Hec-quyn có thể được coi là nhân vật anh hùng tiêu biểu và nổi tiếng nhất trong thần thoại Hy Lạp. Ông trở thành hình mẫu lý tưởng của một người hùng, một chiến binh quả cảm trong mắt dân chúng cũng như các vị thần Olympus. Những câu chuyện về huyền thoại này được lưu truyền trong dân gian và trở thành nguồn cảm hứng của vô số tác phẩm nghệ thuật trong mọi lĩnh vực. Nhắc đến thần thoại Hy Lạp, người ta có thể quên tên một số vị thần khác, nhưng chắc chắn không thể không nhớ đến cái tên mang theo cả “vinh quang của thần Hera” này.

Giống như hầu hết những anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, Hec-quyn là con rơi của thần Dớt với một phụ nữ trần gian tên Alcmene, vợ của Amphytrion – tướng quân thành Thebes.

Một đêm, thần Dớt lén bế đứa bé Héc-quyn lên đỉnh Olympus và đặt nó vào lòng Hera để bú trộm sữa của bà. Khi Hera sực tỉnh giấc và đẩy đứa bé ra thì nó đã uống no sữa. Truyền thuyết kể rằng, khi đẩy đứa bé ra, những tia sữa của Hera văng tung tóe và tạo thành dải Ngân Hà.

Nhờ bú sữa của Hera mà Héc-quyn trở nên bất tử. Thần Dớt đã đặt tên chàng là Hec-quyn– có nghĩa là “vinh quang của Hera”.

Ngay từ nhỏ, Hec-quyn đã bộc lộ sức mạnh phi thường. Lớn lên, cậu được học đủ các bộ môn chiến đấu, đánh kiếm, cưỡi ngựa, bắn cung… và được đào tạo bởi Chiron – một nhân mã uyên bác – là thầy dạy của các anh hùng.

Thầy giáo của Héc-quyn “Nhân Mã Chiron”. (Ảnh: Printerest.com)

Hec-quyn vô cùng hứng thú với các môn võ nghệ, cưỡi ngựa, bắn cung. Sau đó Hec-quyn được cha đưa về nông thôn sống trong cuộc sống gian khổ để chịu đựng những gì khắc nghiệt nhất mà tôi luyện bản lĩnh và ý chí chiến đấu của Hec-quyn. Nhờ có vậy mà chàng lớn lên với thân hình tráng lực, khuôn mặt tươi sáng rắn rỏi, thể hiện như một chiến binh thực thụ.

Hec-quyn đã lập nhiều chiến công nổi tiếng như tiêu diệt con sư tử hung dữ ở Chiteron, hay giúp quân lính Thebes đánh đuổi quân địch. Vì thế, chàng được vua Thebes gả con gái cho. Hai người có con và sống hạnh phúc với nhau.

Ngay từ lúc sơ sinh, Hec-quyn đã bộc lộ sức mạnh phi thường. Thần Hera bản tính ghen tuông sẵn có, nên khi biết Hec-quyn là con riêng của chồng mình với một phụ nữ ở trần gian đã vô cùng tức giận. Bà tìm mọi cách để giết chết đứa bé mặc dù nó mới được sinh ra. Đêm đó thần Hera đã sai hai con rắn bò vào nôi của hai đứa trẻ để mổ chết Hec-quyn. Iphicles khóc thét khiến hai vợ chồng Amphitryon chạy tới. Họ nhìn thấy một cảnh tượng kì lạ: Hec-quyn đang cầm hai con rắn trên hai tay và nó đã bị chết. Điều đó một lần nữa minh chứng cho sức mạnh phi thường và khả năng phi phàm của Hec-quyn ngay khi còn là một đứa trẻ sơ sinh. Sức mạnh ấy được thừa hưởng từ dòng máu của một vị thần vĩ đại.

