 100 triệu đô-la Mỹ để rửa sạch bầu trời ở Bắc Kinh’. Mọi người thử nghĩ xem, rửa sạch bầu trời Bắc Kinh phải tốn 100 triệu đô, vậy thì rửa sạch bầu trời toàn quốc thì phải tốn bao nhiêu? Xử lý ô nhiễm nước phải tốn bao nhiêu tiền nữa? 

Do đó sự phát triển kinh tế Trung Quốc chính là hy sinh không gian phát triển của con cháu để làm cái giá đánh đổi. 

Người dẫn Phương Phi nói thêm rằng: Hơn nữa những việc tốt không phải do ĐCSTQ làm, bởi vì rất nhiều đầu tư nước ngoài, họ nhìn lao động rẻ của Trung Quốc; cho nên trên thực tế ĐCSTQ không có công lao gì.

Giáo sư Chương tiếp tục chia sẻ rằng, những việc mà ĐCSTQ làm, thông thường cũng không phải là ‘xét xem hai mặt tốt xấu’, tổ chức này làm việc tuyệt tình. Ví như khi trấn phản, vì sao ĐCSTQ không ‘xét xem hai mặt tốt xấu’ với những người vốn là quan binh của Quốc dân đảng? Khi bức hại Lưu Thiếu Kỳ, đả đảo Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình, tại sao ĐCSTQ không ‘xét xem hai mặt tốt xấu’. Hôm nay bức hại Pháp Luân Công, vì sao không nghe những điều tốt về Pháp Luân Công? 

Do đó từ biểu hiện của ĐCSTQ mà nói, chúng ta thấy cái mà họ nói là ‘xét xem hai mặt tốt xấu’ trên thực tế chỉ là cái cớ để tổ chức này duy trì quyền lực, hoặc là một sách lược để mọi người công nhận nó ở một mức độ nhất định.

Khi đã phạm đại tội ‘thập ác bất xá’ thì ‘xét xem hai mặt tốt xấu’ vô hiệu

Lúc này, người dẫn Kim Nhiên có một vấn đề muốn hỏi đó là: Những điều Giáo sư Chương nói là sự thật, nhưng nhìn lại bản thân của ‘xét xem hai mặt tốt xấu’, lẽ nào Giáo sư Chương không cho rằng đây là một phép biện chứng – vốn là phương thức rất chính xác hay sao?

Là người nghiên cứu lịch sử văn hoá và các vấn đề xã hội, Giáo sư Chương nhìn nhận, phép biện chứng nếu từ góc độ văn hoá truyền thống Trung Quốc mà nói thì không có phép biện chứng nào cả, bởi vì nó là khái niệm của phương tây.

Khái niệm của Trung Quốc có thể đối ứng với phép biện chứng gọi là ‘tương sinh tương khắc’. Đây là cách nhìn của Đạo gia, bởi vì Đạo gia cho rằng sự sản sinh của vũ trụ là dưới tác dụng tương hỗ của hai khí âm dương, như thế vạn sự vạn vật khi sản sinh đều có âm dương. Biểu hiện tại bề mặt là có đẹp và xấu, thiện và ác, sự việc dễ hay khó, thứ này cao hay thấp v.v. trong ‘Đạo đức kinh’ Lão Tử đã giảng rất rõ về điều này. 

Nhưng dù chiểu theo đạo lý ‘tương sinh tương khắc’ của truyền thống Trung Quốc, thì ở phương diện này nó cũng không có ‘xét xem hai mặt tốt xấu’, mà là có một giới tuyến nghiêm khắc.

Ví như chiểu theo lý luận của Phật gia mà nói, thì chúng ta biết rằng trong Phật giáo có một từ là ‘thập ác bất xá’ (十惡不赦: 10 điều không thể tha thứ), ý tứ là: khi một người làm điều xấu đến trình độ ‘thập ác bất xá’, thế thì phải đánh hạ người ấy vào địa ngục, hoặc tiêu huỷ. Nói cách khác, hễ phạm tội đến mức ‘thập ác bất xá’ thì không ‘xét xem hai mặt tốt xấu’. Điều này mới phù hợp với quan niệm truyền thống Trung Quốc.

Cô Phương Phi nhìn nhận thêm rằng, dù là phép biện chứng hay là ‘tương sinh tương khắc’, từ góc độ lão bách tính mà nói, một người cứ sát nhân hại mệnh, làm rất nhiều việc xấu, thì xác thực đã là xấu, cả hai mặt đều xấu rồi.

Quý độc giả nhìn nhận như thế nào về vấn đề này, thì hãy bình luận ở phần bên dưới. Hẹn quý độc giả ở bài viết tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích:

(*) Link ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 3 trên nền tảng Youmaker.

(**) Trừ ảnh chụp tweet của bà Hoa Xuân Oánh, thì ảnh còn lại chụp từ ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 3.