Mục lục bài viết
Ở kỳ trước đã giới thiệu về các di tích văn minh tiền sử như: kim tự tháp Ai Cập, di chỉ Puma Punku, Stonehenge, tượng khổng lồ trên đảo Phục Sinh, hoá thạch bọ ba thuỳ có từ 600 triệu đến 260 triệu năm trước v.v.
Giảng về văn minh tiền sử sẽ đưa đến cho chúng ta một vấn đề: nếu con người không phải là sinh mệnh có trí tuệ duy nhất trên Trái Đất, thì điều này xung đột với Thuyết Tiến hoá.
Những nhân sĩ có tín ngưỡng coi cuốn ‘Nguồn gốc các loài’ của Darwin là… ‘Thánh Kinh của Ma vương’. Giải thích điều trên như thế nào, và con người có phải do khỉ tiến hoá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây.
- Trọn bộ Trung Hoa văn minh sử
Giáo sư Chương giới thiệu một chút về cuốn sách của Thuyết Tiến hoá. Năm 1859, Darwin phát hành một cuốn sách tên là ‘Nguồn gốc các loài’. Những nhân sĩ có tín ngưỡng coi đây là ‘Thánh Kinh của Ma vương’, cũng tức là nói nó xung kích rất lớn đối với tôn giáo.
Lần xuất bản đầu tiên của cuốn ‘Nguồn gốc các loài’, Darwin có kể một câu chuyện như thế này: con gấu nhảy xuống nước bơi, thuận theo quá trình bơi lội, việc hô hấp làm miệng nó càng ngày càng lớn, đầu càng ngày càng ngẩng cao, nó cố gắng lộ cái mũi ra ngoài. Đầu càng ngày càng nâng cao, miệng càng ngày càng lớn, nó bơi nó bơi, cuối cùng con gấu biến thành cá voi!

