Nhiếp ảnh gia Lennart Nilsson đã dành 10 năm cuộc đời để chụp ảnh sự phát triển của phôi thai con người, từ lúc thụ thai đến khi sinh ra. Một cuộc đời con người, hóa ra, được mở màn thật ấn tượng…

Em mới có 22 ngày tuổi, chỗ màu xám là nơi bộ não em sau này sẽ làm nên nhiều thứ…và 56 ngày tuổi

Thế giới đã nghe nói về Lennart Nilsson vào năm 1965, khi tạp chí Life đăng 16 bức ảnh về phôi thai người của ông. Những bức ảnh này ngay lập tức được các tạp chí như Paris Match, Stern, The Sunday Times và các phương tiện truyền thông khác đăng lại.

Em vén màn lên để lắng nghe sự sống bên ngoài cõi nhân gian…Lúc này em đã 18 tuần tuổi trong bụng mẹ và em bắt đầu nghe được. Cùng nhiếp ảnh gia

Kính hiển vi và máy ảnh là niềm đam mê của Nilsson từ khi còn nhỏ, theo thời gian, nó đã phát triển thành tham vọng cho thế giới thấy vẻ đẹp của cơ thể con người ở mức độ vi mô. Ông đã chụp thành công những bức ảnh đầu tiên về bào thai trong năm 1957.

Nilsson có thể chụp những bức ảnh chính xác nhất với một ống soi bàng quang – một dụng cụ y tế dùng để nhìn vào bên trong bàng quang. Ông gắn một camera với một cái đèn nhỏ cho ống này, và đã chụp được hàng nghìn bức ảnh miêu tả cuộc sống trong bụng mẹ.

Nilsson đã chụp được một vài thứ đáng ngạc nhiên: lần đầu tiên, mọi người có thể nhìn được sự thụ tinh và những giai đoạn phát triển đầu tiên của cuộc sống con người.

Tinh trùng xâm nhập vào ống dẫn trứng để tới trứng. Nhìn thì như những bông len tím đỏ…Hai thứ này sẽ giúp em xuống cõi người với một thân người…

Trứng trông giống như một tinh cầu…

Tinh trùng đến gần trứng. Đây là cách thức “hợp pháp” để em xuống cõi nhân gian…

Một trong số 200 triệu tinh trùng của người cha thâm nhập vào màng của trứng. Cuộc cạnh tranh thật kỷ lục. Trong 200 triệu chỉ có 1 là giành chiến thắng…Thế là em sẽ có một thân thể người rồi…

Từ phía tinh trùng. Cái đầu chứa tất cả các thông tin di truyền.

Một tuần sau, phôi thai di chuyển vào tử cung qua ống dẫn trứng

Sau một tuần nữa, phôi thai bám vào thành tử cung.

Phôi phát triển được 22 ngày. Khu vực màu xám sẽ trở thành bộ não của em sau này, qua đó em sẽ sáng tạo ra nhiều thứ…

Ngày phát triển thứ 18, quả tim màu đỏ trông thật ấn tượng của em bắt đầu đập.

28 ngày sau khi thụ thai, trông em chưa được đẹp lắm mà giống một con nòng nọc vậy…

Sau 5 tuần, phôi thai dài 9 mm; đã có thể nhìn thấy khuôn mặt đang hình thành của em với các khe hở cho miệng, mũi và mắt.

Phôi thai 40 ngày. Các tế bào ngoài của phôi gắn vào bề mặt lỏng lẻo của nội mạc tử cung để tạo thành nhau thai. Em đã có một nguồn dinh dưỡng dồi dào…

Phát triển được 8 tuần. Em bay lơ lửng trong quả cầu trong suốt của em…Hạ thế nhập thân vào cõi người quả cũng không dễ dàng gì…

Được 10 tuần. Mí mắt đã hé mở. Trong vòng vài ngày mí mắt sẽ hình thành đầy đủ.

10 tuần tuổi, em đã sử dụng tay để “tìm hiểu” môi trường. Tuy nhiên, em đã biết em là ai và tới nơi đây để làm gì…

Được 16 tuần, thân thể em trong suốt như pha lê

Các mạch máu có thể nhìn thấy qua da.

Được 18 tuần. Lúc này em có thể nghe được tiếng đời xôn xao huyên náo bên ngoài bụng mẹ…Cõi người quả là nhiều điều rắc rối phức tạp, thắng thua tranh giành…

Được 19 tuần. Móng tay em đã hơi dài. Em chưa ra nên mẹ em chưa cắt được…

20 tuần. Em lúc này “cao” 20 cm, nhưng vì em chưa đứng được, nên người ta gọi là “dài”. Tóc em như những sợi tơ mỏng bắt đầu xuất hiện lún phún trên đầu.

24 tuần, cái khoang của em đã bắt đầu hơi chật chội rồi….

6 tháng. Lúc này, mẹ đã được thưởng thức khá nhiều cú đạp, xoay ngoạn mục của em….Ở đây quá chật mà em lại hiếu động. Mẹ gắng thông cảm…

Được 36 tuần. Giờ thì quá chật rồi mẹ ơi. Trong vòng một tháng nữa, em sẽ phải ra thôi…

Một tháng sau. Phù phù. Cả mẹ và em thở phào nhẹ nhõm. Mẹ nói: “Chào mừng em đã xuống cõi nhân gian, thiên thần nhỏ bé”…. Em đáp lời mẹ lịch sự: “Con chào mẹ…Cõi người quá sôi động ồn ào mẹ nhỉ?”

Cuốn sách “Sinh nở” của Nilsson được xuất bản năm 1965. Nó đã nhanh chóng bán hết trong vài ngày và đã được tái bản nhiều lần, trở thành một trong những cuốn sách ảnh nổi tiếng nhất trên thế giới.

Hiện giờ, Lennart Nilson đã 91 tuổi, nhưng ông vẫn luôn dành niềm say mê trọn vẹn cho nhiếp ảnh.

Xuân Hà – Hà Phương Linh 

Xem thêm: