Trong tư tưởng của người xưa, việc trị quốc là việc đại sự, nên ngay từ khi con nhỏ, những tiểu thái tử hay người được kế nhiệm ngai vàng sẽ được rèn giữa rất nghiêm khắc về kinh thư, võ thuật, về Đạo của bậc vương quân. Thuật trị quốc của người xưa cũng là tư liệu quý giá cho các bậc làm lãnh đạo ngày nay suy ngẫm và áp dụng.

Họ coi trọng Đức hơn thảy cả tài năng của một con người, chính vì vậy, trong lịch sử luôn ca ngợi những bậc vương quân trọng đức mà trị vì đất nước. Họ coi đó thực sự là bậc thiên tử.

Người Trung Hoa cổ xưa ví thuật trị quốc giống như “Phanh nhẫm dũ trị quốc” (Công việc của đầu bếp quan trọng như công việc của kẻ trị quốc).

Một người đầu bếp giỏi phải là một người biết phối kết hợp hài hòa nhất các loại nguyên liệu, các gia vị để nó trở thành một món ăn tuyệt hảo, không phải nguyên liệu ngon là có được món ăn ngon, mà một đầu bếp thực sự thì kể cả nguyên liệu dở cũng sử dụng một cách khéo léo, biến cái dở thành cái tuyệt hảo. Đó chính là sự tài tình của một nghệ sĩ trong ẩm thực.

Ảnh: pinterest.com

Thuật trị quốc, thuật lãnh đạo

Liên hệ với một người đứng đầu vương triều, thì người đứng đầu của một nước cũng như vậy.

Xây dựng một đất nước hùng mạnh cũng như nấu một món ăn, trong đó pháp chế chính là ngọn lửa, nhân tài chính là nguyên khí, và tiềm năng thiên nhiên chính là gia vị. Một bậc thiên tử phải là người biết điều tiết pháp chế, biết sử dụng người tài và biết khai thác thiên nhiên, thuận theo tự nhiên chính là cái tồn thịnh vượng.

Thần Nông trong thần thoại Trung Quốc cổ đại, đã dùng phương thức “ăn” (“Thưởng bách thảo” – nếm thử một trăm loại thảo mộc) như một biểu tượng tiên phong trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Những thân phận đầu bếp nhỏ bé khiêm nhường mà được ví với những kẻ có quyền cao chức trọng nắm giữ vận mệnh đất nước như vậy cho thấy được nguyên lý văn hóa vô cùng sâu sắc.

Người có thành tựu to lớn về mặt chính trị đồng thời biết cách kết hợp giữa nghệ thuật ẩm thực và “Trị quốc chi đạo” nổi tiếng nhất trong lịch sử phải kể đến là Y Doãn, ông là trụ cột cho bốn vương triều. Có nhiều ghi chép kể về câu chuyện ông rèn giũa, tôi luyện những bậc vương quân kế tụng cho các vương triều.

Ảnh: Petrotimes

Và câu chuyện về Thành Thang là một ví dụ điển hình. Để cầu xin sự giúp đỡ của Y Doãn, Thành Thang đã tổ chức một buổi cúng tế lớn dâng cho Y Doãn, sau khi hành lễ xong, Thành Thang đã xin Y Doãn chỉ giáo chiến lược “Trị quốc bình thiên hạ”.

Lúc đó Y Doãn không mặc áo quan mũ mão, rất bình thản ngồi xuống cùng nhà vua đàm đạo, ông cũng không nói những đạo lý cao siêu mà chỉ nói về “thuyết thang dĩ chí vị” (nói về nấu món canh chủ yếu là nói về cái vị của nó).

Để lời nói của mình thêm phần thuyết phục và dễ hiểu Y Doãn chọn vấn đề bình thường nhất nhưng cũng quan trọng nhất trên thế gian, cũng là vấn đề sở trường mà ông có kinh nghiệm nhất đó là nấu nướng.

Vì vậy, Y Doãn đã nói về sự tinh tế, kỳ diệu, thần bí trong phương thức chế biến món ăn, sử dụng những biện pháp so sánh sinh động và hình tượng để nói với vua Thành Thang về đạo trị quốc.

