Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều  ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ý dành cho nhân loại…

Tiếp theo phần 1

Mỹ thuật Hy Lạp cổ đại: hình tượng thần thánh và con người siêu phàm, được thể hiện hài hòa, tỷ lệ đẹp, khả năng diễn đạt hình khối và tỷ lệ đạt đến độ hoàn chỉnh tuyệt hảo.

Thế giới cổ đại, là một khái niệm phức tạp, theo tiếng la-tinh “Anticơ” nghĩa là (cổ xưa) được các nhà nhân văn Italia thời phục hưng gọi cho nền văn hóa Hy lạp. Đến khi người ta phát hiện ra có những nền văn minh của phương Đông cổ đại cổ xưa hơn cả văn minh Hy lạp, thậm chí cả hàng triệu năm, thì khái niệm thuật ngữ cổ đại chỉ mang ý nghĩa tương đối.

Một phần liên quan khác của thế giới cổ đại là các bộ lạc ở châu Âu, châu Á và châu Phi có giao hữu lâu đời với người Hy Lạp-La Mã về kinh tế và văn hóa. Lịch sử mỹ thuật của thế giới cổ đại chủ yếu được xây dựng trên nguồn tài liệu của các công trình khảo cổ.

Đối tượng là hình tượng các thần thánh và con người siêu phàm, được thể hiện hài hòa, tỷ lệ đẹp, khả năng diễn đạt hình khối và tỷ lệ đạt đến độ hoàn chỉnh tuyệt hảo khó tin. Vậy nên người ta vẫn tự hỏi trong số đó có bao nhiêu là từ nền văn minh trước đây của nhân loại?

Tới thế kỷ V-IV TCN, nghệ thuật tạo hình đạt tới trình độ phát triển nhất. Những công trình sáng tạo gắn liền với tên tuổi các nghệ sĩ tài ba như Polignos, Miron, Phidias, họ đã thể hiện tác phẩm sinh động và có tính tư tưởng sâu sắc. Thậm chí, các bức tượng  Thần Athéna và Marchiatte của Miron còn diễn tả tinh tế nội tâm của nhân vật.

Phù điêu và trang trí mỹ nghệ, trong bố cục có cái đẹp của nhịp điệu. Các nghệ sĩ thường là kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia và mỗi người có phong cách riêng, có những phong cách đến ngày nay vẫn còn sử dụng.

Người Gaul chết gục – tượng cổ Hy Lạp năm 230 trước Công Nguyên. (Ảnh: pixabay.com)

 

Chiến binh bại trận (Ảnh: pixabay.com)
Thần trời Zeus – tượng đồng Hy Lạp năm 460 trước Công Nguyên. (Ảnh: pixabay.com)
Người ném đĩa sắt – tượng khắc Nyron – Hy Lạp cổ đại sơ kỹ cổ điển, đã trở thành biểu tượng Olympic (Ảnh: pixabay.com)

Đối với các công trình kiến trúc, phổ biến là đền thờ, lăng mộ và hí trường như : Đền Pác-tê-nông do kiến trúc sư Ít –tê-nốt cùng nhà điêu khắc Phi-đi-át khởi công từ năm 447 đến 432 /TCN. Lăng vua Mausolus, thành phố Halicarnassus, thủ đô xứ Caria là một công trình lớn, đẹp được người thời cổ xếp vào bảy kỳ quan thế giới.

Đền Parthenon – một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại (Ảnh: pixabay.com)

Lăng mộ vua Mausolus của Caria thuộc khu vực Tiểu Á, được nữ hoàng Artemisia II xây dựng cho chồng, từ năm 353 TCN đến 351 TCN, nhờ có 1200 lao động, làm việc miệt mài trong thời gian là 17 năm.

Chính từ ngôi mộ vua Mausolus đã là nguồn gốc của từ mausoleum (lăng mộ).

Lăng mộ vua Mausolus (Ảnh: pixabay.com)
Tàn tích của lăng mộ vua Mausolus (Ảnh: pixabay.com)

Thời cuối Hy lạp người Hy Lạp đã tiếp thu kết quả của sự tìm tòi ở những thế kỷ trước và đem tài năng mình phổ biến qua La mã. Những tranh tường, tranh ghép mảnh tìm được ở Pom-pêi là những di tích vô cùng quí giá.

Đồ gốm là những chum, lọ, bình, chậu, đĩa do các họa sĩ danh tiếng vẽ với trí sáng tạo không giảm sút, cũng như thợ sứ Giang Tây (Trung Quốc) đã nâng những loại đồ dùng thường bằng sành nafy thành những tác phẩm mỹ thuật có giá trị.

