ĐCSTQ thường tuyên truyền rằng, mỗi lần ‘cải triều hoán đại’ đều là ‘nông dân tạo phản’, nhưng trên thực tế không phải như vậy. Trong cuốn ‘Trung Hoa văn minh sử’ bài đầu tiên, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã dành một đoạn để chứng minh nhận định sai lầm của ĐCSTQ.
Nông dân tạo phản, họ không có vũ khí, không có chiến lược, không có người lãnh đạo thành thục, thì không thể chống lại quân đội tinh nhuệ được tổ chức bài bản. Chúng ta biết rằng, Trần Thắng – Ngô Quảng là ‘nông dân tạo phản’ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, và kết quả đã thất bại. Vậy thì nguyên nhân thất bại của ‘nông dân tạo phản’ ở trên là gì?
- Loạt bài Tần Hoàng Hán Vũ
Lời bạch: Trần Thắng – Ngô Quảng đã dùng ‘Ngư phúc đan thư’ và ‘Câu hoả hồ minh’ để kiến lập uy vọng trong binh sĩ, lại thông qua diễn thuyết ‘Vương hầu tướng tướng, mấy loại thôi sao’ để kích động dũng khí chiến đấu liều chết của binh sĩ.
Trong vòng một tháng, quân đội tạo phản đã ‘công thành chiếm đất’, giành thắng lợi liên tiếp về mặt quân sự. Nhưng Lão Tử nói: ‘Hoạ là nơi phúc dựa, phúc là nơi hoạ nấp’, Trần Thắng – Ngô Quảng trong hình thế tốt như vậy đã tiềm ẩn nguy cơ gì?
Giáo sư Chương Thiên Lượng giảng, khi Trần Thắng – Ngô Quảng tạo phản, chúng ta sẽ thấy họ có một số vấn đề. Khi họ vừa tạo phản, khẳng định là không suy nghĩ kỹ lưỡng.
Thứ nhất, khi họ tạo phản đã đưa ra thông tin chính trị khá hỗn loạn, bởi vì họ đã đưa ra 2 ngọn cờ: một là Phù Tô, hai là Hạng Yên.
Chúng ta đã biết rằng Phù Tô là con trai của Tần Thuỷ Hoàng, còn Hạng Yên là tướng quân nước Sở. Trần Thắng – Ngô Quảng đồng thời lấy 2 cờ hiệu này chính là mâu thuẫn với nhau, nếu thừa nhận Phù Tô tức là thừa nhận Tần Thuỷ Hoàng hoặc tính hợp pháp chấp chính của vương triều nhà Tần, còn thừa nhận Hạng Yên lại là thừa nhận tính hợp pháp chấp chính của Sở. Cho nên Trần Thắng – Ngô Quảng ban đầu đã không suy nghĩ kỹ về việc này, hoặc có thể nói là chuẩn bị về mặt lý luận/thông tin tuyên truyền rất hỗn loạn. Đây là chỗ chuẩn bị thiếu sót hoặc không đầy đủ.
Thứ hai việc Trần Thắng xưng vương quá sớm. Khi Trần Thắng xưng vương ở Trần Khâu có 2 người đến để xem, đây là những nhân vật phong vân trong Sở Hán chiến tranh, một người là Trần Dư, người còn lại là Trương Nhĩ.
Sau này khi Sở Hán chiến tranh, thì Trần Dư bị Hàn Tín diệt. Còn Trương Nhĩ, thì con trai của Trương Nhĩ là Trương Ngao lấy con gái của Lưu Bang là Lỗ Nguyên Công Chúa. Cho nên Trần Dư và Trương Nhĩ là nhân vật phong vân thời đó. Vốn dĩ Trần Dư và Trương Nhĩ là người Đại Lương (nay là thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam), hai người này rất nổi tiếng vào thời Chiến Quốc. Khi đó chính phủ nhà Tần triệu tập hai người này làm nhưng họ không đi.
Khi Trần Dư và Trương Nhĩ gặp Trần Thắng đã nói rằng: ‘Tướng quân xưng vương quá sớm. Tôi đưa cho ngài một kiến nghị: ngài nên tìm hậu duệ quý tộc của 6 nước để họ phục quốc. Bởi vì hiện nay ngài là một người chống lại lực lượng một quốc gia, nếu ngài có thể làm nước Tần có nhiều kẻ địch, tức lập hậu duệ quý tộc của 6 nước làm vương (họ vừa phục quốc, vừa phản Tần), như thế rất nhiều người sẽ ủng hộ ngài’. Đây gọi là ‘hoãn xưng vương’, nhưng Trần Thắng đã không nghe. Đây là sai lầm thứ hai trong sách lược của Trần Thắng.