Dù mới chỉ là đứa bé, Hec-quyn đã bóp chết hai con rắn một cách dễ dàng. (Ảnh : Printerest.com)

Sự trắc trở và bi kịch cuộc đời đến từ lòng thù hận

Người vợ đầu tiên của Hec-quyn là công chúa Megara (con gái của vua Creon, chúa thành Thebes). Họ sống với nhau rất hạnh phúc và có với nhau ba cậu con trai kháu khỉnh. Nhưng thần Hera vẫn ôm trong lòng sự thù hận nên đã nguyền cho Hec-quyn hóa điên, khiến chàng ra tay giết chết vợ và con của mình. Vì bị trúng lời nguyền của thần Hera, chàng đã ra tay sát hại vợ con mình, sau khi tỉnh lại sự việc quá muộn, chàng trong đau đớn tột cùng đã tìm đến cầu khấn thần Apollo với mong mỏi xin được chuộc lại những tội lỗi của mình. Thần Apollo phán rằng Hec-quyn phải đến làm nô lệ cho vua Eurystheus xứ Tyrins trong 12 năm và thực hiện đủ 12 kỳ công để chuộc lại lỗi lầm. Vì vậy, Hec-Quyn đành nộp mình nô dịch cho Eurystheus.

Chiến công thứ I: Giết chết Sư tử Nemea.

Hec-quyn giết con sư tử Nemea”. (Ảnh: Furniture.digitalassetmanagement.site)

Trong kỳ công đầu tiên, Hec-quyn được yêu cầu phải giết con sư tử Nemea. Thật không dễ dàng với một con sư tử có nguồn gốc siêu nhiên, và nó giống một con quái vật hơn là một con sư tử bình thường. Da của nó không thể bị xuyên thủng bởi những ngọn giáo hay những mũi tên thông thường. Hec-quyn đã chặn các lối ra vào hang sư tử, từng bước tiến đến gần, mặt đối mặt, và bóp chết nó bằng đôi cánh tay của mình. Sau đó chàng dùng luôn bộ móng vuốt sắc nhọn, cứng của sư tử để lột da nó, dùng làm áo choàng và lấy đầu của nó để làm một chiếc mũ bảo vệ.

Chiến công thứ II: Giết chết quái vật Hydra nhiều đầu:

“Héc-quyn và cháu trai Lolaus giết con Hydra 12 đầu”. Francisco de Zurbarán (Spanish, 1598-1664). (Ảnh: Printerest.es)

Lolaus, người đã đưa Hec-quyn đến Lerna bằng xe ngựa, đầy lo lắng khi thấy chú của mình vướng vào những cái đầu của con Hydra. Chắc rằng Hec-quyn không thể chịu đựng thêm được nữa, đáp lại những tiếng thét của chú mình, Iolaus vội chụp lấy cây đuốc, châm lên rồi lao vào cuộc chiến. Giờ đây, khi Hec-quyn vừa chặt đứt một cái đầu của con Hydra, thì lập tức Iolaus có mặt và đốt cháy nơi cổ vừa đứt khiến cho những cái đầu không thể mọc lại được. Hec-quyn chặt từng cái đầu một trong khi Iolaus đốt cháy những nơi vừa bị chặt. Cuối cùng Hec-quyn chặt đứt cái đầu ở chính giữa được cho là bất tử và chôn sâu xuống đất phía dưới tảng đá hình đầu chó như lời truyền thuyết và dằn một tảng đá lên trên. Sau đó Hec-quyn nhúng đầu những mũi tên của chàng vào dòng máu độc của con rắn. Nếu những mũi tên của chàng bắn trúng ai thì kẻ đó sẽ chết ngay lập tức.

Chiến công thứ III: Bắt sống con nai ở Cerynaea.

