‘‘Thập tam đế đồ quyển’’ được biết đến là một tác phẩm vẽ chân dung các vị hoàng đế Trung Hoa do họa sĩ nổi tiếng nhà Đường Diêm Lập Bản thực hiện. Đây là kiệt tác về tranh vẽ chân dung có giá trị thưởng thức và giá trị nghệ thuật đỉnh cao.

Thập tam đế đồ quyển vẽ hình tượng mười ba vị Đế Vương: Tiền Hán chiêu đế, Hán Quang Vũ Đế, Ngụy Văn Đế Tào Phi, Ngô chủ Tôn Quyền, Thục chúa Lưu Bị, Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm, Trần Tuyên đế Trần húc, Trần Văn Đế Trần thiến, Trần phế đế Trần bá tông, Trần sau chúa Trần Thúc Bảo, Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung, Tùy Văn Đế Dương Kiên, Tùy Dương Đế Dương Quảng.

Thập tam đế đồ họa. (Nhấp vào ảnh để phóng to)

Bộ họa phẩm với tổng cộng có 46 nhân vật, nhưng mỗi một nhân vật là có biểu lộ phong thái khác nhau. Điều đặc biệt là tác giả rất giỏi trong việc dùng cây bút mà họa ý của mình. Trong ý bút của ông bày tỏ được trạng thái tâm ý của mình tới mỗi vị hoàng đế trong tranh.

‘‘Thập tam đế đồ họa’’ là một tác phẩm có giá trị thưởng thức rất cao

Bức tranh vẽ 13 vị Đế Vương với từng đặc điểm riêng biệt, những ưu khuyết điểm được thể hiện dưới sự tài hoa của người họa sĩ được minh họa qua nhân tướng và thần thái của từng vị.

Diêm Lập Bản khéo léo vận dụng ý tứ trong bút họa của mình, những khen chê, hay tôn kính được hòa vào bút pháp của ông. Họa sĩ thông qua việc khắc họa dung mạo khác nhau của các bậc Đế Vương mà khắc họa thế giới nội tâm, tính cách đặc thù.

(Ảnh: Wikipedia.org)

Những vị Vương quân khai triều dựng quốc, gây dựng giang sơn phồn thịnh, lợi dân lợi nước thì được Diêm Lập Bản khắc họa những đường nét mĩ lệ, uy phong, thần thái đạo mạo. Nhưng cũng có vị là một hoàng đế nhu nhược, hèn kém, là một vị làm vong quốc chi quân, ngu ngốc thì lại thể hiện ra sự hèn mọn, thần thái dung hủ, kém cỏi.

Khí thái của từng vị được họa sĩ khắc họa khéo léo thể hiện qua ánh mắt, vầng trán cùng môi miệng. Đường nét thâm hậu mạnh mẽ của Diêm Lập Bản khiến chân dung của từng vị hoàng đế thêm chân thực, bộc lộ đầy đủ khí chất và bản lĩnh của mỗi người.

Tiền Hán đế Lưu Phất Lăng, Văn Tĩnh có phong thái thong dong, trầm ổn, khuôn mặt phúc hậu với tấm lòng rộng mở, có tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ thông thái thì được khắc họa có khí thế như một vị đại quân chủ. Lưu Tú là hoàng đế khai quốc thời kì hậu hán có lòng dạ bao dung, đa mưu túc trí, ông được sử sách mô tả là người có vóc dáng khôi ngô,tuấn tú, mũi cao miệng lớn, Diêm Lập Bản căn cứ những ghi chép lịch sử mà miêu tả ông thân hình cao lớn, tập trung khắc họa và đôi mắt mang theo thần thái, hai hàng lông mày được vẽ rất cẩn thận, chau chuốt. Toàn bộ nhân tướng đều toát lên sự tự tin, khí chết quảng đại của Lưu Tú.

Hán Quang Vũ đế- Lưu Tú. (Ảnh: Wikipedia.org)

Nhưng với Tào Phi thì bút họa của ông lại hoàn toàn đảo ngược. Tào Phi mặc dù có công khai quốc, nhưng tâm địa nham hiểm, hẹp hòi thì ánh mắt của Tào Phi lại được Diêm Lập Bản vẽ với ánh mắt lạnh lùng chuyên bức hại người, đôi môi khép hờ, một bộ mặt hung hăng ngông cuồng, thần thái của một kẻ tự cao tự đại.

Ngụy Văn đế- Tào Phi

Khi ông vẽ Lưu Bị thì hình tượng lại có vẻ uể oải, khuôn mặt u buồn, miệng khẽ nhếch, nhíu mày, bên trong ẩn chứa tâm tình tựa như muốn nói tiếng lòng mà lại không thể nói. Vẻ mặt của Lưu Bị khiến người ta vừa nhìn là có thể nghĩ đến việc ông đã lao lực như thế nào để phục hưng đất nước.