Thứ ba, do lực lượng quân sự của Trần Thắng phát triển quá nhanh, ông ta chưa chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, hễ thấy phát triển quá nhanh, ông ta không biết phải làm gì. Cho nên ông đã phạm sai lầm thứ ba về mặt quân sự là ‘tứ diện xuất kích’ (四面出擊: xuất kích/tấn công về 4 phía, tức phân tán lực lượng để quân đội nhà Tần diệt từng nhóm một).

Vốn dĩ nông dân có nhiều người như thế, ông ta nên tập trung tinh lực để tấn công đô thành Hàm Dương, tiêu diệt chính phủ nhà Tần, nhưng Trần Thắng – Ngô Quảng lại dùng sách lược ‘tứ diện xuất kích’. Họ đã phái tổng cộng 6 đội quân, tức tiến binh đồng thời từ 6 hướng, binh lực phân tán. Trong đó quân đội khá chủ yếu có 3 nhánh:
- Một nhánh đi về tây tấn công đô thành Hàm Dương của nước Tần, cũng tức là ‘binh tiến Hàm Cốc quan’ (binh tiến công ải Hàm Cốc). Người lãnh binh khi đó là Chu Văn, ông mang một nhánh quân tấn công ải Hàm Cốc.
- Sau đó Trần Thắng phái một người tên là Vũ Thần đi về phía bắc tấn công nước Triệu.
- Sau đó ông phái Ngô Quảng từ địa phương Trần đi về phía tây bắc tấn công Huỳnh Dương.

Huỳnh Dương là một thành thị vô cùng kiên cố, cũng là một ‘yếu địa’ (vùng trọng yếu) về mặt chiến lược. Khi Vũ Thần tấn công nước Triệu, đã nhanh chóng hạ được đô thành Hàm Đan của nước Triệu (nay là phía nam tỉnh Hồ Bắc). Sau khi hạ xong Hàm Đan, khi ông chuẩn bị đánh lên hướng bắc, thì có một người tên là Khoái Triệt đi gặp Vũ Thần. Khoái Triệt cũng là một nhân vật phong vân trong Sở Hán chiến tranh, ông là một thuyết khách.
Khoái Triệt đã kiến nghị cho Vũ Thần rằng: ‘Chúng ta đánh trận, nếu chỉ dựa vào chinh phục quân sự thì không được, tổn thất lực khí quá lớn, cho nên cách tốt nhất là ‘không đánh mà khuất được binh người’.
Tôi biết một người là huyện lệnh Phạm Dương, người này nhát gan yếu đuối, nếu ông áp sát biên giới, người này khẳng định sẽ đầu hàng. Sau khi ông ấy đầu hàng, tuyệt đối không được giết, bởi vì sau khi giết, sẽ lưu lại ấn tượng cho người khác kiểu như ‘sau khi tôi đầu hàng sẽ bị giết’, nên họ nhất định sẽ liều mạng.
Vậy phải làm sao? Cấp cho họ một chiếc xe, cho họ vinh hoa phú quý, sau đó để ông ta cưỡi xe đi gặp người khác nói: ‘Ông xem tôi đầu hàng mà vẫn sống rất tốt, ông hãy cùng đầu hàng với tôi xem sao’. Tức là dùng ông ấy để làm hình mẫu để hiệu triệu người khác đầu hàng’.
Vũ Thần nói cách nghĩ này rất tốt. Ban đầu Vũ Thần dùng vũ lực thô bạo để đánh 10 thành. Sau khi dùng kế sách của Khoái Triệt, rất nhanh thu được hơn 30 thành mà không phải đánh bao nhiêu, cho nên hầu như Vũ Thần đã chiếm lĩnh toàn bộ nước Triệu.
Sau khi chiếm toàn bộ nước Triệu, Trần Thắng cảm thấy hình thế rất tốt, bởi vì ban đầu chiếm được Trần, sau đó không bao lâu (1 2 tháng) thì chiếm được Triệu, diện tích lãnh thổ khuếch trương rất nhanh. Nhưng dưới hình thế tốt như vậy, thì Trần Thắng nghe được tin Chu Văn thất bại, bởi vì Chu Văn đem binh tấn công ải Hàm Cốc.
Chúng ta biết rằng Hoàng đế của Tần lúc bấy giờ là Tần Nhị Thế, người này là ‘hoa hoa công tử’ (花花公子: công tử nhà giàu, công tử ăn chơi), ăn uống vui chơi làm anh ta rất vui vẻ. Nếu người khác nói ‘Quốc gia đại sự nên quản như thế nào, quốc gia gặp phiền phức gì’ thì Tần Nhị Thế không muốn nghe.