Nghe đến đây chúng ta có thể thấy vô cùng đáng cười, nhưng đây là toàn bộ cơ sở và kết luận của Thuyết Tiến hoá. Cơ sở của nó cho rằng việc con gấu cứ bơi cứ bơi sẽ khiến nó biến thành cá voi. Vì kết luận này vô lý như thế, nên Darwin đã xóa câu chuyện đó trong lần tái bản tiếp theo, bởi bản thân câu chuyện này hình thành thách thức rất lớn đối với Thuyết Tiến hoá.
4 điểm Thuyết Tiến hoá dựa vào và 5 vấn đề chứng minh nó là sai lầm
Cơ sở của Thuyết Tiến hoá đặt trên 4 điểm:
Thứ nhất là ‘sinh sôi quá mức’ (quá độ phồn thực – 過度繁殖). Bất cứ loài nào cũng không ngừng sinh sản khiến cho số lượng quần thể không ngừng mở rộng, đây gọi là ‘sinh sôi quá mức’.
Thứ hai là ‘cạnh tranh sinh tồn’. Khi số lượng trong quần thể mở rộng, nó sẽ đối mặt với vấn đề thức ăn không đủ, hoặc là ‘thiên địch’ (kẻ thù tự nhiên) ăn thịt, tiêu diệt. Khi đó để khiến cá thể sinh tồn tiếp tục, nó phải không ngừng thích ứng với hoàn cảnh.
Thứ ba, trong quá trình này có di truyền và biến dị. Điều này nghĩa là một số đặc trưng thích hợp cho việc sinh tồn sẽ bảo lưu thông qua di truyền, còn đặc trưng không thích hợp sẽ thông qua đột biến gen mà bị loại bỏ. Tất nhiên thời của Darwin chưa có khái niệm đột biến gen, Giáo sư Chương chỉ đưa ra một khái niệm cho dễ hình dung như vậy.
Thứ tư là, thuận theo thời gian những sinh mệnh này không ngừng tối ưu hóa cuối cùng ‘những gì có thể sống sót tiếp tục’ chính là sinh mệnh có thể thích ứng với hoàn cảnh.
Đây là 4 bước mà Darwin giảng: Sinh sôi quá mức, sau đó cạnh tranh sinh tồn, tiếp đến là di truyền và biến dị, cuối cùng là kẻ nào thích ứng thì sinh tồn. Đây là toàn bộ lý luận của thuyết tiến hóa. Là một người nghiên cứu khoa học chân chính, Giáo sư Chương nhìn nhận, bản thân Thuyết Tiến hoá này xuất hiện rất nhiều vấn đề.
Trong bài giảng giải mã sự hoang đường của Thuyết Tiến hoá, Giáo sư Chương phân thành 5 vấn đề lớn:
- Giải phẫu học so sánh.
- Quy luật lặp lại của phôi thai.
- Cổ sinh vật học.
- Sinh vật học phân tử.
- Thực nghiệm kiểm chứng Thuyết Tiến hoá.
Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến 3 vấn đề đầu.
Giải phẫu học so sánh
Giáo sư Chương nhìn nhận giải phẫu học so sánh như thế này, chính là người ta phát hiện rất nhiều hoá thạch sinh vật trên vỏ trái đất, sau đó tiến hành so sánh sự giống nhau. Ví như nói ‘hóa thạch của khỉ giống người’ hơn là ‘hoá thạch khỉ giống cá’, vì vậy người ta cho rằng khoảng cách tiến hóa của khỉ gần với người hơn so với của cá với người. Thông qua so sánh những hoá thạch này, người ta rút ra quan hệ tiến hoá sơ lược giữa các quần thể.
Trên thực tế, giải phẫu học so sánh bị lỗi về mặt logic. Tại sao? Ví như muốn chứng minh Thuyết Tiến hoá là đúng, thì người ta lấy giải phẫu học so sánh làm bằng chứng.
Ví dụ rằng: vì sao khỉ giống người? Họ trả lời rằng vì người là do khỉ tiến hoá. Vậy thì Giáo sư Chương đặt ngược lại vấn đề: dựa vào cái gì để nói người là do khỉ tiến hoá, thì Thuyết Tiến hoá lại nói rằng… vì khỉ giống người.
Giáo sư Chương tiếp tục đưa ra một mô hình thể hiện logic sai lầm của Thuyết Tiến hoá, đây là điều mà chúng ta đã học trong môn Toán học kỳ một năm lớp 10 gọi là: mệnh đề.
Mệnh đề tương đương: A tương đương B thì B cũng tương đương A. Nhưng khi nhìn vào logic của giải phẫu học so sánh thì đây lại là mệnh đề suy ra (tức chỉ đúng một chiều, chiều ngược lại không hẳn đúng): Nếu A suy ra B, thì không thể nói B suy ra A là đúng, bởi vì đây là không phải là mệnh đề tương đương.

Giải phẫu học so sánh bị hãm nhập (vướng) vào vòng tròn lập luận như vậy: Vì ‘khỉ giống người’ nên ‘người là do khỉ tiến hoá’; vì ‘người là do khỉ tiến hoá’ cho nên ‘khỉ giống người’. Đây là vấn đề lớn nhất trong giải phẫu học so sánh.
Nếu lý luận này thành công, thì người ta có thể chứng minh: ‘imac là do PC (Personal Computer: máy tính cá nhân/máy tính ‘cây’) tiến hoá bởi vì PC giống imac’. Imac xuất hiện trễ hơn PC, PC xuất hiện vào những năm 70, còn imac thì tầm những năm 80. Vì imac xuất hiện muộn hơn và có chỗ giống với PC, nên PC trải qua 10 năm tiến hoá thành imac. Cách nói này vô cùng đáng cười. Không phải PC tiến hoá thành imac, mà là do những người thiết kế khác nhau, có người thiết kế PC, có người thiết kế imac.

