Nói tới bát quái, người ta thường nghĩ tới 8 quẻ trong Chu dịch. Nhưng ở khu vực Dương Châu, Trung Quốc giữa thời nhà Thanh có một nhóm các nhà thư họa tự xưng danh là Dương Châu Bát Quái; họ còn có một tên gọi khác là Dương Châu Họa Phái. Tự xưng là “quái nhân”, vậy họ “quái” ở điểm nào? Chúng ta hãy cùng khảo cứu.

Bát quái Dương Châu tụ họp

Lịch sử thư họa của Trung Quốc có ghi chép không được đồng nhất về số người trong Dương Châu Bát Quái, nhưng ít nhất có 8 vị đã được công nhận, gồm: Trịnh Nhiếp, Cao Tường, Kim Nông, Lý Thiện, Hoàng Thận, Lý Phương Ưng, Uông Sĩ Thận, và La Sính. Dưới đây sẽ lần lượt điểm qua từng vị.

1. Trịnh Nhiếp – “Quái” vì sự đối ngược

“Nan đắc hồ đồ” – Hành thư của Trịnh Nhiếp

Trịnh Nhiếp (1693–1765), tự là Khắc Nhu, hiệu là Bản Kiều, người Hưng Hóa, Giang Tô, ứng cử chức Khang Hy tú tài, cử nhân năm thứ 10 Ung Chính, đỗ tiến sĩ năm đầu tiên Càn Long.

Tranh Hoa Lan của Trịnh Nhiếp

Trước và sau khi làm quan ông đều ở tại Dương Châu, lấy thư họa làm sinh kế (lấy việc vẽ và viết thư pháp làm nghề kiếm sống). Ông rất giỏi trong việc vẽ hoa lan, trúc, thạch (đá), cây tùng, hoa cúc v.v.. Trong hơn 50 năm hành nghề của ông, những bức họa về lan và trúc là xuất sắc hơn cả.  

Tranh cây trúc của Trịnh Nhiếp

Trịnh Nhiếp đưa ra lý luận về việc vẽ cây trúc đó là “Hung vô thành trúc” (trong tâm không có hình ảnh cây trúc), ý chỉ trường phái không có ý tưởng từ trước mà sẽ tùy hứng vẽ. Ông không có sự kế thừa hay học hỏi từ ai khi vẽ tranh về cây trúc, ông trực tiếp sử dụng những thủ pháp tự nhiên, giấy vẽ đón ánh ban mai và bóng trăng mà vẽ. Về khía cạnh này, ông đi ngược lại quan điểm “Hung hữu thành trúc” (trong tâm phải có hình ảnh của cây trúc, trường phái vẽ khi mọi thứ đã được định hình sẵn trong đầu) của Tô Đông Pha; khi cho rằng nếu muốn cây trúc được tự nhiên nhất thì trong tâm phải không có hình ảnh gì mà tự mình cảm nhận thiên nhiên sau đó vẽ ra cây trúc, lúc đó mới là hình ảnh đẹp nhất. 

Hai lý thuyết này dường như mâu thuẫn, nhưng bản chất lại có sự tương đồng, đồng thời nhấn mạnh mức độ kết hợp các ý tưởng với kỹ năng, kỹ xảo cao, thuần thục. Tuy nhiên phương pháp của Trịnh Nhiếp có gì đó “Như lôi đình phích lịch, thảo mộc nộ sinh” (như sấm sét đánh, như cỏ cây nổi giận), ý chỉ một sức sống mạnh mẽ tiềm tàng trong con người ông.

Chân dung Trịnh Nhiếp (Ảnh: Diglweb.zjlib)

2. Cao Tường – “Quái” vì sự đạm bạc

Cao Tường (1688-1753), tự là Phượng Cương, hiệu là Tây Đường, cũng có hiệu là Tê Đường, người Dương Châu, Giang Tô. Ông là họa gia triều đại nhà Thanh, một đời áo vải, không tham gia tranh đua chốn quan trường.

Chân dung Cao Tường (Ảnh: 8mhh)

Ông có năng khiếu về vẽ hoa và phong cảnh. Về những bức tranh về cảnh quan nhỏ như vườn cây chủ yếu là từ các phác thảo rất nho nhã, tô điểm sắc cỏ xanh biếc, tự thành một bố cục khép kín hoàn chỉnh. Ngoài việc vẽ tranh phong cảnh và hoa ông cũng có tinh thông vẽ chân dung và chạm khắc. Trong những năm tháng về già do cánh tay phải bị tàn tật mà ông phải dùng tay trái để vẽ.