Cho nên ban đầu khi Trần Thắng – Ngô Quảng tạo phản, có người nói với Tần Nhị Thế là: ‘Hoàng thượng, hiện nay có người tạo phản’, thì Tần Nhị Thế không muốn nghe. Tần Nhị Thế liền bảo tham mưu, thời đó gọi là ‘bác sĩ’ (博士: kẻ sĩ uyên bác, hiểu rộng), cũng tức là quan cố vấn, Tần Nhị Thế hỏi họ rằng: ‘Nghe nói có người tạo phản, các ngươi thấy như thế nào?’. Khi đó có một số người nói: ‘Tạo phản thì lấy quân đội đi bình định thôi, điều binh thôi’. Sắc mặt Tần Nhị Thế lúc đó rất khó coi.
Sau đó có một người là Thúc Tôn Thông đứng dậy. Thúc Tôn Thông là một Nho sinh, ông đã nói với Tần Nhị Thế rằng: ‘Tạo phản ư, không thể nào. Thánh nhân Thiên tử ở trên, thiên hạ trở thành một nhà, làm sao có người tạo phản được. Pháp lệnh chúng ta hiện nay nghiêm minh như thế, Hoàng thượng lại thánh minh như thế, làm sao có thể tạo phản được. Những người này không phải là quân phản loạn, mà chỉ là một nhóm cường đạo (強盜: trộm cướp), kỳ thực chỉ là một nhóm ăn trộm, cho nên không có gì là ghê gớm cả. Quan chức địa phương phụ trách trị an có thể bắt họ lại, không thành vấn đề. Hoàng thượng cứ yên tâm’.
Tần Nhị Thế rất cao hứng, lần lượt hỏi từng người: ‘Ngươi thấy sao?’, có người nói ‘Có người tạo phản’, Tần Nhị Thế hỏi tiếp: ‘Còn ngươi’, có người nói ‘Là bọn ăn trộm thôi’. Tất cả những người nói tạo phản bị Tần Nhị Thế trừng phạt, sau đó Tần Nhị Thế đã trọng thưởng cho Thúc Tôn Thông.
Thúc Tôn Thông chẳng khác nào nói một đoạn lời giả, siểm nịnh làm Hoàng đế rất vui, được rất nhiều trọng thưởng.
Sau khi Tần Nhị Thế rời đi, có người nói với Thúc Tôn Thông rằng: ‘Ông là học trò của Khổng Tử, đọc ‘Thánh hiền chi thư’ (sách Thánh hiền), sao lại nói những lời không có nguyên tắc như vậy? Rõ ràng là giả mà ông cũng nói’. Trước đây khi tôi xem đến đoạn này đều bật cười.
Lúc đó Thúc Tôn Thông vừa lau mồ hôi vừa nói: ‘Hôm nay tôi nói lời thật, thì hôm nay tôi đã chết rồi’. Sau đó Thúc Tôn Thông đem tất cả những thứ trọng thưởng bỏ vào một cái bao, rồi đi ngay trong đêm. Ông biết rằng chính phủ nhà Tần đã không còn hy vọng nữa.
(Thúc Tôn Thông là người khá hài hước, sau này khi ‘Hán Sở tranh hùng’ thì chúng ta sẽ thấy rõ hơn, ban đầu khi Lưu Bang đánh trận thì tiến cử những người ‘giết chó giết heo’ làm các môn sinh thắc mắc, sau này khi ‘Đại Hán khai quốc’, ông lại tiến cử Nho sinh của mình.)
Sau này Thúc Tôn Thông đầu quân cho Lưu Bang, rồi trở thành một trong những ‘khai quốc công thần’, toàn bộ lễ nghi của triều Hán đều do Thúc Tôn Thông chế định.
Nhưng điều này không có nghĩa là quân đội nông dân sẽ dừng lại. Khi đó Chu Văn đã ‘binh tiến ải Hàm Cốc’, đạt được ‘binh xa thiên thặng’ (兵車千乘, một thặng gồm 100 lính, thiên thặng là 1000×100 là 100 nghìn, tức 10 vạn), bộ binh hơn 10 vạn, đây là quân đội to lớn. Vậy thì Trần Thắng – Ngô Quảng liệu có diệt được Tần hay không, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo ‘Vong Tần tất Sở’ (亡秦必楚: diệt vong Tần là Sở).
Mạn Vũ
Chú thích:
(*) Link ‘Tiếu đàm phong vân’ phần 2 tập 5: Yết can nhi khởi (Dựng cờ khởi nghĩa).
(**) Ảnh trong bài chụp từ ‘Tiếu đàm phong vân’ phần 2 tập 5.