Hán Chiêu Liệt đế- Lưu Bị.

Tùy Văn Đế Dương Kiến dưới ngòi bút của họa sĩ Diêm Lập Bản thì vóc người cao ráo, mặt dài, đầu hơi nghiêng, ánh mắt không cố định, chao đảo liên tục, đôi môi khép chặt, một bộ dạng của một người có nhiều tâm kế.

Với Trần Thúc Bảo, Dương Quảng thì lại được khắc họa làm bộc lộ ra cái ngu ngốc, vô dụng hay là một bạo chúa hại nước hại dân. Mang tư tưởng bảo thủ mà hèn kém nhu nhược.

Trần Hậu Chủ- Trần Thúc Bảo

Nói chung việc khắc họa 13 vị Đế Vương của Diêm Lập Bản là một sự thành công tuyệt vời của nghệ thuật vẽ tranh chân dung. Qua ngòi bút của ông, mỗi một vị hoàng đế đều hiện lên những phong thái mà người xem có thể dễ dàng đánh giá được tốt xấu, thiện ác. Thể hiện tài năng qua từng nét vẽ.

Tùy Dượng đế- Dương Quảng

Ngoài 13 vị Đế Vương còn có những vị thị giả. Những vị này cũng có tư thái khác nhau, người thì buồn buồn giơ lên cái liễn, người thì mặt mũi sầu khổ, có người thì nhìn lại với ánh mắt mong ngóng điều gì đó, người thì chuyên tâm cung kính mà phục dịch Hoàng đế, người mang vẻ lo lắng, lo sợ khi theo hầu. Phải nói rằng đây là sự xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả của Diêm Lập Bản.

Thập tam đế đồ họa là một tác phẩm với những giá trị nghệ thuật đỉnh cao

Với việc xây dựng hình tượng nhân vật với những miêu tả cá tính đặc thù, đường nét biến hóa uyển chuyển theo thần thái của nhân vật. Đây là kĩ năng nghệ thuật vượt trội so với tranh tả chân dung trước đây.

(Ảnh: Wikipedia.org)

Bút họa sắc bén rõ ràng, nên việc thể hiện ra tính cách của nhân vật cũng riêng biệt rành mạch, đường nét rất chắc, khỏe khiến toàn bộ bức tranh với những nhân vật hình tượng sinh động. Điều này nói lên được rằng, kĩ xảo vẽ tranh tả thực chân dung đến thời nhà Đường đã tiến thêm một bước trong chặng đường phát triển hội họa vẽ chân dung.

Trong bức họa, nhân vật được tạo hình thanh tú, trang phục tinh tế tự nhiên. Từng đường nét rất mềm mại khi vẽ lên sự nhu mì, dịu dàng của những cung nữ. Tất cả trang phục dưới nét vẽ mềm mượt ấy làm cho hình ảnh trở nên thướt tha. Nhưng khi khắc họa thế giới nội tâm của những bậc minh vương thì nét vẽ lại rất kiên cường, mạnh mẽ. Từng nét đều bộc lộ ra sắc thái uy nghiêm. Đó là thể hiện được nét bút tài hoa và trình độ nghệ thuật khá cao của người họa sĩ thông qua việc xử lí từng chi tiết nhỏ.

Bức họa lấy đường nét làm chủ đạo, sắc màu thanh nhã nhẹ nhàng. Nhìn tổng thể thì bức tranh mang theo sự trầm tĩnh, tao nhã nhờ việc sử dụng màu sắc hài hòa, tô vẽ cho những điểm nhấn khiến nó tưởng chừng là đơn giản nhưng lại rất thanh tao.

Phải nói rằng ‘‘ Thập tam đế đồ họa’’ là một tác phẩm hội họa đạt tới kĩ xảo vượt trội trong nghệ thuật miêu tả chân dung. Nó vừa mang tính chân thực vừa mang theo hàm ý mà người xem có thể dễ dàng nhận thấy. Đây là một kĩ thuật hội họa đặc trưng cho nghệ thuật hội họa Trung Hoa truyền thống, đó là tranh vẽ chân dung không chỉ là đẹp và chân thực mà còn phải thể hiện được hàm ý cốt cách của nhân vật, họa sĩ phải truyền tải được hàm ý thâm sâu của mình qua từng nét vẽ. Do vậy mà người đời sau đánh giá ‘‘Thập tam đế đồ họa’’ là một kiệt tác về tranh chân dung thời Đường.

Tịnh Tâm