Ông cùng Thạch Đào, Kim Nông và Uông Sĩ Thận là những bằng hữu của nhau. Lý Đẩu triều minh có ghi chép lại trong “Dương Châu họa phảng lục” (ghi chép lại các bức họa Dương Châu) như sau: “Sau khi Thạch Đào chết, Cao Tường hàng năm mùa xuân đều đi tảo mộ, đến chết không thôi”; có ý rằng sau cái chết của bạn mình, Cao Tường mỗi năm đều đi thăm mộ cho đến tận khi ông qua đời. Từ đây ta có thể thấy được một tình bạn rất sâu sắc giữa ông và Thạch Đào.

3. Kim Nông – “Quái” trong tài khí

Có câu mô tả cảnh sống thanh bạch của Kim Nông:

Thụ âm khấu môn tiễu bất ứng, khởi thị tầm thường chúc phạn tăng.
Kim nhật trùng lai không thủ lập, khán sơn tạc thất nhất chi đằng“.

(Bóng cây gõ cửa khẽ khàng, há sao cơm cháo đạm bạc của nhà sư.
Hôm nay làm lại tay không lập, nhìn núi ngày xưa thiếu nhánh hoa tử đằng)

Chân dung Kim Nông (1687 – 1764)

Kim Nông (1687 – 1764), tự là Thọ Môn, hiệu là Đông Tâm, người Nhân Hòa, Hàng Châu nhưng ông chủ yếu sống tại Dương Châu. Trong số Bát Quái, mặc dù ông không quá nổi tiếng như những người bạn của ông nhưng ông có sáng tác “Tây thư” khiến ông lĩnh tiến vào Bát Quái. Kim Nông không làm quan chức trong triều đình dù từng được tiến cử làm tiến sĩ trong khoa Hồng Từ, vào kinh không thi mà lại quay về. Ông là một nhà bác học đại tài. Sau 50 tuổi mới bắt đầu vẽ tranh, cuộc sống rất nghèo khó. Ông thường vẽ về hoa, chim, núi sống, người, sự vật. Những bức tranh của ông mang hình dáng khá cổ quái, với cách bài trí rất gọn ghẽ, nghiên cứu tỉ mỉ và ít có những ý tưởng mới.

“Hồng ngẫu hoa trung bạc kỹ thuyền” – Thuyền ca xướng cập bến giữa những đóa sen hồng

Kim Nông sáng tạo ra một cuốn sách theo thể chữ Lệ, gọi là “Tây thư”, mang một màu sắc riêng rất Kim Nông. Bút họa của ông khá đặc biệt, nét ngang rất to và thô, nét xổ mảnh và tinh vi, nét phẩy rất khoáng đạt tự nhiên, nét mác dày đầy đặn có độ đậm nhất định, thể chữ theo khuôn hình vuông rất cân đối, cực kỳ lạ và đẹp mắt.

4. Lý Thiện – “Quái” trong số mệnh

“Tùng thạch tử đằng đồ” – Lý Thiếp – Hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Thượng Hải

Lý Thiện (1686 – 1762), tự là Tông Dương, hiệu là Phục Đường, ngoài ra còn có hiệu là Áo Đào Nhân, người Hưng Hóa, Giang Tô. Trong năm thứ 50 Khang Hy, ông vào làm quan cho triều đình và vẽ tranh cho nước Thiệu trong vòng 53 năm. Sau đó, do không muốn bị trói buộc vào những phong cách vẽ chính thống của hoàng cung mà ông đã bị bài trừ ra khỏi cung đình. Đến năm thứ 3 Càn Long, ông được tiến cử làm tri huyện tỉnh Sơn Đông. Đến khi về già ông lui đến Dương Châu, sống cuộc đời “mai họa vi sinh” (bán tranh kiếm sống).