Y Doãn cùng nhà vua đàm đạo (Ảnh: pinterest.com)

Trong suốt quá trình giảng giải đạo lý trị quốc, Y Doãn luôn nhất quán trong tư tưởng triết học:

Một vị vua muốn có được thành tựu vẻ vang, cũng giống như người đầu bếp biết cách chế biến thực phẩm để cho ra một hương vị tuyệt hảo nhất vậy, “bất khả cưỡng vi, tất tiên tri đạo”, nghĩa là song song với việc tu thân dưỡng đạo, cứ để mọi việc phát triển theo hướng tự nhiên khách quan, không cưỡng bức gò bó, không câu thúc, cũng như người đầu bếp chế biến món ăn và nêm nếm gia vị vậy, tự nhiên cũng sẽ đến lúc người làm vua hiểu được cái đạo “trị quốc”, mà muốn hiểu được đạo này, vị quân chủ phải có được chữ “Nhân” trong tam tài là thiên- địa- nhân, nếu không thì cũng như một cây gỗ đơn độc vậy, không thể tạo ra được một cánh rừng xanh tươi tốt!

Vị quân vương lựa chọn và bổ nhiệm người hiền tài cũng giống như người đầu bếp giỏi chọn lựa thực phẩm để chế biến thức ăn vậy: vị quân vương sử dụng người hiền tài, cũng như người đầu bếp chế biến món ăn vốn có vị tanh vô cùng thành món ăn có vị thơm ngon đặc biệt vậy.

Ảnh: pinterest.com

Ông cho rằng: “Cai trị một đất nước giống như khi cho gia vị vào món ăn vậy, chỉ có cho đúng liều lượng mới có hiệu quả”, ông còn nói: “Thành tựu trị quốc của bậc quân chủ cũng giống như người đầu bếp sử dụng và điều chỉnh lửa vậy, phải biết điều chỉnh những điểm mấu chốt, biết bình tĩnh nắm thời cơ, nhưng cũng không được chần chừ do dự để làm mất thời cơ”.

Học thuyết “Thuyết thang dĩ chí vị” của Y Doãn thể hiện rõ tư tưởng canh tân trong văn hóa ẩm thực của một nhà chính trị vĩ đại, đã trở thành tiền đề cho tư tưởng triết lý “Phanh nhẫm dũ trị quốc” trong lịch sử Trung Hoa để từ đó về sau những nhà tư tưởng, chính trị gia luôn vận dụng học thuyết này trong công cuộc “trị quốc”. “Cổ văn thượng thư – thuyết mệnh” có nói: “Nhược tác hòa canh, duy nhĩ diêm mai” (Để có được món canh ngon, chỉ có cách duy nhất là điều hòa/ điều chỉnh, hai vị mặn và chua), đem câu này so sánh với việc trị quốc thì thời nào cũng rất có ích.

Lão Tử có viết trong “Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên” đã bình luận hai vấn đề là “Điều hòa đĩnh đĩnh” và “An bang trị quốc”.

Ảnh: trithuc

Yến Anh nói “Sở vị hòa giả, quân cam tắc thần toan, quân đạm tắc thần hàm”, lấy lý thuyết chế biến món ăn, điều chỉnh gia vị để giải thích và phân biệt sự khác nhau của “Hòa” và “Đồng” trong chính trị, điều đó cho thấy rằng hoạt động “ăn” trong văn hóa Trung Quốc đã phát triển và truyền ra tất cả mọi lĩnh vực của quốc gia.

Sở dĩ người Trung Quốc coi việc nấu nướng cũng quan trọng như việc trị quốc là bởi vì công việc to lớn như trị quốc và công việc bình thường nhất như là nấu nướng có chung một triết lý là đều phải điều hòa, điều chỉnh toàn diện, sau đó thì làm thay đổi để đạt đến sự phù hợp, cân bằng, hài hòa và thống nhất, vì vậy so sánh nghệ thuật trị quốc với nghệ thuật nấu nướng cũng là điều dễ hiểu.

Nói cách khác, trong văn hóa ẩm thực truyền thống của Trung Quốc, ăn uống không chỉ là một phương thức duy trì sự sống của con người, mà thậm chí còn thể hiện đạo lý “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Đây là bằng chứng của tư tưởng “Phanh nhẫm dũ trị quốc” được thể hiện sâu sắc trong nghệ thuật ẩm thực Trung Quốc.

Ảnh: ettoday.net