Nhắc đến nước Nga xinh đẹp với những kiệt tác kiến trúc, người ta lập tức nhớ đến những công trình bề thế đồ sộ với những nét nghệ thuật độc đáo. Một trong số đó có Quảng trường đỏ, nằm ngay tại trung tâm Moscow. Đây là một công trình huyền thoại gắn liền với lịch sử nước Nga vĩ đại.

Ban đầu nghe thấy tên Quảng Trường Đỏ người ta đều nghĩ rằng nó chính là xuất phát từ màu đỏ của những viên gạch bao quanh. Tuy nhiên đại đa số lại cho rằng quảng trường đỏ hay hồng trường là tên gọi của quảng trường nối tiếng nhất tại Moskva. Trong tiếng Nga từ “красная” ngoài nghĩa “đỏ” ra còn có nghĩa “Đẹp” hay “Tuyệt vời”. Đây là theo tiếng Slava cổ. Quả thật, Quảng Trường Đỏ đúng là một kiệt tác về kiến trúc.

Năm 1991, Quảng Trường Đỏ đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới.

Quảng trường Đỏ. (Ảnh: Facebook)

Quảng trường đỏ là minh chứng cho biến cố thăng trầm của lịch sử nước Nga

Quảng trường đỏ xuất hiện vào cuối thế kỷ XV, hay đúng hơn, vào năm 1493, khi Hoàng tử Ivan III ra lệnh phá hủy các tòa nhà bằng gỗ xung quanh điện Kremlin. Chúng thường bị cháy và gây nguy hiểm lớn.

Kể từ đó, khu vực ở phía đông của điện Kremlin đã trở thành một khu vực thương mại. Theo thời gian, các tòa nhà lớn xinh đẹp được xây dựng xung quanh nó, và nó được gọi là Quảng trường “Troitsa” (Ba Ngôi) theo tên của nhà thờ “Chúa Ba Ngôi”, đứng ngay tại nơi mà Nhà thờ Thánh Basil hiện nay.

Nhưng nguy cơ hỏa hoạn đã không biến mất. Vì tất cả các khu buôn bán và nhiều tòa nhà bao quanh quảng trường cũng bằng gỗ và tiếp tục cháy. Do đó, quảng trường sau này được gọi là “Pozarnaya” (Cháy).

Dần dần nó trở thành quảng trường chính của Moscow và đông đúc nhất. Ở đây các phiến quân tụ tập khi không hài lòng với chính quyền.

Các nghị định hoàng gia được tuyên bố trên Quảng trường Đỏ. Trên Quảng trường Đỏ có nhiều sự kiện liên quan đến lễ đăng quang của các vị Sa Hoàng, các chiến binh quay lại để ăn mừng chiến thắng.

Như vào năm 1612, Kuzma Minin và Dmitry Pozharsky đứng đầu dân quân đã tới đây, đến Quảng trường Đỏ. Kể từ đó, Quảng trường Đỏ vẫn là quảng trường đẹp và quan trọng nhất ở Moscow.

(Ảnh: Google Plus)

Quảng Trường Đỏ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử, từ lễ đăng quang của các Sa hoàng Nga đến những nghi lễ chính thức. Đây cũng là nơi chứng kiến những biến cố thăng trầm của lịch sử Nga như các hoạt động cộng đồng của chính quyền Nga sau này.

(Ảnh: Twitter)

Những công trình được đánh giá là kiệt tác kiến trúc trong Quảng Trường Đỏ

Nổi bậc nhất, nguy nga nhất, hoành tráng nhất là Điện Kremlin, được xây dựng từ thế kỉ XIV – XVII. Kremlin là một tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ tại Mátxcơva, bao gồm các cung điện Kremlin, các nhà thờ Kremlin, và phần tường thành Kremlin với các tháp Kremlin. Trong điện Kremlin có gác chuông cao 81m, ở phía ngoài có một quả chuông đồng cao 6,14m, nặng hơn 200 tấn hay còn gọi là “chuông vua”. Bên cạnh là một khẩu pháo đường kính 890m, nặng 40 tấn, được gọi là “pháo vua”.