Đáng tiếc ngày nay chỉ còn là một cảnh hoang tàn. Hí trường Hy lạp cũng được xây dựng vào thế kỷ IV/ TCN , phần nhiều các hí trường bị hủy hoại, riêng hí trường Ê-pi-đô-rơ do nhà kiến trúc kiêm điêu khắc Pô-ly-cơ-le-tơ xây dựng, nay còn tương đối tốt .

Khi Alexandros đại đế mất, đế quốc Hy lạp suy yếu không chống nổi với đế quốc La mã đang lên. Thắng Hy lạp về quân sự, nhưng người La mã vẫn xem người Hy lạp là thầy về mặt văn hóa, nghệ thuật.

Tượng chân dung Alexandros Đại Đế được lưu tại bảo tàng khảo cổ học Istanbul (Ảnh: pixabay.com)

Dĩ vãng rực rỡ của thời cổ điển Hy lạp được nghệ sĩ Hy lạp qua làm việc cho La mã kết hợp với vốn cũ  của đất Ý, góp phần vào việc phát triển nền mỹ thuật La mã.

Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại dẫn hướng cho nghệ thuật toàn thế giới sau này…

Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc. Ở phương Tây, nghệ thuật của Đế chế La Mã chủ yếu bắt nguồn từ hình mẫu của nghệ thuật Hy Lạp.

Ở phương Đông, công cuộc chinh phục của Alexander Đại đế bắt đầu nhiều thế kỷ giao lưu trao đổi lẫn nhau giữa các nền văn hóa Hy Lạp, Trung Á và Ấn Độ, kết quả là ở nghệ thuật Hy Lạp -Phật giáo, với ảnh hưởng xa đến Nhật Bản.

Acropolis Athens (Ảnh: pixabay.com)

Sau thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu, thẩm mỹ nhân văn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cao từ nghệ thuật Hy Lạp đã là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ châu Âu. Cũng vào thế kỷ 19, các truyền thống cổ điển bắt nguồn từ Hy Lạp thống trị nghệ thuật của thế giới phương Tây.

Những sản phẩm nghệ thuật đẹp nhất thời kỳ này đều dành sự tôn kính đặc biệt mà con người dành cho Thần.  

Mỹ thuật La Mã cổ đại : tiếp bước Hy Lạp cổ đại rực rỡ
Tuy ảnh hưởng của Hy lạp trong nền nghệ thuật của La mã, nhưng những sáng tạo của La mã vẫn tồn tại đến ngày nay, nhất là về kiến trúc. Sự sáng chế ra xi-măng, dùng gạch nung và vữa giúp cho các công trình kiến trúc quy mô, đồ sộ như cách thức xây vòng cung, vòm mui thuyền, nóc tròn.v.v..là những bước tiến lớn.

Quy hoạch thành phố, chính là thành tích kiến trúc lớn của La mã, mà ngày nay nhiều nước chưa thể làm được. Ngoài ra, xây cầu máng dẫn nước hết sức vĩ đại, hoặc ở thủ đô thì có khải hoàn môn, trụ đá chạm để kỷ niệm sự kiện quan trọng của lịch sử như khải hoàn môn Công-stăng-tanh hay trụ kỷ niệm Tơ-ra-giăng.

Khải hoàn môn Constantin nổi tiếng nhất thời La Mã cổ đại (Ảnh: pixabay.com)

Sự phổ biến tượng đẹp của Hy lạp làm ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật của La mã, tuy nhiên vì quan niệm thẩm mỹ và tính chất dân tộc khác biệt nên điêu khắc La mã thiên về phù điêu hơn là tượng tròn, giỏi về chân dung…

Hội họa La mã cũng như Hy lạp, phần nhiều là tranh tường và hình trang trí. Nhưng vinh dự của nền mỹ thuật La mã là những sáng tạo về kiến trúc và tượng chân dung, nhất là vai trò trung gian, chuyển tiếp giữa mỹ thuật thời cổ và thời Phục hưng về sau.

Lăng mộ vua Mausolus trong hình ảnh nguyên vẹn (Ảnh: pixabay.com)

Lời kết phần 2: Văn hóa Hy lạp-La mã là nền tảng văn hóa Âu châu, có ảnh hưởng rộng khắp thế giới. Mỹ thuật Hy lạp lãnh phần danh dự tiên phong truyền rộng cái đẹp hoàn hảo của hình tượng Thần.

Nước Ý sau đó lãnh nhận nhiệm vụ phục hồi tinh hoa của trí tuệ người thời cổ và phát huy nó để đưa nền mỹ thuật đến sự bừng nở thời Phục hưng, một giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử nhân loại.

Mời đón xem tiếp phần 3.

Vinh Hoa- Hà Phương Linh