Ngày trăng tròn đầu mùa hạ (tháng tư âm lịch) hàng năm, phật tử thường đến tham gia lễ Phật Đản, bái Phật, ăn chay, phóng sinh, ngoạn cảnh,… Nhưng điều quan trọng là mỗi lần như thế mà bớt đi cái dở như tật đố kỵ, kiêu căng, sân hận, ích kỷ nhỏ nhoi. Thường hằng biết sống vị tha, lấy Chân thành, Thiện tâm, Nhẫn nại, để mình cùng người xung quanh được bình an, hạnh phúc. Đó mới là ý nghĩa thực sự hàm chứa trong việc bái ngưỡng Thần Phật.

Trong quá trình dịch tiếng Phạn sang các ngôn ngữ và các tông phái tu Phật khác nhau, có tài liệu cho rằng ngày Phật Đản là ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, chứ không phải ngày rằm. Có nơi tổ chức Đại lễ từ 8/4 đến 15/4. Vậy nên nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

(Trăng tròn tháng tư, sáng tác: Chúc Linh, biểu diễn: Nhóm múa Oanh Vũ TX Ngọc Quang):

Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới

Tháng 12 năm 1999, ngày lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (ngày lễ Phật Đản sinh, ngày lễ Phật thành đạo và ngày lễ Phật nhập Niết bàn).

Tại Trung Hoa, lễ Phật đản được tổ chức từ thời Tam Quốc

Phật giáo đã có mặt gần 2000 năm. Phật giáo từng là tư tưởng chủ đạo cho chính quyền và người dân trong một số triều đại. Lễ Phật đản được tổ chức từ thời Tam Quốc, đã ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nhưng ngày nay, Phật giáo không còn ảnh hưởng nhiều trong xã hội Trung Quốc, từ khi theo xã hội chủ nghĩa. Người dân chỉ còn biết đến Phật giáo như là một tôn giáo lo ma chay, cúng kiếng, võ thuật… Lễ Phật đản chỉ có thể được tổ chức trong khuôn viên tự viện và ít được xã hội quan tâm.

(Trăng tròn tháng tư, sáng tác: Chúc Linh, nhóm múa các phật tử, ca sỹ Gia Huy biểu diễn):

Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958

Lễ Phật đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa của chính thể Việt Nam Cộng hòa thông qua, vào ngày này thường có diễn hành xe hoa trên đường phố. Khi Việt Nam thống nhất sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1975, thì ngày này không còn là ngày lễ quốc gia.

Năm 2008, Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội từ ngày 13 đến 17 tháng 5, tức ngày 9 đến 13 tháng 4 âm lịch.

Năm 2014, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc – Vesak 2014 lần thứ 11 và Hội thảo Phật giáo quốc tế do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, từ ngày 7 – 11/5/2014. Chủ đề chính của Đại lễ Vesak LHQ 2014 là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.

Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam, với nhiều hoạt động phong phú như diễn hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác.

(Trăng tròn tháng tư, biên đạo múa Vân Sơn, biểu diễn: bé Huệ Hồng Minh):

Ý nghĩa nhân sinh thực sự trong ngày Đại lễ này

“Đó là thời điểm tuyệt vời để chúng ta có thể tham gia vào việc cầu nguyện và suy nghiệm về các giá trị đạo đức, trí tuệ, dũng lực, và tâm từ bi. Khi quý vị cùng với gia đình và bạn bè tụ tập để làm lễ Vesak, thì nên biết rằng đất nước Hoa Kỳ sẵn sàng ủng hộ các nỗ lực của những người có chánh tín đang thuyết giảng và thực hành tâm khoan dung và tôn kính mọi người.” John Kerry Bộ Trưởng Ngoại giao Washington, DC – Thông cáo báo chí – Ngày 19/05/2016.

Nguyên văn tiếng Anh: “It is a wonderful time to engage in prayer and reflect on the virtues of wisdom, courage, and compassion. As you gather with family and friends to celebrate Vesak, know that the United States supports the efforts of people of every faith who preach and practice tolerance and respect for all”

Đối với người có tâm hướng Phật: Ngày trăng tròn đầu mùa hạ (tháng tư âm lịch) hàng năm, phật tử thường đến tham gia lễ Phật Đản, bái Phật, ăn chay, phóng sinh, ngoạn cảnh,… Nhưng điều quan trọng là mỗi lần như thế mà bớt đi cái dở như tật đố kỵ, kiêu căng, sân hận, ích kỷ nhỏ nhoi. Thường hằng biết sống vị tha, lấy Chân thành, Thiện tâm, Nhẫn nại, để mình cùng người xung quanh được bình an, hạnh phúc. Đó mới là ý nghĩa thực sự hàm chứa trong việc bái ngưỡng Thần Phật.

(Trăng tròn tháng tư, ca sỹ Gia Huy):

Đóa Vô Ưu tươi nở ngát hương thơm mười phương” – Lời bài hát nhắc đến loài hoa diệu kỳ, báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân.

Vào Hơn 2.500 năm trước, khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Có một lần, ngài giảng về việc sau này sẽ đến thời mạt Pháp, có tà ma quấy nhiễu, nhiều tăng nhân trong nhà chùa, đạo viện không còn tốt nữa, không thể giúp con người hướng thiện.

Khi ấy có Đức Pháp Luân Thánh Vương sẽ tới nhân gian độ nhân, Ngài có năng lực vô cùng vĩ đại,… rất nhiều người trong các đệ tử hiện thời sẽ được Ngài Thánh Vương cứu độ. Đến lúc ấy, rất nhiều chư Thần từ thiên thượng sẽ xuống nghe Pháp, và chúng Thần đều trông ngóng ngày đó sẽ tới. Khi Đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp sẽ có một loại hoa gọi là Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi, thì là báo hiệu Thánh Vương đã tới.

(Hoa Ưu Đàm mọc trên mặt tượng Phật trong thiền viện Tu Di Sơn ở Suncheon, Hàn Quốc vào tháng 2/2005. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

(Hoa Ưu Đàm mọc trên hàng rào B40 nhà anh Huỳnh Vinh Quang (30 tuổi, trú tại số nhà 312, đường Trưng Nữ Vương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) vào năm 2012. (Ảnh: nld.com.vn)

(Hoa Ưu Đàm nở trên lá ngà voi)

(Hoa Ưu Đàm mọc trên chuông đồng ở đền Tràng Kênh, Hải Phòng. Ảnh: internet)

Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trong vườn nhà của một học viên Pháp Luân Đại Pháp (một Pháp môn tu luyện Phật Gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn) ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi vào ngày 22/4/2014. (Ảnh: chanhkien)

Ngày nay, đã ở thời mạt Pháp, hoa Ưu Đàm đã khai nở khắp nơi, hoa nở báo hiệu điềm lành gì, Ngài Chuyển Luân Thánh Vương là ai, người có tâm cầu Phật hãy hữu công đi tìm, có duyên sẽ thấy những gì nên thấy, gặp được điều quý giá mà mình đáng có được.

Kỳ Văn tổng hợp

Xem thêm: