Tiến sĩ Kelly Kindade là người kế thừa trường phái triết học cổ của Hy Lạp – Chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism). Gần đây ông đã đọc bài viết ‘Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh‘ của Nhà sáng lập Pháp Luân Công – Đại sư Lý Hồng Chí. Ông đã đồng ý tham gia buổi phỏng vấn của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), đồng thời bày tỏ sự hiểu biết của mình về bài viết từ nhiều góc độ khác nhau. 

Kindade tin rằng những lời của Đại sư Lý đã chạm đến nơi sâu thẳm tâm linh của con người, giải khai nhiều nghi hoặc trong tâm, cuối cùng đã nói cho người trong vũ trụ này biết được về đạo đức và chính nghĩa. Đó là lý do mà bài viết ‘Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh’ được công bố. 

Nhận thức ‘Tình yêu thương của Sáng Thế Chủ’

Kindade nói rằng bài viết ‘Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh’ là bài viết thứ 2 của Đại sư Lý mà ông đã xem, “nêu được quan điểm trọng yếu nhất mà tôi đã đọc được cho đến nay”.

Ông nói thêm: “Một trong số đó là những gì Ngài nói về tình yêu của Sáng Thế Chủ”. “Ngài nhắc tới tình yêu của Sáng Thế Chủ là nguyên nhân mà Sáng Thế Chủ muốn cứu vớt tất các sinh mệnh. Tình yêu chân chính đúng là Thần Thánh, nó là nguyên lý thống nhất từ tầng thâm sâu tới bề mặt, từ lịch sử thế giới vĩ đại mà nhìn thì cũng nhận thức được điểm này”.

“Đúng như Lý tiên sinh miêu tả, loại tình yêu này trong thế giới thực tạo ra những thứ như sự trung thực, lòng trắc ẩn và khoan dung”. Kindade nói thêm: “Đây là một loại thế giới quan nên được khuyến khích hơn là bị [Trung cộng] đàn áp”.

Nhận thức về vấn đề “Thần thể”

Kindade chia sẻ rằng: “Đại sư Lý nói [Sáng Thế Chủ] ‘dùng Thần thể của mình để tiêu giải tội nghiệp cho chúng sinh'”. “Tôi vô cùng xúc động khi đọc được lời của Ngài nói về Thần thể, bởi vì các thế giới quan vĩ đại trong lịch sử cũng nhận thức được rằng nhất định có tồn tại một thứ gì đó tương tự”

Ông cũng nêu một ví dụ, trong Cơ đốc giáo, Chúa Giê-su Christ đã hy sinh thân thể của mình để giúp con người được tha thứ. Chủ nghĩa Khắc Kỷ cũng cho rằng thân thể thần thánh của vũ trụ khiến chúng ta có thể sống một cuộc sống có đạo đức tốt.

“Vì vậy, điều khiến tôi ấn tượng sâu sắc chính là Đại sư Lý đã nói ra chân lý vĩnh hằng, tức là có một vị Thần tồn tại giải cứu nhân loại thoát khỏi vấn đề nghiêm trọng”. Ông nói, tuy mọi người đều cho rằng chế độ xã hội là một bộ phận của vấn đề cần giải quyết, “nhưng cũng phải thừa nhận là còn thiếu một điều, để làm được việc này cần phải có Thần trợ giúp, giống như lời nói trong bài viết này”. 

Chúng ta có thể dựa vào sự chỉ bảo của Thần” mà thành tựu sự việc (Minghui.org)

Kindade hoàn toàn thể hội được rằng thời đại của chúng ta đang rất hỗn loạn. “Từ góc độ lịch sử và triết học mà quan sát, nền văn minh đang đứng trước tình trạng phải đấu tranh cho sự tồn vong của nó. Vì vậy, nghe được thông tin liên quan đến Thần và những lời dạy mang tính giáo dục siêu việt này có thể thỏa mãn khát vọng ổn định xã hội trong thời đại biến động này”. 

Kindade nói rằng nền văn minh phương Tây dựa trên nền tảng đạo đức luân lý chủ nghĩa cá nhân, mà rất nhiều việc lại cần cả xã hội đi làm mới có thể thành công, thế nhưng vượt trên xã hội còn có sự tình lớn hơn, đó chính là ‘Thần’, “Chúng ta có thể dựa vào sự chỉ bảo của Thần” mà thành tựu sự việc. 

Kindade tin rằng, “Bài viết của Đại sư Lý là một ví dụ nổi bật về cách nhìn vấn đề để chúng ta thấy được sự cân bằng”. 

Thông điệp “cứu độ thời mạt thế” của Đại sư Lý mang đến hy vọng cho nhân loại

Kindade nói, khái niệm ‘thời mạt thế’ là một hiện tượng gần như được chấp nhận một cách rộng rãi. Ngoài Cơ đốc giáo, ngày càng có nhiều người, ngay cả người không theo tôn giáo nào cũng rất lo lắng về vấn đề khí hậu cũng đang đến thời mạt thế. 