“Bắt sống con nai ở Cerynaea” (Ảnh: Mitographos.blogspot.com)

Kỳ công thứ ba của Héc-quyn là đi bắt con nai ở núi Cerynaea, đó là một con nai cái. Con vật chạy nhanh này có đôi gạc bằng vàng, và là vật sở hữu của Artemis, nữ thần săn bắn, vì thế Hec-quyn  không dám làm nó bị thương. Chàng săn tìm nó trọn một năm trời trước khi đuổi được nó chạy xuống bên bờ của sông Ladon ở Arcadia. Nhắm kỹ mục tiêu, Hec-quyn phóng phi tiêu ngay giữa gân và xương hai chân trước con vật, làm cho nó gục xuống và chảy rất nhiều máu. Thần Artemis không hài lòng về việc này, nhưng Hec-quyn đã khéo léo chuyển cơn phẫn nộ của thần bằng cách đổ trách nhiệm sang người ra lệnh cho chàng là Eurystheus. Sau đó Hec-quyn xin được một cây gậy 7 màu.

Chiến công thứ IV: Bắt con heo rừng ở núi Erymanthus

“Hercules đuổi bắt heo rừng”. Họa sĩ: Jun Pierre Shiozawa.

Nhiệm vụ thứ tư này đưa Hec-quyn về lại Arcadia trong cuộc truy lùng con heo rừng khổng lồ và tàn ác, mà chàng được yêu cầu phải bắt sống nó. Trong khi đang theo dấu con vật, chàng dừng chân ghé thăm nhân mã Pholus. Con nhân mã trong khi đang xem một trong những mũi tên của Hercules thì tình cờ làm rơi trúng chân mình. Do mũi tên đã được tẩm nọc độc của con rắn Hydra nên làm cho Pholus chết ngay lập tức. Hec-quyn cuối cùng cũng xác định được vị trí con heo rừng trên đỉnh Erymanthus và tìm được cách lùa nó vào trong một bãi tuyết, tóm chặt nó. Vác con heo rừng lên vai, Hec-quyn mang nó về cho Eurysheus, làm hắn sợ hãi nép mình sau cánh cửa kho chỉ hé mở. Và chiến lợi phẩm của chàng là 1 cây chùy được làm bằng sấm chớp.

Chiến công thứ V: Dọn sạch chuồng ngựa của Augeas

Erystheus rất hài lòng với chính mình khi mơ tưởng rằng nhiệm vụ thứ năm sẽ có thể làm bẽ mặt người em họ anh hùng của mình: đó là giao cho Hec-quyn đi dọn chuồng ngựa của vua Augeas. Vua Augeas có một đàn ngựa đông đến nỗi lượng phân chúng thải ra qua bao năm đã kết thành một lớp dày đặc bao phủ toàn bộ Peloponnesus.

Hec-quyn dùng nước sông rửa chuồng bò. (Ảnh minh họa)

Hec-quyn đã rửa sạch các chuồng ngựa của vị vua Augeas chỉ trong một ngày bằng trí thông minh rất tuyệt vời. Chàng làm thay đổi dòng chảy của hai con sông chảy qua chuồng ngựa, và công việc được hoàn tất mà không làm bẩn tay chàng. Hoàn thành nhiệm vụ thứ năm, thần Apollo trao cho Hec-quyn một con dao găm được làm bằng dung nham.

Chiến công thứ VI: Diệt đàn chim và con ác điểu Stymphalus

Đầm lầy gần hồ Stymphalus xứ Arcadia có một bầy chim rất hung dữ. Chúng thường xuyên ăn thịt người và giết họ bằng những chiếc lông vũ bằng đồng. Không thể đi qua đầm lầy, Hec-quyn phải sử dụng những nhạc cụ của thần Athena, gây ra tiếng ốn khiến đàn chim nhốn nháo. Khi chúng bay ra khỏi tổ, Chàng chỉ việc dùng cung tên và bắn hạ từng con. Khi cả đàn đã bị tiêu diệt, một con ác điểu khổng lồ với 26 đầu 4 tay và 3 cánh tên là Stymphalius xuất hiện. Hec-quyn đánh chết con ác điểu và đoạt được một ngọn giáo bằng băng.

Hec-quyn diệt đàn ác điểu (Tranh minh họa)

Khi cả đàn đã bị tiêu diệt, một con ác điểu khổng lồ với 26 đầu 4 tay và 3 cánh tên là Stymphalius xuất hiện. Hec-quyn đánh chết con ác điểu và đoạt được một ngọn giáo băng.

