Đường Dần (1470 – 1523), tự là Bá Hổ, người huyện Ngô (nay là Tô Châu). Người ta gọi ông là kỳ tài trong giới hội họa. Lúc ấy trong giới văn nhân nhã sĩ, danh tiếng của ông cũng hết sức vang dội. Ông cùng với Duẫn Minh, Văn Trưng Minh và Từ Trinh hợp xưng thành “Ngô môn tứ tài tử”. Ông cũng là một trong “tứ đại Minh gia”.

Trên bình diện tranh sơn thủy, Đường Dần có thể nói là một bậc thầy. Ông vừa học theo phong cách vẽ của hội họa Tống viện. Cũng dung nhập những đặc sắc của văn nhân thời Nguyên, đặc biệt kết hợp với đôi tay tài hoa của ông đã đưa một phương hướng mới cho tranh phong cảnh.

Tranh sơn thủy của ông được sự hướng dẫn chủ yếu của thầy Trầm Chu. Từ việc học tập Trầm Chu và chịu ảnh hưởng từ Lý Đường thời Nam Tống. Đường Dần học được bút pháp nghiêm ngặt và khí khái hùng hồn của người Tống. Đồng thời ông lại mượn kỹ xảo và kết cấu của Mã Viễn và Hạ Khuê. Tiếp tục tiếp thu những phương pháp của một số họa gia trong thời Nguyên như Lý Thành, Phạm Khoan, Quách Hy. Hơn nữa với bản thân là một họa gia thiên phú, ông phá vỡ được rào cản trong các phương pháp và dần dần tạo thành một cá tính độc đáo.

“Khê sơn ngư ẩn đồ” – Đường Dần (Ảnh: zhidao.baidu)

Người thu thập các phong cách hội họa

Những nhà phê bình hội họa cho rằng, Đường Dần thuộc phương thức “tụ hợp sở trường của mọi nhà”. Ông còn nghĩ cách kết hợp hòa hợp giữa thơ và họa, chính là đem các nét vẽ của thư pháp vào hội họa. Khiến cho thư pháp cùng với hội họa trở thành một thể thống nhất.

Hành thư của Đường Dần (Ảnh: epochtimes)

Tranh phong cảnh của Đường Dần có một điểm đặc biệt, ông sử dụng không nhiều “suân pháp” (một lối vẽ của Trung Quốc), nhưng lại có thể tạo nên kết cấu rất phong phú. “Suân pháp” rất phổ biến, thường là những đường bút to đậm, với các nét đứt vỡ. Nhưng trong tác phẩm “Khê sơn ngư ẩn đồ” những núi đá trong này rất ít những đường nét đứt vỡ, mà hầu hết là những mảng đậm nhạt để thể hiện sự gồ ghề. Qua những hình ảnh núi đá này ta có thể thấy “công phu” trong hội họa của Đường Dần.

Phần nham thạch trong “Khê sơn ngư ẩn đồ” (Ảnh: epochtimes)

Nhiều nhà phê bình cho rằng, khi vẽ ông đã cố tình để bút lông ngấm rất nhiều mực, sau khi vẽ xong một lớp sẽ để thật khô mới tiếp tục sáng tạo. Điều này sẽ làm cho những tảng đá mang nhiều độ ẩm của dòng nước phía dưới. Và cũng nhờ vậy nên chúng trông cũng rất sinh động và chân thực.

Phần núi đá và thác nước trong “Khê sơn ngư ẩn đồ” (Ảnh: epochtimes)
Phần núi đá và sông suối trong “Khê sơn ngư ẩn đồ” (Ảnh: wuculture)

Tranh phong cảnh thường xuyên xuất hiện những tảng đá kiên cố là một lối kết cấu phổ biến của đa số họa gia. Nổi bật hơn cả có thể kể đến Kinh Hạo, Quan Đồng, Cự Nhiên, Phạm Khoan, Lý Thành,… Những họa gia này phần lớn đều thể hiện được khí thế hùng vĩ, nham thạch cứng rắn, núi non hiểm trở vì họ đa phần sống tại phương Bắc, nơi có rất nhiều núi non hùng vĩ. Nhiều người cũng nhận xét rằng tranh sơn thủy của họa gia ở Giang Nam đều không mang được khí thế hùng vĩ của thiên nhiên núi đá phương Bắc. Đường Dần ở Giang Nam mặc dù không có được hoàn cảnh như vậy, nhưng ông lại thường đi du ngoạn núi non Đại Xuyên. Vì thế trong người lúc nào cũng có cảm nhận sâu sắc về sông núi. 

Phần nham thạch trong “Khê sơn ngư ẩn đồ” (Ảnh: epochtimes)

Vài nét về tác giả:

Cuộc đời Đường Dần khá nhiều bi kịch. Ông lấy vợ năm 19 tuổi, nhưng đến năm 24 tuổi thì vợ mất. Cùng năm đó cha ông cũng qua đời. Năm sau thì mẹ và em gái ông cũng ra đi. Dưới sự giúp đỡ một người bạn là Chúc Dẫn Minh, Đường Dần tiếp tục cố gắng học tập. Năm 29 tuổi, ông đỗ Giải Nguyên. Sau đó, ông lên kinh tham dự kỳ thi Hội nhưng do bị liên can đến án thi cử gian lận nên bị giam vào ngục. Tuy cuối cùng triều đình xét ra ông không liên quan, nhưng kể từ đó Đường Dần chán ghét và từ bỏ chốn quan trường. Ông du ngoạn các danh sơn ở Giang Nam và Hoa Trung, tập trung vào viết thư pháp, vẽ tranh và làm thơ. Ông mất năm 54 tuổi.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Xem thêm: