Hết thảy những sự việc và những người gặp trong cuộc đời chỉ có một mục đích, đó là nhắc nhở bạn trở thành người có trí tuệ hơn, nhân ái hơn và sáng tạo hơn…

Hai binh sĩ hoạn nạn thấy chân tình

Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, một cánh quân trong rừng rậm bất ngờ gặp quân địch. Sau một hồi tác chiến, có hai binh sĩ bị lạc mất đoàn quân. Hai binh sĩ này sở dĩ trong cuộc chiến ác liệt vẫn có thể trông nom lẫn nhau, không phân biệt người này người kia vì họ cùng đến từ một thị trấn nhỏ. Trong rừng rậm, họ gian nan băng rừng lội suối, khích lệ an ủi lẫn nhau.

Rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, lương thực hết, thập tử nhất sinh.

Mười mấy ngày qua đi họ vẫn chưa liên lạc được với đơn vị. May mà họ săn được một con hươu, nhờ đó cũng sống thêm được mấy ngày.

Cũng có lẽ do nguyên nhân chiến tranh nên động vật trong rừng đều đã chạy trốn hoặc bị giết hết, nên ngoài con hươu đó ra, họ không thấy bất kỳ con vật nào nữa. Chỉ còn dư lại một chút thịt hươu, được người lính trẻ tuổi hơn gùi trên lưng.

Tuyệt lộ phùng sinh, may mắn được cứu.

Đến một hôm họ đang ở trong rừng thì gặp kẻ địch. Sau một hồi chiến đấu quyết liệt, hai người đã khéo léo rời xa quân địch. Đúng lúc họ cho rằng đã an toàn thì bỗng nghe một tiếng súng, người lính trẻ chạy phía trước bị trúng đạn, may là chỉ bị thương vào vai.

Người chiến hữu phía sau sợ hãi chạy đến, sợ đến mức nói không mạch lạc, ôm lấy người bạn đau đớn khóc mãi khôn nguôi. Đến đêm, người lính không bị thương kia nhớ mẹ, hai mắt chong chong.

Hai người đều cho rằng sinh mệnh của họ sẽ kết thúc ở đây, thế nên miếng thịt hươu kia cũng không ai động đến.

Không ai biết được, đêm đó họ đã trải qua một hành trình của con tim như thế nào.

Thế nhưng điều may mắn đã đến… Ngày hôm sau, đơn vị đã tìm được họ.

Trong vòng tay của bạn, anh thấy trái tim ấy đang run rẩy, tiếng khóc và tiếng nấc như muốn trào ra nhưng lại phải kìm nén. (Ảnh minh họa: cineday.orange.fr)

Dùng đức báo oán, tha thứ cho chiến hữu phạm sai lầm

Câu chuyện đã xảy ra cách đó 30 năm, người lính bị thương đó nói:

“Tôi biết ai đã bắn tôi lúc đó, chính là chiến hữu của tôi, anh ấy đã mất năm ngoái rồi. Khi anh ấy ôm tôi, tôi chạm vào nòng súng nóng hổi, nhưng đêm đó tôi đã tha thứ cho anh ấy. Tôi biết anh ấy muốn chiếm riêng chỗ thịt hươu đó để sống tiếp. Tôi cũng biết, anh ấy sống tiếp là vì mẹ của anh ấy.

30 năm từ đó đến nay, tôi giả như hoàn toàn không biết chuyện đó, và cũng không đề cập đến chuyện đó. Chiến tranh quá tàn khốc, mẹ anh ấy đã không đợi được anh ấy trở về.

Sau khi kết thúc chiến tranh, tôi và anh ấy cùng làm lễ cúng tế mẹ anh ấy. Anh quỳ xuống trước di ảnh mẹ, cầu xin tôi tha thứ. Tôi không để anh nói tiếp. Chúng tôi lại là bằng hữu thêm hơn hai chục năm nữa, tôi không có lý do nào để không tha thứ cho anh ấy cả”.

Bỏ qua cho người khác cũng là giải thoát chính mình

Một người muốn dung nhẫn một người khác vốn cố chấp, tự cho mình là đúng, ngạo mạn vô lễ, cuồng vọng vô tri, thì phải có tấm lòng cực kỳ rộng lớn.

Còn một người cứ giữ mãi sự thống khổ và oán hận, thì tự nhiên sẽ mất đi sức mạnh nhìn về phía trước, tựa như rơi vào đầm lầy, kết quả sẽ khiến anh ta phạm sai lầm, và trừng phạt bản thân mình cả đời.

Vậy vì sao vẫn cứ mãi ôm giữ mà không giải thoát cho chính mình?

Hết thảy những sự việc và những người gặp trong cuộc đời chỉ có một mục đích, đó là nhắc nhở bạn trở thành người có trí tuệ hơn, nhân ái hơn và sáng tạo hơn.

Bỏ qua lỗi lầm của người khác để giải thoát cái tâm của mình. Lúc đó bạn sẽ vui sướng mà cảm thán: Ôi, cuộc đời thì ra tươi đẹp như thế này đây!

Ví như câu chuyện ở trên: Tha thứ là gì? Tha thứ chính là anh lấy súng bắn tôi, tôi vẫn tin rằng đó là súng cướp cò.

Bởi vậy mà bỏ qua cho người khác cũng là giải thoát chính mình.

Chân tâm cần trân quý.

Chân tình cần giữ gìn.

videoinfo__video3.dkn.tv||c5601b5b0__