Vào một thời khắc nào đó trong cuộc đời, chúng ta sẽ bỗng nhiên khao khát đi tìm “ý nghĩa thực sự của cuộc sống” và mục đích sự tồn tại của chính mình. Một số người sẽ may mắn tìm được câu trả lời đúng, trong khi có những người vẫn mãi trải qua “cuộc đấu tranh nội tâm” không có hồi kết. Bà Bhavani Odatt đến từ Kerala ở miền nam Ấn Độ thuộc vào số ít những người may mắn ấy. 

Cuộc đời của bà Bhavani Odatt trải qua không ít những sóng gió, thăng trầm. 

Bà Bhavani Odatt (Ảnh: Bhavani Odatt)

Sau khi kết hôn, bà Bhavani Odatt chuyển tới Abu Dhabi sinh sống. Gia đình bà an cư lập nghiệp ở thủ đô phồn vinh của Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất. 21 năm bình lặng trôi qua, cuộc sống ổn định và hạnh phúc đó những tưởng sẽ theo bà đến cuối đời, thế nhưng một biến cố lớn bất ngờ xảy đến. Vì một số hiểu lầm, mâu thuẫn trong gia đình mà chồng bà Odatt đã muốn ly thân. Vốn là một người dễ xúc động và hay buồn bã, Odatt đã không thể vượt qua được sự đổ vỡ và khủng hoảng, biến những chặng đường tiếp sau của bà đầy những đau khổ và dằn vặt. 

“Tôi đã rất lo lắng khi rời bỏ con trai út của tôi khi mới 10 tuổi vào thời điểm đó. Tôi thường khóc mỗi ngày khi nghĩ về con trai mình”, bà Odatt chia sẻ. 

Sau khi ly thân với chồng, bà cảm thấy cuộc đời vô cùng bế tắc. Nhưng bà vẫn phải tiếp tục sống, khoảng thời gian đó, bà ngày ngày đắm chìm trong guồng quay của sự bận rộn. Năm 2010, Bhavani trở về Ấn Độ bà phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về gia đình và tài chính. Odatt bắt đầu tìm kiếm một sự giải thoát trong tâm để bản thân mình có thể thấy thanh thản nhẹ nhàng hơn. 

Bà Bhavani Odatt cùng con trai (Ảnh: Odatt)

Trước đó, vào năm 2000, khi Odatt vẫn còn ở Abu Dhabi, cậu con trai bà là Naveen lướt web như mọi ngày đã tình cờ vào trang mạng Pháp Luân Đại Pháp. Anh rất tò mò và cảm thấy có cảm tình với bộ môn này nên ngay lập tức đọc sách cũng như học các bài tập luyện. Thật kì diệu, anh liên tục nhận được những lợi ích và sự cải biến đáng kể. Anh liền nói với mẹ của mình rằng môn tập luyện đã giúp cơ thể khoẻ mạnh và thanh lọc tâm trí ra sao. Tuy nhiên, nỗi buồn và nỗi lo cơm áo gạo tiền đã khiến Odatt chẳng mảy may bận tâm. 

Nhưng giờ đây, khi đối mặt với cuộc đấu tranh xúc cảm trong tâm và sau một thời gian dài không tìm ra một con đường tốt đẹp hơn, vào năm 2012, Bhavani quyết định thực hiện cuộc hành trình tâm linh của mình với Pháp Luân Đại Pháp một cách nghiêm túc. Bà vô cùng ngạc nhiên khi bắt đầu trải nghiệm những lợi ích về cả thể chất và tinh thần khác nhau.

“Khi tôi cứ chịu đựng những nỗi đau khổ một mình, tôi nhận ra nỗi buồn không làm thay đổi tình hình bởi vì mọi người đều có số phận của chính mình”, bà nói. “Thậm chí nếu tôi lo lắng cả cuộc đời thì nó cũng chẳng ích gì. Tất cả những gì tôi có thể làm là tha thứ và tìm thấy sự bình an trong nội tâm của tôi”.

“Nhận thức được điều này, tôi bắt đầu sống theo ba nguyên tắc vàng của Pháp Luân Đại Pháp: Chân, Thiện, Nhẫn”, Odatt chân thành chia sẻ.

Bà Odatt đang tập luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh: Odatt)

“Tôi chắc chắn tương lai sẽ sớm tốt đẹp thôi, ngay cả khi bây giờ mọi thứ còn đang khó khăn. Chỉ cần chúng ta đi trên con đường đúng, thì cuối cùng điểm đến sẽ là điều tốt lành”.

Hiện tại, bà có thể xử lý các tình huống khó khăn với một tâm thái bình tĩnh. Odatt cảm thấy tự tin, can đảm hơn bao giờ hết. Đáng chú ý hơn, Odatt từng bị một chứng bệnh về huyết áp và phải dùng thuốc trong nhiều năm, nhưng bệnh tật đã biến mất kể từ khi bà bắt đầu tập luyện. Từng trải qua ba cuộc phẫu thuật trước đây nhưng bây giờ cơ thể của bà đã hồi phục, bà có thể tận hưởng một sức khỏe tốt lành.

Ở tuổi 59, Odatt hầu như không thấy mệt mỏi sau khi làm việc cả ngày và cảm thấy tràn đầy năng lượng ngay cả khi chỉ ngủ được một chút.

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện xuất sắc (Ảnh: Bhavani Odatt)

Bà nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện xuất sắc – một sự thực hành tâm và thân khiến bạn đạt được thân thể khoẻ mạnh và tâm trí thanh thản. Những giáo lý sâu sắc trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã cho bà thấy sự thật về ý nghĩa thực sự của cuộc sống, cách sống hòa hợp với người khác, mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện hàng ngày, v.v. Bà khẳng định rằng thông qua thực hành một cách bền bỉ và kiên nhẫn Chân Thiện Nhẫn, thì tâm trí, suy nghĩ, nhân cách và hành động của một người sẽ trở nên chính trực.

Bhavani hiện đang dịch cuốn sách Chuyển Pháp Luân sang tiếng Malayalam, ngôn ngữ chính thức của Kerala, Ấn Độ. 

“Môn tu luyện đã thực sự ban phước lành cho tôi. Bây giờ tôi đang nỗ lực để giới thiệu điều tuyệt vời có thực này cho cả xã hội. Tôi muốn mọi người có thể hiểu được môn thiền định cổ xưa này thanh bình như thế nào, và vì sao ai cũng nên cố gắng trở nên chân thật, tử tế và khoan dung”.

Theo NTD Ấn Độ 

Thanh Anh 

Theo dõi kênh YouTube ĐKN: https://goo.gl/2GhYTZ
Tải ứng dụng DKN.TV: http://onelink.to/dknapp