“Hà đường dã thú đồ “ (Sông hồ thôn quê) – Lý Thiệp

Lý Thiệp có mối quan hệ cực kì thân thiết với Trịnh Nhiếp, hai người họ cùng nhau bán tranh tại Dương Châu. Lý Thiếp từ sớm đã học vẽ tranh phong cảnh từ những người nước Thụy, sau đó mới được hoàng cung mời vào để vẽ tranh. Trong thời gian cung phụng triều đình, ông cũng đã học được rất nhiều các lối vẽ trong đó, những phương pháp vẽ tranh đạt đến mức tinh xảo bất ngờ. Do ông muốn có một lối vẽ riêng cho mình nên ông đã học hỏi nhiều nơi và đi tìm cá tính trong những bức họa. Tại Dương Châu, ông cũng lấy được nguồn cảm hứng từ bút họa của Thạch Đào, ông dùng mực đen để vẽ, phong cách cũng từ đó mà thay đổi lớn, hình thành một cách rất tự nhiên phóng đạt. Các tác phẩm của ông sau này có ảnh hưởng lớn hơn đến những bức tranh hoa và chim của triều đại nhà Thanh.

5. Hoàng Thận – “Quái” trong ngộ tính

Hoàng Thận (1686 – 1770), tự Cung Mậu, hiệu là Anh Biều hay Đông Hải Bộ Y, người Ninh Hóa, Phúc Kiến. Ông có sở trường về vẽ chân dung, xen kẽ với vẽ hoa và chim, núi sông, dáng bút có quy luật chặt chẽ, sử dụng màu đậm. Hoàng Thận được cho là một trong những họa sĩ toàn diện nhất trong “Dương Châu Bát Quái”.

Chân dung Hoàng Thận

Thời trẻ Hoàng Thận là một người rất siêng học. Vì hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên ông phải đến chùa Tiêu để sống. Có câu nói về ông như thế này: “Có sách có giấy, nhưng đêm lại không có một ngọn đèn, nên nhờ vào ánh quang huy của tượng Phật mà đọc sách vẽ tranh.” Vì ông rất giỏi vẽ tranh chân dung nên ông được phong làm thượng quan sư pháp của nhà Chu. Sau đó ông được chỉ dạy rất nhiều bởi nhà thư pháp gia triều Đường Hoài Tố, chỉ dạy về cách viết Thảo thư. Các bức họa của ông từ đó mà mang một phong cách rất mới, mới ở chỗ ông đưa Thảo thư viết lên những bức họa của mình.

Quy chu đồ – Hoàng Thận

Và điều đó càng làm cho nét bút của ông hào đãng phóng khoáng, càng phiêu đãng bay lượn. Với phương pháp Thảo thư cuồng nhiệt như vậy khi cho vào những bức họa, ông nghĩ lại về khoảng thời gian sống trong chùa, cảm thấy rất phù hợp với hình thức này. Vì thế mà ông lấy chủ đề từ các cố sự thần tiên đối ứng với lịch sử của người dân trong cuộc sống thực tại, mang đến một bầu không khí mới cho những bức tranh của triều đại nhà Thanh.

6. Lý Phương Ưng – “Quái” trong sự ngang tàng

“Mặc mai sách sách diệp” (1748) – quyển tập hoa mai của Lý Phương Ưng

Lý Phương Ưng (1695 – 1755), tự là Cầu Trọng, hiệu là Tình Giang, biệt hiệu là Thu Trì Ức Viên, người Thông Châu (nay là Nam Thông, Giang Tô). Ông là một họa sĩ nhà thi gia triều đại nhà Thanh.

Chân dung Lý Phương Ưng (Ảnh: yzqiyuan)

Vào mùa đông năm 1751, sau khi kết thúc đảm nhiệm chức Tri Huyện tại Hợp Phi, ông đến Nam Kinh và mua một khu vườn. Ông rất có khả năng về vẽ cây mận, phong lan, trúc và cúc, đặc biệt nổi bật hơn cả là vẽ cây mai. Các tác phẩm của ông thường không bị giới hạn khung hình, ngang dọc đầy đủ. Ông cũng rất thân với Kim Nông và Trịnh Nhiếp, thường lui tới Dương Châu để bán những tác phẩm hội họa của mình.

