Trong những dịp lễ Tết đầu xuân, lễ hội lớn hoặc những sự kiện lớn như khai trương hay khánh tiết, người ta thường có tiết mục biểu diễn múa lân-sư-rồng. Câu chuyện về loại hình nghệ thuật này như thế nào? Hàm ý sâu sắc của nó là gì? Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới độc giả bài viết khám phá về sự thú vị qua môn nghệ thuật đặc sắc này.

Một mùa Xuân mới lại sắp tới, người dân cả nước lại chuẩn bị nhộn nhịp tưng bừng với các dịp lễ hội đầu năm đầy màu sắc ấm áp của nghệ thuật truyền thống. Và hẳn chúng ta ai cũng biết, sẽ không thể thiếu múa lân sư rồng với những tiếng trống hội rộn rã vang khắp không gian. 

Nguồn gốc của nghệ thuật múa lân-sư-rồng xuất phát từ đâu và từ bao giờ?

Múa lân sư rồng có bề dày lịch sử theo như ghi chép là hơn 1.000 năm. Nhưng theo kết quả khảo cổ thì người ta phát hiện ra rất nhiều hình tượng rồng từ thời nhà Tần, vị hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng cho rằng mình chính là hình tượng của rồng hóa thân, như vậy người ta đưa ra kết luận hình ảnh về rồng và múa rồng đã có từ hơn 2.000 năm trước.

(Ảnh: youtube)

Trong lăng mộ cổ khai quật có: Tả Thanh Long, Hửu Bạch Hổ – Ngọc Thanh Long – đĩa sành sứ có điêu khắc hình Rồng trên 4000 năm. Từ xa xưa người Việt cũng đã tự xem mình là con Rồng cháu Tiên (theo truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân). Rồng là biểu tượng Quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam, đứng đầu trong Tứ Linh: Long – Lân – Quy – Phụng.

Trong dân gian đã lưu truyền rằng, nhóm tam linh chính là 3 con vật: lân-sư-rồng tượng trưng cho sức mạnh oai hùng, là 3 con vật có thể xua đuổi tà ma, mang lại cho con người sự may mắn tràn đầy, tài lộc và vẹn toàn hạnh phúc.

Truyền thuyết về Đức Phật Di Lặc chữa bệnh cho Rồng

Tương truyền rằng, Đức Phật Di Lặc hóa thân thành người đi ngao du, Ngài mang thân hình của một thầy thuốc, đi khắp nơi để chữa bệnh cho dân chúng ở những vùng đất mà Ngài đi qua, một hôm có một ông lão râu tóc bạc phơ nhờ khám bệnh, sau khi bắt mạch xong vị Thầy thuốc nói ông không phải là người, nếu là gì thì hãy hiện thân.

Ông lão hẹn hai ngày sau gặp vị thầy thuốc này tại bờ sông. Đúng hẹn, vị Thầy thuốc đến điểm hẹn thì gặp một con Rồng. Con Rồng bị một con rết nấp dưới vẩy bên hông cắn làm bị thương, vị Thầy thuốc gắp con rết ra và chữa lành vết thương cho con Rồng. Sau đó Rồng vô cùng biết ơn vị thầy thuốc. Nó biểu diễn một điệu múa rất oai hùng và mĩ lệ, và hứa sẽ mang điệu múa của mình để cầu mưa thuận gió hòa, phúc lộc an khang cho muôn loài.

Rồng vô cùng biết ơn vị thầy thuốc. Nó biểu diễn một điệu múa rất oai hùng và mĩ lệ, và hứa sẽ mang điệu múa của mình để cầu mưa thuận gió hòa, phúc lộc an khang cho muôn loài . (Ảnh: dkn.tv)

Do đó mà từ ngàn xưa, con người luôn có những tiết mục về múa rồng trong những ngày đại lễ, và tập tục này cũng ảnh hưởng tới các nước Châu Á, đặc biệt là người Việt xưa. Các tiết mục múa Rồng dưới nhiều hình thức như: Rước kiệu rồng, múa rồng, đua thuyền rồng.

Sự tích đức Phật Di Lặc thu phục lân, sư 

Người dân vùng ven biển miền Nam Trung Quốc từ xa xưa có một lọai quái thú đầu to, sừng nhọn, mắt lòi, miệng to bằng cái thúng được gọi là Kỳ Lân.

Kỳ lân thường lên quấy phá dân làng, ăn hết các loài gia súc. Cho đến một hôm có một ông lão râu tóc bạc phơi xuất hiện đến bày cách cho dân làng chống lại quái thú. Mọi người dùng giấy và vải làm thành hình con quái thú rồi bôi bột màu vẽ lên để trông thật dữ tợn. Đợi đến khi quái thú xuất hiện thì đem con vật làm giả kia ra nhảy múa kèm với tiếng gõ của trống,chiêng…tức thì quái thú hoảng hốt chạy mất và không còn bén mảng đến quấy phá dân làng nữa.

Ông lão chính là Đức Phật Di lặc hóa thân hiện ra để giúp dân làng. Từ đó vào các ngày lễ, hội mọi người đem hình tượng quái thú ra nhảy múa ăn mừng, lâu dần người ta tin rằng múa lân đem lại sự may mắn, hoan hỉ nên múa lân trở thành tập tục văn hóa.

Múa lân được gọi là Múa Nam Sư, còn Múa Sư Tử Thịnh hành ở miền Bắc nên được gọi là Múa Bắc Sư.

