Một bức ảnh chân dung sẽ chỉ hoàn hảo khi tăng cường độ sắc nét với ánh sáng phù hợp, cũng như đời người sẽ chỉ nở hoa khi tìm được mục đích sống chân chính với góc nhìn đúng đắn. Bằng con mắt đam mê nghệ thuật đầy tinh tế và bố cục chuẩn xác, chàng nhiếp ảnh gia thời trang Adhiraj Chakrabarti có thể tái hiện những điều đẹp nhất trong tâm hồn nhân vật qua từng bức ảnh. 

Adhiraj Chakrabarti từng một thời là nam nhân “khuấy đảo” thế giới người mẫu hào nhoáng bằng thần thái tuyệt vời của mình. Từ lúc trình làng tuần lễ thời trang Wills Ấn Độ cho đến khi góp mặt trong các show biểu diễn thời trang cho nhiều thương hiệu nổi tiếng như Christian Dior, UGG Australia, Rocawear .v.v. chàng nghệ sĩ này đều chứng tỏ khả được năng chinh phục khán giả hiếm có. Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Tân Đường Nhân Ấn Độ, anh cởi mở chia sẻ về những mảnh ghép đầy màu sắc của cuộc đời anh.

Nhiếp ảnh gia thời trang Adhiraj Chakrabarti. (Ảnh: Errikos Andreou)

Chakrabarti dành phần lớn tuổi thơ tại thành phố xinh đẹp Kolkata, đất nước Ấn Độ (trước đây là Calcutta). Từ khi còn rất trẻ, anh luôn được bạn bè khích lệ theo đuổi sự nghiệp người mẫu.

“Trước đây vì không biết nhiều về nghề người mẫu nên tôi cũng không hứng thú lắm. Năm 2007, mẹ khuyên tôi đăng ký tham gia cuộc thi Quý ông Ấn Độ (Mr. India) và thật không ngờ rằng tôi đã giành giải nhất. Sau đó, tôi được kí hợp đồng với công ty quản lý người mẫu Elite Model Management”.

“Sau đó, tôi được kí hợp đồng với công ty quản lý người mẫu Elite Model Management.” (Ảnh: Porus Vimadalal)

Cũng từ mối duyên đó, Chakrabarti quyết định theo đuổi nghiệp người mẫu. Nói về quãng đường gần 10 năm trong nghề, anh bộc bạch: “Trong khoảng thời gian ấy, do phải di chuyển liên tục cả trong và ngoài nước nên tôi có đặc ân được trải nghiệm rất nhiều điều”.

“Trong một chuyến đi công tác tới Trung Quốc, tôi đã phải đối mặt với trải nghiệm sinh tử. Sau lần đó, cuộc đời tôi có nhiều thay đổi. Tôi bắt đầu có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, và nhận ra rằng sống không chỉ là làm việc, là kiếm tiền, mà sống còn cần vì một mục đích cao cả hơn. Tôi bắt đầu đi tìm kiếm điều đó”.

Năm 2014, tiếng gọi từ nội tâm đã đưa anh đến với nghề nhiếp ảnh. “Trước đó tôi đã theo học ngành truyền thông đại chúng và luôn mong muốn làm gì đó thật sáng tạo, cho nên tôi muốn thử theo đuổi nghề nhiếp ảnh”.

Khi một người bạn cho anh mượn chiếc camera, anh biết chắc rằng đây chính là con đường mình sẽ đi.

(Ảnh: Gunita Stobe)
Ảnh Chakrabarti chụp cô gái Diva Dhawan (Ảnh: AdhirajChakrabarti)

Nhưng kì diệu hơn, cùng khoảng thời gian này, anh đã khám phá ra bí mật của cuộc sống mà anh thắc mắc bấy lâu. 

Năm đó, đối tác giới thiệu cho anh một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia tên là Pháp Luân Đại Pháp. “Tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp luân Đại Pháp từ giám đốc của công ty Anima Creative Agency (công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo). Sau lần đầu tiên thực hành các bài công pháp, tôi càng muốn luyện tập chúng thường xuyên hơn.” Không chỉ vậy, từ những bài giảng giản dị mà uyên thâm trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, Chakrabarti đã tìm ra lời giải đáp cho tất cả những câu hỏi về cuộc sống của anh trước đây, đặc biệt là về mục đích chân chính của làm người.