Quy luật lặp lại của phôi thai
Giáo sư Chương nói về quy luật lặp lại của phôi thai. Đây là chứng cứ thứ hai của Thuyết Tiến hoá.
Quy luật lặp lại của phôi thai là công trình kiến nghiên cứu của một nhà sinh vật học thế kỷ 19 tên Haeckel. Haeckel cho rằng: nếu sinh vật là do tiến hóa, thì trong quá trình sinh vật mang thai, nó sẽ lặp lại một lần quá trình tiến hóa.
Là một người nghiên cứu khoa học chân chính, Giáo sư Chương đánh giá đây là cách nói vô lý, bởi: dựa vào điều gì để khẳng định quá trình tiến hóa hàng tỷ năm lại trùng lặp một lần trong quá trình mang thai khoảng 3-4 hoặc 10 tháng? Trên thực tế không có mối liên hệ hợp lý về mặt logic trong cách nói trên.
Nhưng Haeckel đã lấy điều này làm chứng cứ cho Thuyết Tiến hoá. Ông đưa ra một bức ảnh và nói rằng: ‘trong đây có phôi thai của cá, gà, thỏ, heo, người; chẳng phải phôi thai của người giống cá ở giai đoạn này, còn giai đoạn kia thì giống thỏ, giống heo hay sao’.

Giáo sư Chương nói rằng, hồi học cấp 2 giáo viên có giải thích, nhưng khi nhìn lại Giáo sư Chương nói cách nhìn theo hướng ngang này là sai. Trên thực tế không phải nhìn theo hướng ngang mà là nhìn theo hướng dọc toàn bộ quá trình phôi thai, còn đây là Haeckel chọn ra phôi thai giống nhau giữa các loài, làm cho chúng ta có cảm giác như cá từng bước biến thành người.
Trên thực tế, Haeckel đã phạm lỗi logic tương tự, đó là: bởi vì ‘con người là do tiến hoá’, nên ‘phôi thai trùng lặp một lần’; bởi vì ‘phôi thai trùng lặp’, nên ‘con người là do tiến hoá’. Haeckel đã dùng logic lập luận lòng vòng giống ở trên.
Sau này rất nhiều người phát hiện Haeckel bức ảnh mà Haeckel đưa ra không phải là ảnh gốc, không phải là ảnh phôi thai thật sự, mà đã trải qua chỉnh sửa. Dùng cách nói hiện đại chính là Haeckel đã photoshop những bức ảnh phôi thai cho phù hợp với kết luận của mình.
Haeckel đã khuếch đại một số cơ quan, sau đó bỏ đi một số cơ quan sao cho phôi thai của người giống phôi thai của lợn. Sau này có một số nhà sinh vật học nghi ngờ quy luật lặp lại phôi thai của Haeckel, trong đó có một nhà khoa học người Đức tên là Blechschmidt. Trong cuốn ‘Khởi đầu sinh mệnh con người’ (The Beginnings of Human Life), Blechschmidt viết rằng, cách vẽ của Haeckel trên thực tế là một lỗi quan sát.
Blechschmidt nói rằng, con người có một nếp nhăn (wrinkle) trong giai đoạn phôi thai, đây không phải là mang cá. Đến khi phôi thai lớn hơn thì nếp nhăn phẳng lại, chứ không phải từ phôi cá biến thành phôi người. Đây là lỗi quan sát mà Haeckel gặp phải.
Ở ví dụ khác, Haeckel cho rằng khỉ biến thành người vì có đuôi trong giai đoạn phôi thai. Trên thực tế không phải như vậy. Đó là dây thần kinh. Dây thần kinh phát triển khá nhanh so với các bộ phận khác, cho nên nó dài hơn nhô ra ngoài, nhìn giống đuôi. Nhưng trên thực tế đó là ống thần kinh. Sau này phôi thai phát triển thêm, các bộ phận khác dần dần theo kịp nên ống thần kinh không nhô ra nữa. Do đó, Haeckel vẽ đuôi cho phôi thai người là cách nhìn sai lầm.
Blechschmidt phát hiện Haeckel đã sửa rất nhiều chỗ trong bản vẽ phôi thai người, thậm chí có cơ quan còn được phóng đại lên 10 lần. Sau này vào năm 1997, có 17 nhà khoa học đã kết hợp và đăng một bài viết lên tạp chí Khoa học (tạp chí Science – tạp chí khoa học hàng đầu thế giới) nói rằng: Haeckel làm giả phôi thai.
Những nhà khoa học này tìm lại luận văn nghiên cứu ‘Quy luật lặp lại phôi thai’ của Haeckel thời đại học, phát hiện rằng Haeckel đã từng bị xử phạt vì làm giả phôi thai, hơn nữa chính Haeckel cũng thừa nhận rằng mình làm giả. Bài viết điều tra này được đăng trên tạp chí Science vào ngày 5/9/1997.

