Cha con không hòa thuận, anh em tranh giành, gia phong suy bại, con người không lý giải được nhau. Cái gọi là “Khoảng cách thế hệ” này do đâu, từ bao giờ mà có?
“Khoảng cách thế hệ” là gì? Theo cách lý giải của con người hiện đại thì khoảng cách thế hệ là chỉ người sinh ra và lớn lên trong các thế hệ khác nhau, bởi vì hoàn cảnh sinh hoạt và kinh nghiệm sống không giống nhau dẫn đến tư tưởng cách nghĩ, thái độ, hành vi và thói quen phát sinh sự khác biệt và tạo nên xung đột. Tuy nhiên, trong văn hóa truyền thống Trung Hoa 5000 năm lại không tìm thấy thuật ngữ “khoảng cách thế hệ”.
Văn hóa truyền thống không nói về “khoảng cách thế hệ”
Văn hóa truyền thống cho rằng “Thiên nhân hợp nhất” – Trời, đất và người là hợp thành một thể thống nhất. Người tuân theo thiên mệnh, đất mang chở muôn loài. Khi con người phản bội lại thiên mệnh thì tai họa giáng xuống không ngừng. Trước khi đăng cơ, việc đầu tiên mà hoàng đế phải làm là cử hành nghi lễ bái Trời, phụng ý chỉ của Trời mà cai quản đất nước, muôn dân ủng hộ, quốc gia hưng thịnh mà nhân dân thịnh vượng, mùa màng bội thu, không có tồn tại “khoảng cách thế hệ”.

Người xưa dạy “Tôn sư trọng đạo”, bậc con cháu biết hiếu kính bề trên, sống vui vẻ hòa thuận. “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”, nghĩa là quân vương phải thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của bậc quân vương, quan lại, cha con cũng vậy. Lời mà mà cổ nhân giáo huấn, không ai dám vi phạm. Bậc bề trên dạy bảo con cháu, con cháu cung kính yên lặng lắng nghe.
Khi còn bé thường nghe người già nói: “Muốn làm gì đi chăng nữa cũng cần phải biết làm người trước tiên, không làm được người tốt thì đừng nói đến làm những việc khác”. Người xưa nói rằng “Nước chảy mái hiên cũng có thể đục thành hố”. Ý cổ nhân muốn nói rằng thế hệ sau học theo thế hệ đi trước, con không hiếu thuận với cha mẹ thì sau sẽ có báo ứng đổi lại. Ai không quên lời dạy bảo của cổ nhân thì sẽ được lợi cả đời. Không có cái gọi là “khoảng cách thế hệ”.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ “khoảng cách thế hệ” xuất hiện lần đầu tiên trên kỳ thứ 4 của Tập san ‘Tháng 10’ năm 1981. Bài báo đề cập đến việc xóa bỏ khoảng cách giữa hai thế hệ bằng cách rất đơn giản như “chỉ cần đọc sách của giới trẻ, xem phim của giới trẻ, xem tivi và tham gia các hoạt động vui chơi của giới trẻ là được. Như vậy thì khoảng cách thế hệ sẽ được lấp đầy”.
Trên thực tế, “khoảng cách thế hệ” chính là sự mất kết nối
71 năm thống trị, ĐCSTQ đã phá hủy gần như hoàn toàn nền văn hóa do Thần truyền dạy. Ngay từ khi còn bé, người Trung Quốc đã tiếp nhận tuyên truyền đầu độc của ĐCSTQ, khiến họ bị cắt đứt từ gốc rễ mối liên hệ giữa con người và Thần. Con người không còn kính ngưỡng với Thần, càng học càng trở nên tệ hơn, và thế là thuật ngữ “khoảng cách thế hệ” cũng từ đó mà xuất hiện.
Người hiện đại sử dụng “khoảng cách thế hệ” để che giấu bản thân, không thừa nhận rằng họ mất kết nối với Thần và văn hóa truyền thống.
