Cổ nhân khi xưa hằng khuyên con cháu đời này ‘hành thiện tích đức’, thì đời sau được hưởng phúc báo. Người xưa quan niệm rằng phú quý thảy từ ‘đức’ mà ra, không có đức thì chẳng có gì, mất đức sẽ mất hết. Hẳn người ‘công thành danh toại’ – người mà đạt được kết quả mỹ mãn trên đường công danh, sự nghiệp ắt phải có lượng đức dày tương ứng.  

Nói về ‘hiển đạt’ – làm nên công danh sự nghiệp, có được địa vị rực rỡ vẻ vang; cũng phải là người tích đại đức. Một đời đèn sách nuôi khí chất là phép tu dưỡng của người xưa. Sang hèn không phải là thước đo danh vọng, cốt yếu vẫn phải căn cứ vào khí chất con người. Khí chất ‘hiển đạt’ của một người lộ rõ phẩm chất cao quý và tâm hồn thiện lương. Thế nên dân gian mới hay câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Quản Trọng là nhà chính trị tư tưởng nổi tiếng nước Tề thời Xuân Thu, ông từng nói: “Người lương thiện ấy, phẩm chất người đó cũng tốt”. Người làm việc thiện, trong tâm họ bao giờ cũng bình ổn, sống cuộc sống thanh thản và an định. Họ không cầu ‘đại phú đại quý’ hay sự giàu có lớn lao, thế mà trên khắp nẻo đường nhân sinh của họ luôn tỏa phát ánh hào quang chói lọi.

Có câu cửa miệng: “Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng bởi điều ác nhỏ mà bất chấp”. Phần lớn, vạn sự vạn vật trên thế gian cũng không phải hình thành trong một sớm một chiều, thuận theo thời gian mặt thiện và mặt ác trong bạn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn sau này.

Ai cũng bảo ‘tướng do tâm sinh’, kỳ thực tâm không chỉ sinh ra tướng mạo, mà tâm tính còn tựu thành khí chất của một người. Ví bằng người làm nhiều việc thiện, trong người sẽ toát ra khí chất ‘hiển đạt’:

Trạng thái tinh thần tốt, tràn đầy năng lượng

Trong nhãn quan của người tốt bụng, hành Thiện là một chủng thói quen tiềm thức, là phản ứng bản năng thuộc bản tính tiên thiên – trời sinh ra vốn có. Ngoài ra, họ sẽ còn gặt hái được một thứ cảm giác hài lòng thỏa mãn, thế là cơ thể chẳng những không cảm thấy mệt nhọc, thậm chí còn sung mãn năng lượng, tràn đầy tinh thần sảng khoái.

Càng chuyên hành thiện sự, bản thân sẽ càng đắm chìm vào trong dòng chảy hạnh phúc một cách vô thức. Mặc dù làm bất cứ việc gì cũng không hề dễ dàng, nhưng với chủng loại trạng thái tinh thần phong phú đó; bao trùm toàn thân đều là trạng thái năng nổ tồn tại hết sức thực tại.

Vì vậy, người thường làm việc thiện sẽ khiến cho trạng thái tinh thần của họ kéo theo cuộc sống công việc cùng thăng hoa, dần dà đời sống gia đình ngày càng mỹ hảo, đem lại cho con người một loại cảm giác tràn đầy năng lượng.

Làm việc khiêm tốn, nhún nhường đúng mực

Người ta thường nói, khi bước ra ngoài làm việc phải khiêm tốn, cũng cần giữ gìn đạo lý. Thế nhưng trong cuộc sống, để có thể làm được điều này một cách chân chính thì hỏi có mấy ai. Phần lớn người ta không tìm được thái độ làm việc mà họ nên có, một số quá thô bạo, số kia thì quá cao ngạo, lại cũng có số ít tự ti tựa như hạt bụi vô danh. Cho nên ‘xử thế chi đạo’ là cách sống hành xử có đạo lý, đây là điều mà tự mình nên cần phải học tập trong suốt cuộc đời.