Điện Kremlin. (Ảnh: Культура.РФ)

Cung điện Kremlin là nơi mà Hoàng gia Nga sống và làm việc. Ngày nay nó là nơi làm việc của các cơ quan tối cao nhất trong chính quyền Nga. Khi nhắc tới điện Kremlin người ta thường nói đây là linh hồn của nghệ thuật kiến trúc Nga, là niềm tự hào của người dân xứ sở Bạch dương.

Năm 1491 tháp Spasskaya được kiến ​​trúc sư Peter Antonio Solario dựng lên trên vị trí của tòa Frolovskaya. Cổng Spasskye là lối vào chính của điện Kremlin.

Tháp Spasskaya. (Ảnh: Sputnik8.com)

Trong quá trình xây dựng lại năm 1625 trên tháp Spasskaya dựng lên một chiếc đồng hồ không kim với những chữ tiếng Slav (Xla vơ), trong triều đại của Peter I đã được thay thế bằng tiếng Đức, và sau đó – bằng tiếng Anh.
Vào năm 1533, con hào quanh điện Kremlin được rào lại bằng những viên gạch dày. Bức tường Kremlin vào thời điểm này đã có ba lối vào quảng trường – Constantine và Helen, Spasskaya và Nikolskaya Gate.

Phía Nam Quảng trường Đỏ, Nhà thờ thánh Basil nổi bật như một khối kiến trúc nhiều màu sắc rực rỡ với những ngôi tháp chóp hình củ hành, trên đỉnh có một dấu thập thánh giá xây bằng gạch đỏ.

Để kỷ niệm chiến thắng quân Mông Cổ năm 1522, “Ivan bạo chúa” – sa hoàng đầu tiên của nước Nga đã ra lệnh cho kiến trúc sư Postnik Yakovlev xây dựng một nhà thờ hoành tráng trên nền nhà thờ Trinity cũ. Khởi công vào năm 1555, công trình phải mất 11 năm mới hoàn thành.

Nằm gần cung điện Kremlin, Nhà thờ thánh Basil lộng lãy như tòa lâu đài cổ trong các câu chuyện cổ tích. Nhà thờ với kiến trúc độc đáo này là một trong 7 kỳ quan hấp dẫn nhất của nước Nga.

Nhà thờ thánh Basil lộng lẫy. (Ảnh: Twitter)

Nhà thờ St. Basil – một tổ hợp phức tạp chín nhà thờ trên một nền móng, được xây dựng 1555-1561 năm theo lệnh của Ivan the Terrible để kỷ niệm sự sụp đổ của Kazan và cuộc chinh phục của Kazan chức Khan (Hãn).

Cách Quảng trường Đỏ không xa là các công trình khác cũng rất nổi tiếng: Cửa hàng bách hóa GUM, Bảo tàng lịch sử, Tượng Nguyên soái Zhukov cưỡi ngựa, nhà thờ Kazan, các đài phun nước…

Trải qua những biến cố lịch sử, nó vẫn hiên ngang chứng kiến sự thăng trầm và những biến đổi của lịch sử dân tộc Nga. Không chỉ là kiệt tác kiến trúc mãn nhãn cho người chiêm ngưỡng mà còn là nơi thể hiện sự tài hoa của sự kết hợp hài hòa giữa các công trình mang lại cho quảng trường nét đẹp vừa hiện đại, vừa uy nghi, hoành tráng.

Có lẽ chính vì thế mà với người dân Nga, nó là niềm tự hào, là linh hồn của nước Nga xinh đẹp.

Kuzma Minin và Dmitry Pozharsky. (Ảnh: Пути-Дороги)
(Ảnh: BizLIVE.vn)

Tịnh Tâm -Thiên Sơn