7. Uông Sĩ Thận – “Quái” trong con người

“Mặc mai” – Cây Mai. Tác giả: Uông Sĩ Thận

Uông Sĩ Thận (1686 – 1759), tự là Cận Nhân, hiệu là Sào Lâm, biệt hiệu là Khê Đông Ngoại Sử hay Văn Xuân Lão Đẳng, người An Huy nhưng sinh sống ở Dương Châu bằng nghề “mai họa vi sinh” (bán tranh kiếm sống). Uông Sĩ Thận là người thích vẽ tranh về hoa cỏ, tùy ý mà đưa bút, thanh diệu nhiều vẻ. Ông đặc biệt thích vẽ cây mai, thường xuyên ra ngoại thành Dương Châu ngắm hoa mai lấy cảm hứng. Những cây mai trong bức vẽ của ông thường có thân và cành rất lớn nhưng lại rất thanh lịch. Kim Nông có nói: “Vẽ hoa mai đạt đến trình độ mỹ thì tại Quảng Lăng có hai người, một là Uông Sào vẽ cành mai to chằng chịt, hai là Cao Tây Đường vẽ cành mai nhỏ nhắn lưa thưa”. 

Chân dung Uông Sĩ Thận (Ảnh: h5.youzan)

Ở tuổi 54, Uông Sĩ Thận bị mù một bên mắt trái, ông vẫn có thể vẽ mai, những bức họa của ông đã vượt xuất khỏi đôi mắt mù lòa kia. Khi tác phẩm của ông được các nhà họa gia trên thế giới đánh giá, họ nói rằng mặc dù tất cả các bức mai đều vẽ cành và nhánh rất to nhưng vẫn khiến cho họ cảm nhận được hương thơm; điều này thực sự rất thú vị.

8. La Sính – “Quái” trong sứ mạng

La Sính (1733 – 1799), tự là Độn Phu, hiệu là Lưỡng Phong, biệt hiệu là Hoa Chi Tự Lăng hay Kim Ngưu Sơn Nhân. Là nhà họa gia nổi tiếng triều Thanh. Ông là đệ tử của Kim Nông, không thích làm ngoan, thường ngao du sơn thủy.

Chân dung La Sính

La Sính vẽ về con người, sự vật, tượng Phật, núi sông, hoa quả, mai, lan, trúc v.v. Ngoài ra ông còn có một tập ảnh “Quỷ thú đồ”, vẽ các hình dáng xấu xí của ma quỷ, trông vô cùng ấn tượng. Thực ra, ông muốn mô tả một góc xã hội đen tối thời bấy giờ, thông qua hình dáng những con quỷ thú đội lốt người.

“Quỷ thú đồ” của La Sính (Ảnh: Blog.sina)

Sau cái chết của Kim Nông, La Sính thu thập tất cả các bản thảo của ông và khắc lại một bản trên sứ, để tác phẩm của Kim Nông có thể được truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Một số những điểm chung của “Dương Châu Bát Quái”

Tám người họ đều đã từng trải qua những thăng trầm trong cuộc sống và cuối cùng đều bắt tay với con đường “mai họa vi sinh“. Mặc dù họ bán tranh là để kiếm sống nhưng họ luôn tập trung chăm chút cho từng bức tranh của họ, không ngừng đam mê theo đuổi hội họa nghệ thuật. Họ cảm nhận được sự bất công, cảm thông sâu sắc đối với những người dân nghèo, cùng với cái nhìn sắc bén và trí tuệ, từ đó đưa vào nghệ thuật một cách rất đời thực. Hầu hết sự quan tâm trong cuộc đời của “Dương Châu Bát Quái” được tích hợp vào thơ ca và thư pháp. Họ sử dụng thơ và tranh để phản ánh những đau khổ của người dân, để trút bỏ sự bất bình và trầm cảm bên trong của họ, và để thể hiện sự theo đuổi và mong muốn của họ về một lý tưởng tốt hơn. 

Tám người họ còn là những người không đi theo con đường của người đi trước, luôn tìm một hướng đi khác biệt. Tác phẩm của họ đều trái ngược với những thói quen đánh giá của mọi người, mang đến một cảm giác rất mới mẻ và lạ lùng. Mặc dù họ được thừa kế và nối tiếp truyền thống hội họa của đất nước, nhưng mỗi người lại có một quan điểm khác nhau về truyền thống kế thừa và phương pháp sáng tạo, xứng danh “bát quái”.

Theo Soundofhope.org

Uyển Vân biên dịch