“Giết ác điểu Stymphalius”. Albrecht Durer. Sơn dầu. KT: 87x 110 cm. (Ảnh: Printerest.com)

Chiến công thứ VII. Bắt sống con bò mộng đảo Crete

“Bắt con bò mộng ở đảo Grete”. van Harlem Harlem 1562-1638. Chất liệu: Sơn dầu. (Ảnh: Airjordan11.com)

Con bò này do thần Poseidon sai đến. Được sự đồng ý của vua Minos, Hec-quyn được giao nhiệm vụ khuất phục con bò và đưa nó về Athens. Nhưng nó rất dữ, phải dùng cây giáo của con ác điểu Stymphalus để dọa con bò, vì quá sợ hãi nên con bò ngoan ngoãn đi theo Hec-quyn.

Chiến công thứ VIII: Thuần hóa đàn ngựa cái của Diomedes

Trong thần thoại Hy Lạp, đàn ngựa cái của Diomedes xuất hiện trong chiến công thứ 8 của người anh hùng Héc-quyn. Theo truyền thuyết, những con ngựa này sẽ ăn thịt các vị khách lữ hành khi họ phạm sai lầm không chịu đón nhận lòng hiếu khách của Diomedes, vua trị vì xứ Thracia. Ngoài việc là biểu tượng trong thần thoại Hy Lạp, đàn ngựa trên còn được cho là tổ tiên của Bucephalus, chiến mã của Alexander Đại đế. Héc-quyn đã dẹp yên đám ngựa hung bạo này khi cho chúng ăn thịt chính chủ của chúng. Khi ăn được nửa chừng, đàn ngựa phát hiện đây là chủ của mình và đuổi theo Héc-quyn. Héc-quyn sớm gom chúng lại và lùa chúng lên tàu cho Tiryns. Sau khi đưa chúng về trình diện Eurystheus, Héc-quyn thả chúng đi. Cuối cùng bầy ngựa cũng bị con gái của ác điểu Stymphalus ăn thịt trong 1 lần đi lạc.

“Héc-quyn cho đàn ngựa hung bạo ăn thịt chính chủ của chúng”. (Ảnh: Br.printerest.com)

Chiến công thứ IX: Lấy chiếc đai lưng của nữ hoàng Hippolyte

Hec-quyn đã chiêu mộ thêm một số vị anh hùng trong chuyến đi này, một trong số họ là Theseus – người anh hùng của xứ Atikes. Ngoài sự mong đợi của họ, nữ hoàng Hippolyte rất sẵn lòng trao cho Hec-quyn chiếc thắt lưng của mình. Nhưng Hera không để cho chàng hoàn thành sứ mệnh một cách dễ dàng. Thần đã kích động người Amazons với tin đồn rằng người Hy Lạp đã bắt giữ nữ hoàng của họ. Một trận chiến lớn đã xảy ra. Hec-quyn đã lấy được chiếc đai lưng, và Theseus thì bắt cóc công chúa Antiope của họ.

“Trận chiến của Hec-quyn với người Amazon”

Chiến công thứ X: Bắt đàn vịt của Geryon

Geryon 3 đầu, chủ của đàn vịt . (Tranh minh họa)

Nhiệm vụ này khá khó khăn vì Geryon, chủ của đàn vịt nổi tiếng về ăn thịt mà Hec-quyn được lệnh đánh bắt, có tới ba đầu và ba cái ngực. Và con chó săn của hắn, Orthrus, thì có hai đầu, được giao nhiệm vụ canh giữ đàn vịt. Kỳ công này diễn ra ở một nơi nào đó trên vùng đất Goteriot (bây giờ là nước Tây Ban Nha). Con chó săn Orthrus xông vào Hec-quyn khi chàng đang bắt đàn vịt, và vị anh hùng đã giết nó chỉ với một đòn bằng cây chùy màu hồng mà chàng nhận được từ con heo rừng. Geryon xin được tha và xin đi theo, Hec-quyn đồng ý, Héc-quyn nhốt đàn vịt vào một cái xe bằng gỗ mục. Trên đường Hec-quyn đi đến Hy Lạp và chàng đã lạc đường sang tận nước Ý nhưng Geryon chỉ đường cho chàng. Khi sắp đến cổng thành Hy Lạp thì Geryon ói máu chết gục tại chỗ.