“Lúc đó tôi cũng chưa thực sự nhận thức được những lợi ích của môn học, điều duy nhất mà tôi thể nghiệm được là ba nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Nhưng các nguyên lý của Đại Pháp đã trở thành sức mạnh giúp tôi vượt qua những sóng gió trong cuộc sống với một tâm thái bình thản. Môn học đã mang đến rất nhiều sự thay đổi trong tôi. Tôi luôn hướng nội khi gặp phải bất kỳ chuyện gì. Tôi từng hay nóng tính và mất kiên nhẫn, nhưng mọi thứ đã chuyển biến cả bên trong lẫn bên ngoài”.

Chakrabarti đang tập bài công pháp số 2 của Pháp Luân Công (Ảnh: Mark Luburic)

Pháp Luân Đại Pháp cũng mang lại cho anh lợi ích sức khoẻ to lớn. “Chân trái của tôi từng bị tê liệt một phần trong suốt một tháng. Vậy mà ngay sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, các ngón chân của tôi đã bắt đầu cử động được. Dần dần, khi đọc xong cuốn sách cũng là lúc chân tôi đã cử động lại và sau đó có thể hoạt động bình thường. Lúc này tôi mới nghiệm ra đây quả là một điều thần kì!”

“Tôi cũng thường xuyên bị ốm vậy mà điều này đã biến mất hoàn toàn sau khi thực hành thường xuyên 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp”.

Chakrabarti đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân (Ảnh: Mark Luburic)

Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) là môn thiền định tâm linh cổ xưa xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc năm 1992 và rất được ưa chuộng nhờ những lợi ích sức khoẻ to lớn mà môn học mang lại. Ước tính vào cuối những năm 1990, chỉ riêng tại Trung Quốc đã có hơn 70-100 triệu người thực hành môn học hoà ái này. Tuy nhiên, ngày 20/7/1999, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, đã phát động cuộc bức hại bất hợp pháp với quy mô toàn quốc chống lại Pháp Luân Công.

“Khi lần đầu tiên nghe về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc, tôi đã không thể lý giải nổi tại sao một môn khí công hoà ái được ưa chuộng trên toàn thế giới như vậy lại bị đàn áp tàn ác đến thế,” anh nói.

Anh luôn cố gắng lan toả vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp tới mọi người xung quanh và nói cho họ sự thật về cuộc bức hại. “Tôi đã tham gia nhiều hội chợ sách và giảng giải cho mọi người về những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp cũng như cuộc bức hại vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc. Kể cả trong lúc làm việc, khi có cơ hội, tôi cũng không ngần ngại chia sẻ về môn học”.

Chakrabarti đang tập bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công (Ảnh: Gunita Stobe)

Thế giới đầy cám dỗ và sự mê hoặc của ngành nghệ thuật giải trí dễ làm con người ta đánh mất chính mình và bị cuốn đi. Nhưng “với sự chỉ dẫn của những nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, tôi đã có thể giữ vững và kiểm soát bản thân tốt hơn”.

Anh còn nói: “Cuộc sống là bức ảnh chân dung có sắc đen, trắng, xám và rất nhiều những gam màu khác nhau, nhưng sự trong sáng, trung thực và vẻ đẹp toát lên từ tổng thể mới là điều quan trọng nhất”.

“Sự trong sáng, trung thực và vẻ đẹp toát lên từ tổng thể mới là điều quan trọng nhất”. (Ảnh: Mark Luburic)

Cũng như một bức chân dung đầy mê hoặc cần được hoà trộn hoàn hảo từ những màu sắc và sắc thái, bức chân dung cuộc sống của chàng nhiếp ảnh gia trẻ này đã được tô điểm bởi những sắc thái tuyệt vời. Pháp Luân Đại Pháp đã dạy anh kết hợp các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để tạo ra bức chân dung cân bằng cho cuộc sống với một góc nhìn thần kì và ánh sáng hoàn hảo từ lòng tốt.

“Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đối mặt với rất nhiều những thử thách không biết trước, nhưng mọi việc đều có thể xử lý một cách đúng đắn nếu chúng ta biết chiểu theo các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn… để có thể toả sáng như một bức chân dung kiệt tác”.

Theo NTD Ấn Độ 

Diên An