“Hầu hết mọi người đều nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong thời đại vô cùng quan trọng. Điều này có thể mang đến nhiều ý nghĩa hơn cho mỗi sinh mệnh trong chúng ta, bởi vì những quyết định chúng ta đưa ra có tầm ảnh hưởng vượt xa mức bình thường. Vì vậy mà thế giới quan của Lý tiên sinh đã mang đến một loại hy vọng, tức là mang đến một kế hoạch cứu vớt sinh mệnh vào thời mạt thế. Điều này có thể trợ giúp chúng ta có được nội tâm an bình, tránh rơi vào cảnh sống sợ hãi, bởi vì sợ hãi là trạng thái vô cùng tiêu cực đối với xã hội”. 

Đại sư Lý giải thích về chính nghĩa cuối cùng của vũ trụ

Kindade nói rằng, rất nhiều người hoang mang, không biết vì sao mà Thượng Đế tràn đầy yêu thương lại để cho đau khổ và tội ác tồn tại? 

“Đây là vấn đề mà ngay cả người có suy nghĩ tường tận trong lịch sử cũng rất lo lắng. Rất nhiều người còn nhận thức rằng vấn đề này đã hết cách để giải quyết, vì vậy mà họ đã từ bỏ tín ngưỡng đối với Thần”. Ông nói. “Thế nhưng Đại sư Lý đã nói rõ ra chân tướng, chính là ở dưới cơ chế vận hành của chính nghĩa cuối cùng, loại mâu thuẫn biểu hiện ra này có thể được giải quyết”. 

Kindade tin rằng những lời của Đại sư Lý đã chạm đến “nội tâm chân thật của con người”, tức là nhân loại tin tưởng rằng “trong vũ trụ có tồn tại chính nghĩa cuối cùng”. 

Khi chúng ta làm việc sai trái, chúng ta luôn tin rằng điều đó có thể được tẩy tịnh, rằng luôn có cách để sửa sai. Đại sư Lý đã cung cấp một hệ thống liền mạch, giúp chúng ta có thể dựa vào phương thức đối đãi với thế giới chân thực mà không cần phải phủ định vào niềm tin chính nghĩa cuối cùng.” 

Tín ngưỡng vào Thần chính là lý tính

Kindade đã đưa ra kết luận từ nghiên cứu triết học của mình rằng, con người chúng ta có hai loại bản tính, một loại là giống với động vật, một loại là giống với Thần. 

“Và chủ nghĩa duy vật chỉ hùa theo bản tính động vật trong con người. Trên phương diện triết học có tranh luận rằng chúng ta không chỉ có một phần của động vật. Trường phái Khắc kỷ cũng nói rõ ràng, chúng ta không phải là động vật. Chúng ta không thể là con vật biết nói”. 

Ông nói, “Chúng ta sở hữu trong mình sự trác việt, cao quý, những phẩm chất đặc biệt thần thánh và lực lượng lý tính. Chủ nghĩa duy vật là thứ mà chúng ta cần phải vượt lên trên, bảo trì sự thành thục mới đạt được vị trí vượt trội của chúng ta mà không dừng lại ở hoàn cảnh tồn tại theo cách động vật sinh sống.

Vì vậy, Kindade nói rằng để duy trì niềm tin vào Thần hay bảo trì lý tính, điều này đối với nhân loại mà nói là vô cùng quan trọng. 

“Tín ngưỡng là trụ cột tinh thần, là chỗ dựa cho tư tưởng của chúng ta, là hy vọng được cứu rỗi. Nó giúp chúng ta duy trì lý tính, mà lý tính là một trong những bảo vật quý giá nhất mà chúng ta có được, còn lời dối trá có thể khiến người đánh mất phương hướng trong ảo mộng”.

Ông nói: “Lý tính là thứ mà không cách nào đo lường được. Nó không phải là đặc tính vật chất có thể chứng minh bằng khoa học, nhưng chúng ta biết nó tồn tại. Đối với sinh mệnh của chúng ta, nó là thứ thực sự quan trọng và khởi tác dụng vô cùng trọng yếu”. 

(Minghui.org)

Vì vậy, tín ngưỡng đối với chúng ta mà nói là thứ vô cùng quan trọng, trên tổng thể thì vũ trụ là có đạo đức, có tồn tại chính nghĩa cuối cùng, điều đó cho phép chúng ta sống một cách rất hữu ích và yêu thương”. Kindade nói, thế nhưng con người hiện đại có xu hướng lạc lối trong truy cầu vật chất mà quên mất rằng tín ngưỡng và tinh thần là thứ quan trọng hơn, tức là con người đã mất đi lý tính. 

Về mặt này, Kindade cho rằng, bài viết của Đại sư Lý “dùng biểu đạt rõ ràng” để “kết nối chúng ta với bản chất tâm linh, thứ được gọi là nhân tính, gắn liền với sự thức tỉnh”. 

Tiến sĩ Kelly Kinkade là một học giả nghiên cứu về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, đồng thời là tác giả của cuốn sách ‘On Virtue’ (Luận Mỹ Đức).

Theo Epoch Times
San San biên dịch