Chiến công thứ XI: Đoạt những quả táo vàng của hai chị em Hespirides

Ở nhiệm vụ này, Hec-quyn liên tục phải chiến đấu và vượt qua thử thách trên con đường đi tìm vườn táo vàng. Đây là một nhiệm vụ vất vả.

Chàng gặp thần Antaeus, con trai của Poseidon và Gaia. Phải phân định thắng bại qua màn đấu vật. Hec-quyn đã chiến thắng khi nhấc bổng thần Antaeus và xiết chặt vị thần đó trên tay không cho chân tiếp xuống đất mẹ. Hai chàng thoát chết khi đi ngang Aigyptos (Ai Cập ngày nay). Vượt qua rất nhiều nguy hiểm, và ở thử thách cuối cùng của chặng đường này, Hec-quyn đã thể hiện trí thông minh của khi  thoát khỏi âm mưu của thần Atlas mà vẫn có được những quả tào vàng.

“Những quả táo vàng của các nàng Hesperides” Họa sĩ : Frederic Leighton. (Ảnh: Printerest.com)

Chiến công cuối cùng của Hec-quyn: Bắt con chó Cerberus

“Hec-quyn bắt Cerberus”. Peter Paul Rubens, 1636. (Ảnh: Hilosdelatradicion.blogspot.com)

Đây là nhiệm vụ cuối cùng của Hec-quyn. Chàng được lệnh đi bắt Cerberus, con chó canh cổng địa phủ ở Địa ngục Diêm cung, với điều kiện oái oăm do Hera mớm lời cho Eurystheus: “Hãy yêu cầu hắn ta xuống địa ngục mà không đem theo bất cứ một thứ vũ khí nào!” Trở ngại đầu tiên khi muốn xuống địa phủ là phải vượt qua con sông Styx. Charon là chủ con thuyền sẽ đưa những linh hồn người chết qua sông. Có hai điều kiện mà Charon đưa ra: một là phải dùng đồng tiền hình con dê để trả, hai là người đó phải đã chết. Hec-quyn không đáp ứng được điều kiện nào, làm vấn đề có thể thêm trầm trọng với bản tính cáu kỉnh của Charon. Nhưng Hec-quyn chỉ cần vỗ tay là đủ để Charon ngoan ngoãn đưa chàng vượt sông Styx.

Thử thách lớn hơn chính là con Cerberus, với hàm răng sắc nhọn, ba cái đầu, một con rắn độc ở đằng đuôi. Tất cả nhằm vào Hec-quyn khi con Cerberus bất thình lình lao tới chụp vào cổ chàng. May thay, Hec-quyn khoác tấm da con sư tử chàng đã giết trước đây nên không gì có thể xuyên thủng được ngoại trừ sấm sét của thần Dớt. Hec-quyn cuối cùng cũng quy phục được con Cerberus và lôi nó tới Tiryns, nơi chàng được tự do sau nhiệm vụ cuối cùng này. Sau khi tên Eurystheus hoảng sợ năn nỉ chàng đem con chó trở về Địa ngục, Hec-quyn thả con Cerberus trở về. Con chó khiếp sợ nhưng cũng rất căm giận nên đã tự vẫn.

Nhắc đến thần thoại Hy Lạp Héc-quyn có thể được coi là nhân vật anh hùng tiêu biểu và nổi tiếng nhất trong thần thoại Hy Lạp. Ông đã trở thành hình mẫu lý tưởng của một người hùng, một chiến binh bất bại trong mắt dân chúng cũng như các vị thần Olympus. Những câu chuyện về huyền thoại này được lưu truyền trong dân gian và trở thành nguồn cảm hứng của vô số tác phẩm nghệ thuật trong mọi lĩnh vực.