(Ảnh: youtube)

Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về sự thuần phục tam linh của Đức Phật Di Lặc. Xong có một điều mà trong tín ngưỡng dân gian luôn luôn kế thừa, đó là sự xuất hiện của Đức Phật Di Lặc cùng tam linh đem lại cho muôn nhà niềm hạnh phúc ấm lo, cát tường thịnh vượng, mọi tai ương, tà ác đều được hóa giải.

Có lẽ đó cũng là lý do mà cho tới ngày nay chúng ta thường thấy hình ảnh ông Địa với nụ cười rạng rỡ phe phẩy cái quạt trong đoàn múa tam linh.

Đoàn múa tam linh và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật và võ thuật

Trong các tiết mục múa lân, sư, rồng, thường có rất nhiều người tham gia, tối thiểu là 10 và lớn hơn nữa có thể lên tới 60 người. Số lượng người càng đông thì đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn vào khéo léo càng cao. Điều này thể hiện trong các điệu múa rồng.

Còn các tiết mục múa lân, sư thì các động tác rất mạnh mẽ, dứt khoát, oai hùng và uy nghiêm. Nhưng lại phải bộc lộ được dụng ý chúc tụng trong từng điệu múa.

Còn các tiết mục múa lân, sư thì các động tác rất mạnh mẽ, dứt khoát, oai hùng và uy nghiêm. Nhưng lại phải bộc lộ được dụng ý chúc tụng trong từng điệu múa. (Ảnh: Đoàn Nghệ Thuật Hồng Ân)

Để có được cái lắc đầu lân, những bước di chuyển nhịp nhàng, điệu nhảy thanh thoát, chính xác, đôi bạn múa phải thuộc các bài và đặc biệt là hiểu ý nhau. Một yếu tố quan trọng là sức khỏe, nhất là người cầm đuôi lân vì phải làm trụ vững chắc cho người cầm đầu lân có thể đứng trên người mình múa. Vì vậy, người múa lân phải học võ để có thế đứng tấn vững chắc.

Trong tiết mục múa lân thì tiết mục múa  trên giàn Mai hoa thung là khó nhất. Vì vậy, người múa lân giỏi cũng phải tập luyện nhiều lần và có sự phối hợp nhịp nhàng của bạn múa. Bởi Mai hoa thung gồm nhiều trụ sắt sắp xếp theo các bài múa (trụ cao nhất 2,2m, thấp nhất 1,5m), trên mỗi trụ có gắn một tấm sắt chỉ đủ đứng một chân. Mỗi khi tập trên giàn Mai hoa thung phải có đệm lót sàn và người đứng dưới đất hỗ trợ.

Múa lân không chỉ là yếu tố nghệ thuật mà còn kết hợp với võ thuật. Chân người nghệ sĩ phải trụ vững, sức khỏe phải dẻo dai, đôi tay và hơi thở phối hợp nhịp nhàng, bước trên những trụ sắt nhẹ nhưng nhanh, vững chắc và thăng bằng. Đây đòi hỏi kĩ thuật và sự dày công tập luyện.

Chân người nghệ sĩ phải trụ vững, sức khỏe phải dẻo dai, đôi tay và hơi thở phối hợp nhịp nhàng, bước trên những trụ sắt nhẹ nhưng nhanh, vững chắc và thăng bằng. (Ảnh: thugian180.net)

Trong biễu diễn tam linh, nếu như múa rồng đòi hỏi sự phối hợp tập thể, thì lân và sư lại đòi hỏi kĩ năng. Ngoài việc lắc và múa đầu lân, sư, người nghệ sĩ còn phải trèo cột, nhảy và múa trên trụ như hoa mai thung. Đây là tiết mục mang lại nhiều hồi hộp cho người xem, bởi có những pha mạo hiểm nhưng chứa những kĩ xảo tuyệt đẹp. Kĩ năng nghệ thuật đó không phải có được trong ngày một ngày hai, mà đòi hỏi sự chăm chỉ tập luyện.

Do vậy đằng sau mỗi một tiết mục biểu diễn tam linh, có rất nhiều mồ hôi, sự khó nhọc và thậm chí là cả máu của những người nghệ sĩ tham gia biểu diễn.

Có thể thấy rằng, mỗi một năm cũ qua đi, để nghênh xuân chào đón tài lộc mới, sự xuất hiện của Đức Phật Di Lặc và nhóm múa tam linh luôn mang lại một sự khởi đầu đầy kì vọng cho tất cả mọi người.

(Ảnh: Đoàn Nghệ Thuật Hồng Ân)

Truyền thống dân gian đã lưu truyền tới tận ngày hôm nay, và người dân luôn mong ngóng được thưởng thức những tiết mục múa đặc sắc này, và trong đó là sự mong mỏi vào những điều tốt lành mà Đức Phật Di Lặc cùng tam linh mang lại cho con người.

Để liên hệ biểu diễn trong các dịp lễ hội, khai trương, khánh tiết, năm mới, quý độc giả Bắc, Trung, Nam đều có thể liên hệ Đoàn Biểu Diễn Nghệ thuật Hồng Ân và tìm hiểu thêm thông tin tại trang web của Đoàn Nghệ Thuật Hồng Ân.

Khu vực Hải Dương và các tỉnh lân cận có thể liên lạc đoàn Nghệ Thuật Hồng Ân Hải Dương theo số liên lạc: 0946924918

Tịnh Tâm – Hà Phương