Người lương thiện lúc nào cũng chất chứa lòng kính nể, họ có năng lực phát hiện ra ưu điểm của mọi người, và cũng sẵn lòng bao dung cho khuyết điểm của từng cá nhân. Vì lẽ đó, ngay khi thành công họ không khoe khoang bởi e rằng sẽ tổn thương người khác, bà họ cũng cho rằng người khác tốt và giỏi hơn mình.

Cho nên đối với người chuyên hành thiện sự mà nói, bất cứ họ làm việc gì đều luôn luôn khiêm tốn nhũn nhặn, đối đãi đãi người đúng mực, không tự ti cũng chẳng kiêu ngạo. Làm nhiều việc thiện thì sẽ bắt gặp tất thảy chuyện đời sinh ly tử biệt hay hỉ nộ ái ố, khí chất càng cao hiển nhiên sẽ lại càng có lực tương tác rõ, tính tình tự nhiên thân thiện hơn, tự tâm quang minh lỗi lạc, lòng người rộng mở, làm việc đương nhiên có động lực mà cũng có lòng tin để làm việc nghĩa. 

Tính tình ôn hòa như ngọc, hàm chứa tu dưỡng

Ở xung quanh chúng ta, việc tận mắt chứng kiến những thứ khạc nhổ, nôn mửa bừa bãi ở khắp mọi nơi thì không hề hiếm thấy; hoặc là người nói chuyện tục tĩu, cộc cằn, thô lỗ cũng chẳng hề xa lạ; tất cả luôn hiện hữu hàng ngày hàng giờ trước mặt chúng ta. Đối với những người này, phải chăng chúng ta nên khịt mũi coi thường? Còn người có tu dưỡng nên được xem trọng hơn bội lần; bởi vì người có tu dưỡng biết cách chung sống với người khác, khiến cho đối phương vô cùng dễ chịu, thoải mái. Muốn biết một người có tu dưỡng hay không, chỉ từ tiểu tiết nhỏ bên trong là có thể nhìn ra.

Người có tu dưỡng cũng không nhất định đều tử tế; nhưng chắc chắn một điều là ai chuyên hành thiện sự đều là người có tu dưỡng, có hàm dưỡng. Tại sao nói như vậy? Vì là người có tấm lòng thiện lương mà chuyên hành thiện sự  vừa thấu tỏ sự đau khổ nơi trần gian thế tục, lại thông hiểu ‘tiên tha hậu ngã’ – nghĩ cho người khác trước tiên nghĩ tới bản thân, nguyện giúp đỡ kẻ khác ở khắp muôn nơi; lâu dần tính nết tính tình tự nhiên ôn hòa, hiền hậu hơn; khí chất của họ sẽ tự nhiên phát triển.

Họ sẽ không chuyện trò lỗ mãng với người khác, sẽ không bị kẻ khác trách móc rằng không có giáo dục, bất giác khi đối nhân xử thế lại càng phải kiên nhẫn. Họ không những độ lượng mà còn ôn nhu; lâu dài về sau sẽ có khí chất ôn hòa như ngọc, loại khí chất này người bình thường không tài nào bắt chước hay mô phỏng theo được.

Có thể nói, tất cả những điều xấu xa đều bắt nguồn từ sự ích kỷ; và tất cả những điều tốt đẹp nằm ở chỗ không ích kỷ, không vụ lợi và thậm chí dám xả thân vì công chúng.

Quán ngữ có câu: ‘Người lương thiện thường cực kỳ đại độ’, họ sẵn lòng quên mình vì lợi ích chung, khi nhìn thấy những người bên cạnh có cuộc sống khó khăn, họ có thể dốc hết sức mình đưa ra viện trợ cứu giúp các mảnh đời thê lương, xong việc họ kiệm lời hết sức. Bởi rằng những gì họ đang làm không phải mong nhận tán dương từ người khác; mà là để bản thân không thẹn với lòng, xứng đáng với lương tâm.

Đời người chẳng qua trăm năm, mỗi một người đều có kiểu cách sống của riêng mình. Suy cho cùng, chỉ có người lương thiện mới thật sự là người thắng cuộc trên con đường nhân sinh ngắn ngủi và đầy rẫy chông gai này.

Theo Secret China
Mỹ An biên dịch