ĐCSTQ cổ xúy “đấu trời, đấu đất, đấu người”, “Muốn thay đổi trời đất và cải tạo thiên nhiên”. Mục đích thực sự của nó chính là hủy diệt dân tộc Trung Hoa.
Hãy nhìn thời tiết ngày hôm nay, không khí vẩn đục, sương mù dày đặc. Núi rừng biến thành đồi trọc bởi sự khai thác vô tội vạ của con người.
Dòng sông bị ‘chặt ngang lưng’ bởi thủy điện và các con đập ngăn nước, mùa khô cạn dòng, mùa lũ gây ra nạn hồng thủy, mang đến tai họa cho dân.
Các đồng bằng ở Đông Bắc, Hoa Bắc thuộc hạ lưu sông Dương Tử từng là vựa lúa của Trung Quốc trong thời cổ đại, đất đai màu mỡ phì nhiêu. Thế nhưng, ngày nay nếu không bón phân hóa học thì hoa màu không sinh trưởng nổi, ngũ cốc hoa màu đều biến dị, rãnh mương nước sông biến thành màu đen và bốc mùi hôi thối, ‘làng ung thư’ xuất hiện khắp nơi, người dân khốn khổ.
Người Trung Quốc ngày nay mở miệng là nói dối, không thể làm được việc nếu không nói dối. Sữa bột nhiễm độc, vắc xin nhiễm độc, dầu ăn lấy từ cống ngầm tràn ngập thị trường. Giày da bị hỏng được sử dụng để làm thạch đông lạnh, bìa giấy giả làm nhân thịt bánh, hàng giả hàng nhái xuất hiện tràn lan… Tất cả đều là nạn nhân, mọi người đều đang làm hại người khác. Cha con không hòa thuận, anh em tranh giành, gia phong suy bại, con người không còn phân biệt được thiện và ác.

Cành hoa bị cắt xuống cắm vào bình để người chiêm ngưỡng, nó cảm thấy bản thân lộng lẫy hơn những bông hoa khác. Thế nhưng không phải vậy. Bởi vì nếu còn ở trên cây, hoa sẽ được cung cấp nước và chất dinh dưỡng, như vậy nó sẽ lâu héo tàn hơn. Đông đi xuân tới, cây vẫn không ngừng nở hoa, tuy nhiên cành đã bị chặt thì vĩnh viễn không thể ra hoa được nữa.
Tương lai của người Trung Quốc bị ĐCSTQ tẩy não và lừa dối cũng giống như cành hoa đã bị chặt, nếu không thức tỉnh thì sẽ rất đáng lo ngại.
“Khoảng cách thế hệ” hình thành là bởi ĐCSTQ đã cắt đứt ranh giới hòa hợp giữa Trời và người – “Thiên nhân hợp nhất”; ép người dân thoát ly khỏi sự che chở của Thần, tin theo chủ nghĩa vô thần, cổ xúy cho đấu tranh bạo lực, tuyên truyền thuyết tiến hóa, đưa người Trung Quốc đến bến bờ hủy diệt. Chỉ khi khôi phục lại văn hóa truyền thống, từ bỏ chủ nghĩa vô thần, mới có thể kết nối với Thiên Thượng và trở về bản nguyên sinh mệnh.
Theo Vision Times
San San biên dịch
Có thể bạn quan tâm:
- 10 đại trí huệ của cổ nhân: Làm tròn một chữ Hiếu, cả gia tộc yên vui
- Hồng phúc của gia đình cụ bà 96 tuổi cùng 7 người con gái
- Gương hiếu trời Nam: Lo đại sự càng phải trọn đạo làm con
- Trung Quốc cho ‘thổi bay’ tượng Phật Quan Âm cao nhất thế giới
- Hãi hùng Cách mạng văn hoá: Con tố cáo mẹ dám phê bình Mao chủ tịch khiến mẹ bị bắn chết
