Hoàng Thuyên (903 – 965), tự Yếu Thúc, người Thành Đô, Tứ Xuyên. Ông là họa sĩ trong cung đình Tây Thục, sau đó lại được vào Họa viện Bắc Tống. Ông là một nhà bác học uyên thâm, từng học qua rất nhiều thầy, trong đó có thầy dạy họa về các loài chim Điêu Quang Dận, thầy họa về tre trúc Đằng Xương Hữu, thầy họa tranh phong cảnh Lý Thăng, thầy họa về chim hạc Tiết Tắc, thầy họa về rồng Tôn Ngộ. Ông được người ta thán phục với kỹ thuật vượt qua cả thầy giáo của mình. Hoàng Thuyên có thể vận dụng các phương pháp để tạo nên cái riêng của mình, chưa ai từng có, khiến ông trở thành một bậc thầy hoa điểu.

Ngũ Đại là một niên đại thay đổi chính quyền thường xuyên, nhưng lại là một thời kỳ vàng son cho sự phát triển hội họa của Trung Quốc. Nhưng thứ bất luận như hoa hay điểu, Từ Hy và Hoàng Thuyên của vùng đất Giang Nam chính là người khai sáng cho vùng đất hội họa, có những ảnh hưởng lớn đến các thời kỳ sau này.

Câu nói “Hoàng gia phú quý, Từ Hy dã dật” đã trở nên quen thuộc với các họa gia , là sự tóm tắt ngắn gọn của đặc điểm hai phong cách vẽ tranh của hai nhà họa gia: Từ Hy của Giang Nam chuộng vẽ thủy điểu (cò, vịt trời) và hoa bồi bãi; Hoàng Thuyên chuộng vẽ các loài chim cung uyển quý hiếm.

Chúng ta hãy bắt đầu thưởng thức một chút về tranh hoa điểu kiệt xuất của nhà họa gia Hoàng Thuyên, với một kiệt tác của ông là “Tả sinh trân cầm đồ“.

Tả sinh trân cầm đồ – Hoàng Thuyên, Tranh lụa 41.5 x 70.8cm, Viện bảo tàng cố cung Bắc Kinh. (Ảnh: zh.wikipedia)

Đôi nét về họa gia Hoàng Thuyên

Hoàng Thuyên (903 – 965), tự Yếu Thúc, người Thành Đô, Tứ Xuyên. Ông là họa sĩ trong cung đình Tây Thục, sau đó lại được vào Họa viện Bắc Tống. Ông là một nhà bác học uyên thâm, từng học qua rất nhiều thầy, trong đó có thầy họa về chim điểu Điêu Quang Dận, thầy họa về cây trúc Đằng Xương Hữu, thầy họa tranh phong cảnh Lý Thăng, thầy họa về chim hạc Tiết Tắc, thầy họa về rồng Tôn Ngộ. Ông được người ta thán phục với kỹ thuật vượt qua cả thầy giáo của mình. Hoàng Thuyên có thể vận dụng các phương pháp để tạo nên cái riêng của mình, chưa ai từng có, khiến ông trở thành một bậc thầy vẽ hoa điểu.

Chân dung Hoàng Thuyên

Trong “Mộng khê bút ký” của Trầm Quát có nói: “Hoàng Thuyên vẽ hoa, hay ở phú sắc, dùng bút tinh tế, gần như không thấy vết mực, lấy ngũ sắc mà thành, vì thế mà viết sinh“. Trầm thị gọi cái “viết sinh” ở đây là chỉ hoa điểu của Hoàng Thuyên vẽ có hình dáng chính xác với đời thực, phác họa tinh tế, màu sắc rõ nét, cơ hồ không thấy bút tích, tựa như bức tranh nhuộm màu ánh sáng.

Tuyên hòa họa phổ” thời Bắc Tống cũng có những đánh giá cao về nghệ thuật vẽ của Hoàng Thuyên. Trong 349 tác phẩm của ông, “Tả sinh trân cầm đồ” được coi là tác phẩm quý giá nhất được lưu truyền đến tận ngày nay.