“Cảnh Héc-quyn trở thành Thần trên Olympus”. Noël Coypel. Chất liệu: Sơn dầu. (Ảnh: Fr.wikipedia.org)

Lời bàn: Các truyền thuyết hay thần thoại, dù là có nguồn gốc từ Đông phương hay Tây phương, đều mang màu sắc rất huyền bí, hơn nữa còn có những ngụ ý vô cùng sâu sắc đằng sau mỗi câu chuyện, mà người đọc không dễ dàng nhận ra. Trên bề mặt thường là các chiến công oanh liệt gây cảm hứng mãnh liệt, nhưng phía sau đó không phải chỉ là đơn giản như vậy. Chúng tôi khi đào sâu hơn và nhìn rộng hơn vào loại hình nghệ thuật cổ truyền này bỗng nhận ra những nét tương đồng thú vị giữa các truyền thuyết phương Đông và phương Tây:

Chúng ta hẳn ai cũng biết, trước khi trở thành Phật, thầy trò Đường Tăng đã phải trải qua bao gian khó, vượt qua tất cả là tám mươi mốt nạn trên đường đi Tây thiên thỉnh kinh. Héc-quyn trên con đường trở thành một vị Thần vĩ đại cũng phải trải qua mười hai chiến công, cũng tương đương với mười hai lần găp nạn, vì đối thủ của ông đều là những quái vật cực kỳ ghê gớm. Điểm chung thứ hai là, dù cho những con quái vật đối đầu với Hec-quyn có hung tợn và có bản lĩnh đến đâu thì kết cục cuối cùng của chúng cũng là bị tiêu diệt; kẻ ác dù có năng lực gì thì cuối cùng đều phải bị kết thúc. Điểm chung thứ ba là, các nhân vật chính bao giờ cũng là con của Thần, hoặc có Thần lực dũng mãnh từ khi mới sinh ra. Thần lực của họ càng ngày càng lớn sau mỗi lần vượt qua khó nạn và hoàn toàn không phải là sức mạnh của người thường. Điểm chung thứ tư là, trước khi phải trải qua con đường gian khổ đến thế họ đều đã phạm những tội nghiêm trọng nào đó; Héc-quyn phạm tội giết vợ con; Tôn Ngộ Không phạm tôi bất kính với Trời, đại náo Thiên cung, Trư Bát Giới phạm tội trêu ghẹo Hằng Nga… Như vậy, thú vị rằng bề ngoài của các truyền thuyết Đông, Tây là khác nhau đến vậy, nhưng càng đi sâu vào bên trong dường như chúng đều muốn nói đến những điều tương tự.

Chúng tôi muốn đi xa thêm một bước nữa, gắng tìm hiểu xem điều tương tự này rốt cuộc muốn nói lên điều gì. Và, thật may mắn chúng tôi cũng nhìn ra mục đích cuối cùng của các truyền thuyết, đó là để lại cho con người lời nhắn nhủ của Thần Phật, rằng: con người vốn do Thần Phật sinh ra, vốn đã mang trong mình sức mạnh của Thần, nhưng do phạm tội và biến chất nên đã bị đày ải xuống nơi trần gian này. Thần Phật mong muốn con người có thể trở về nơi Thiên giới, nên đã từ bi an bài cho con người một con đường tu luyện bản thân; chính là khi đi trên con đường này thì con người cần phải vượt qua các thử thách và ma nạn để trừ bỏ hết các tội lỗi mà mình đã gây ra, đồng thời diệt trừ hết cái ác để quy thiện, mới có thể được giải phóng khỏi kiếp luân hồi và được Thần Phật phù hộ để quay trở về quê hương thực sự của mình. Và đó mới là mục đích chân chính của sinh mệnh con người mà Thần Phật muốn nhắn nhủ. Nhân loại sống trong mê không dễ nhận ra điều ấy, do đó Thần Phật mới lưu lại cho con người những Thần tích, thần thoại và truyền thuyết, để con người có thể dựa vào đó mà ngộ ra đạo lý, từ đó lựa chọn cho mình con đường đúng đắn.

Thiện Lương (T/H)