Chứng cứ cổ sinh vật học
Chứng cứ thứ ba của Thuyết Tiến hoá gọi là ‘chứng cứ cổ sinh vật học’. ‘Chứng cứ cổ sinh vật học’ chính là vẽ ra cây tiến hóa căn cứ trên địa tầng phát hiện những hoá thạch. Những người này cho rằng, sinh mệnh là do tiến hoá, có một quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.

Thế là những người tín phụng Thuyết Tiến hoá vẽ ra một cái cây, bắt đầu từ sinh vật đơn bào, sau đó biến thành sinh vật đa bào, tiếp đến phân thành các ‘ngành’ (trong Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài) khác nhau. Ví như ngành động vật có xương sống, ngành động vật không có xương sống. Tiếp nữa còn phân biệt các loài khác nhau. Đi theo từng bước Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài (1) cuối cùng phát triển đến con người. Đây là cách vẽ của cây tiến hoá.
Theo hướng dẫn sử dụng cây tiến hoá, những loài khác nhau có thể dễ dàng tìm thấy tổ tiên của nó bằng cách tra về hướng gốc cây. Nhưng thuận theo số lượng hoá thạch không ngừng tăng lên khi khai quật, người ta phát hiện rằng cây tiến hoá trở nên càng ngày càng loạn. Bởi vì sinh vật trên đỉnh cây lại là sinh vật xuất hiện trước. Một ví dụ rất điển hình chính là bùng nổ sự sống ở kỷ Cambri.
Chúng ta biết rằng kỷ Cambri cách đây khoảng 540 triệu năm. Một khoảng thời gian ngắn từ 20 đến 25 triệu năm trong kỷ Cambri, hầu như tất cả các sinh vật đều đột ngột xuất hiện cùng một lúc. Theo cách nói của Thuyết Tiến hoá, thì tiến hoá là một quá trình tiệm tiến (tiến dần dần), chứ không phải đột ngột.
Trong kỷ Cambri đã có bùng nổ sự sống, hiện nay ở rất nhiều điện tầng đã phát hiện những hoá thạch sinh vật trong thời kỳ này. Ví như vào năm 1984, ở địa khu Trừng Giang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, người ta đã phát hiện rất nhiều bằng chứng về bùng nổ sự sống ở kỷ Cambri.

Thuyết Tiến hoá của Darwin không giải thích được hiện tượng này. Bản thân Darwin biết điều ấy, nên trong cuốn ‘Nguồn gốc các loài’ ông viết như thế này: “Thuyết Tiến hoá của tôi không có cách nào chứng minh được hiện tượng bùng nổ sự sống”. Rất nhiều người sử dụng câu này để lật đổ Thuyết Tiến hoá của Darwin, nói cách khác bản thân Darwin cho rằng cuốn ‘Nguồn gốc các loài’ của mình chỉ là một giả thuyết chờ đợi kiểm chứng.
***
Chúng ta đã thấy được sự vô lý của Thuyết Tiến hoá dựa vào giải phẫu học so sánh, quy luật lặp lại của phôi thai và chứng cứ cổ sinh vật học. Còn theo công thức tính xác suất trong sinh vật học phân tử: để một con nai thường biến thành một con hươu cao cổ phải cần đến 1000 tỷ tỷ tỷ (10^30) vũ trụ mới có thể tìm được. Rốt cuộc sự thể ra làm sao, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.
Mạn Vũ
Chú thích:
(*) Ảnh trong bài được chụp từ ‘Trung Hoa văn minh sử’ tập 4.
(1) Nguyên gốc là: Môn, Cương, Mục, Khoa, Thuộc, Chủng – 門綱目科屬種: hệ thống phân loại trong sinh vật học mà chúng ta đã học hồi cấp 2, nhưng trên thực tế điều này không chính xác vì: Thuyết Tiến hoá không tồn tại.