Bức họa “Tả sinh trân cầm đồ”

Trong bức họa “Tả sinh trân cầm đồ” có chứa hơn 20 loại chim và côn trùng như: sơn tước, thiên ngưu, dế mèn, ve, chim trĩ, chim chìa vôi, châu chấu, chim sẻ, ong bắp cày, rùa, ong mật v.v.

Bọ xén tóc trong “Tả sinh trân cầm đồ” (Ảnh: sh.qihoo)
Con ve trong “Tả sinh trân cầm đồ” (Ảnh: sh.qihoo)

Hoàng Thuyên đã sử dụng một cây bút nhỏ để phác họa đường viền, sau đó dùng phương pháp đạm mực tầng tầng phân theo ánh sáng lớp mực, thông qua các đường viền chi tiết nhỏ xíu mà vẽ lên, mang lại một cảm giác sống động, tự nhiên, hòa vào thiên nhiên mà cũng rất thanh lịch.

Trong thời cổ đại không có máy ảnh hay máy quay chim, vì thế mà những bản thảo đạt đến mức tinh tế như vậy thể hiện được kỹ thuật vẽ hoa điểu cao siêu của cố nhân. Đến thời điểm Hoàng Thuyên bấy giờ, họa về hoa điểu của Trung Quốc đã hoàn chỉnh sau quá trình thay đổi không ngừng trong bao nhiêu năm.

(Ảnh: zhaopianguan)

Bức họa này cũng là bức họa được bảo tồn qua nhiều nơi và cũng qua tay rất nhiều người. Bức họa được nội phủ triều Tống lưu giữ, có có ấn của “Dao Huy Đường” và “Duệ Tư Đông Các”, sau đó được truyền đến tay Cổ Tự Đạo, lại thêm ba ấn “Thu Hác”, “Duyệt Sinh” và “Trường”.

Đến triều đại nhà Minh và nhà Thanh có Kinh Ngô Đình, Khương Thiệu Thư, Tiễn Ninh, Lương Thanh Tiêu, Uông Nguyên Thần là những người sưu tầm và thu giữ bảo vật trong nội phủ cung cấm, mãi đến thời Phổ Nghi Tôn mới mang ra khỏi cung. Sau đó bức họa được chuyển đến lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.

Ý tưởng đặc biệt khi vẽ

Khi thưởng thức sự tinh mỹ của “Tả sinh trân cầm đồ“, chúng ta không chỉ ngưỡng mộ sự tinh xảo chi tiết của nó, đồng thời trong tâm còn đặt ra một nghi vấn: Những thứ chim muông và côn trùng này dường như không có mối liên hệ với nhau, toàn bức họa cũng không nhìn ra phương pháp chủ đích an bài để biểu đạt ý nghĩa bức tranh của tác giả, nó dường như không giống một tác phẩm hoàn chỉnh?

Nghi ngờ này chúng ta có thể nhận được lời giải đáp từ một hàng chữ nhỏ ở phía dưới bên trái.

Ở phía dưới bên trái bức họa có viết 5 chữ “Phó tử Cư Bảo tập” (dành cho con trai Cư Bảo luyện tập). Thì ra bức họa này của Hoàng Thuyên được ông sáng tác như một cuốn sách giáo khoa tìm hiểu về chim muông động vật dành cho con trai là Hoàng Cư Bảo. Cũng chính nhờ có người cha hết lòng dạy dỗ như vậy mà Hoàng Cư Bảo sau này đã trở thành đại danh hoa gia trong thời Bắc Tống, đảm nhiệm chức vụ trong họa viện cung đình.

Do cha con Hoàng Thuyên khai sáng ra loại phong cách vẽ chi tiết tỉ mỉ này, cực kỳ phù hợp với cung đình Bắc Tống, cộng thêm việc Hoàng Thuyên là người cai quản họa viện của triều đình, mà tranh hoa điểu Bắc Tống có sức ảnh hưởng sâu sắc không chỉ thời bấy giờ mà còn mãi tận về sau.

Theo sohu.com
Ảnh trong bài: sohu.com

Uyển Vân biên dịch