Socrates (469 TCN – 399 TCN) là người đầu tiên trong lịch sử phương Tây hiến thân cho sự thật và đức tin. Socrates khởi xướng một cuộc sống có đạo đức, kêu gọi một lối sống chính trực, khiến ông trở thành người đầu tiên phát ngôn về lương tri của con người trong lịch sử văn hóa phương Tây.

Trường phái Tân cổ điển thống trị hội họa châu Âu trong thế kỷ 18 và 19, lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ điển Hy-La, chú trọng sự giản đơn và cân đối, kêu gọi sự trang trọng, đạo đức và lý tưởng làm tư tưởng chung của thời đại. Họa sĩ người Pháp Jacques-Louis David, với tư cách là đại diện tiêu biểu nhất của trường phái hội họa này, đã vẽ bức “Cái chết của Socrates” vào năm 1787 và trở thành tuyên ngôn cho chủ nghĩa tân cổ điển một cách hoàn hảo với một chủ đề hoàn mỹ. Trong một bức thư gửi họa sĩ đương đại Joshua Reynold, nhà xuất bản nổi tiếng người Anh John Boydell đã từng so sánh bức tranh này với một bức tranh tường cao quý tại nhà nguyện Sistine của Michelangelo.

Socrates: Vì đức tin mà lựa chọn cái chết

Trong sự hỗn loạn của chiến tranh Peloponnesian (một bán đảo lớn tại Hy Lạp), các giá trị khi ấy bị hoài nghi, đạo đức người Hy Lạp trượt dốc. Socrates – một người hành nghề tượng đá, thường luận đạo ở các khu chợ tại Athens (thành phố lớn nhất Hy Lạp) với đàn ông, phụ nữ và trẻ em thuộc các ngành nghề khác nhau. Ông rất ít dùng những lý luận dài dòng, mà thường dùng phương thức vấn đáp hoặc hành động để dẫn dắt tư tưởng của người khác. Ở tuổi ba mươi, ông đã trở thành người nổi tiếng cũng là người thông minh nhất tại Athens. Trước những phỉ báng của những người quyền thế, Socrates đã không rút lui mà tiếp tục công cuộc giáo huấn đạo lý làm người của mình.

“Cái chết của Socrates” – Jacques-Louis David, 1787, 129,5 × 196,2 cm, thuộc bộ sưu tập Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, được mua bởi Quỹ Wolff vào năm 1931. (Ảnh thuộc trang web chính thức của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan)

Cuối cùng, Socrates bị buộc tội lừa dối giới trẻ, do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athena thừa nhận năm 399 trước Công nguyên. Trên thực tế, sự phỉ báng và hãm hại mới chính là lý do chính của những kẻ cầm quyền muốn đẩy Socrates vào con đường chết. Chính quyền Athens yêu cầu ông lựa chọn giữa việc từ bỏ nguyên tắc của mình hoặc cái chết. Tuy nhiên, giữ im lặng hoặc chạy trốn đến các quốc gia thành phố khác không phải là lựa chọn của Socrates.

Trước khi đi đến cái chết, Socrates bình tĩnh và không sợ hãi, khi ở trong nhà tù ông trấn an các môn đệ và bạn bè bằng việc thảo luận về chủ đề sự bất tử của linh hồn. Ông cũng đề cập rằng có nhiều không gian khác nhau trên trái đất, cũng như những sinh mệnh sinh sống tại đó. Đây giống như một chủ đề được các nhà tiên tri tôn giáo thảo luận hơn là các nhà triết học. Ông đã để lại bài học sống động nhất về sự sống và cái chết bằng thực tiễn cái chết của chính ông.

Giải thích bức họa của David

Bức tranh của David cho thấy khoảnh khắc cuối cùng của Socrate trong một phong cách cổ điển thanh lịch.

“Cái chết của Socrates” – Jacques-Louis David, (Ảnh thuộc trang web chính thức của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan)

Socrates trong bức tranh đang chuẩn bị lấy rượu độc từ một thương ngục. Khuôn mặt sáng sủa không có sự bất bình, sợ hãi hay bất kỳ biểu hiện nào của sự đau buồn. Socrates tin rằng sự chính nghĩa cao hơn là giá trị chung của con người. Cử chỉ truyền đạt sự kiên định vững chắc rằng ông quyết không bị tác động bởi sự sống hay cái chết. Ánh sáng chiếu từ đỉnh đầu làm cho ông nổi bật với phần còn lại của bức tranh.

“Cái chết của Socrates” – Jacques-Louis David, (Ảnh thuộc trang web chính thức của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan)

Ngồi bên phải, giữ chân Socrates, là đệ tử Clitto – tựa như đang khao khát người thầy thay đổi chủ ý. Những người khác thì chìm trong cảm xúc bi thương, theo các ghi chép, đây là điều mà Socrates không thích nhất, ông cho đuổi hết người vợ khóc thầm, đứa con và những người thân thích của mình. Ở góc nhìn xa phía bên trái bức tranh, chúng ta có thể nhìn thấy một số người thân đang bước lên bậc thang rời đi.

“Cái chết của Socrates” – Jacques-Louis David, (Ảnh thuộc trang web chính thức của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan)
“Cái chết của Socrates” – Jacques-Louis David, (Ảnh thuộc trang web chính thức của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan)

Ông già ngồi bên giường Socrates cúi đầu và nhắm mắt lại. Từ cuộn sách phía dưới chân ghế ta có thể biết rằng ông là môn đệ của Platon (Platon cũng là đồ đệ theo học Socrate suốt 8 năm). Trên thực tế, theo Platon, ông không có mặt vì bị bệnh, nên ta suy đoán rằng ông đã cử đồ đệ của mình đi gặp Socrates thay mình. Vì thế, ông trong cuốn sách kinh điển “Đối thoại” để lại cho các thế hệ sau, ông đã ghi lại khí chất và thần thái của Socrates trải qua ngày cuối cùng của cuộc đời với sự sống động và sâu sắc khiến các thế hệ tương lai phải kinh ngạc. Nó trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng cho David và những người cùng thời để mô tả Socrates.

Trong tác phẩm “Philto” của Platon,  Socrates đã chọn cái chết để nhằm để lại lời giáo huấn cho người Hy Lạp. Cho dù chúng ta nhìn vào sự sống và cái chết như thế nào, cưỡng bách một trí giả chết đi, đó luôn là sự bất công và bất nghĩa của con người. Đối với con người ngày nay, ngoài việc trân trọng những giáo lý mà Socrates mang đến cho chúng ta, chúng ta nên học hỏi từ những bài học lịch sử và không để những nhà trí giả bị sỉ nhục và bắt bớ vì sự ngu ngốc của loài người.

Đôi nét giới thiệu về họa sĩ

Bức chân dung tự họa của David, được cất giữ trong bảo tàng Louvre. (Ảnh: Wikipedia)

Jacques-Louis David, họa sĩ người Pháp, người sáng lập và là đại diện xuất sắc của trường phái tân cổ điển. David được sinh ra ở Paris, được nuôi dưỡng bởi người chú của mình. Năm 16 tuổi, ông được nhận vào Học viện điêu khắc và hội họa hoàng gia.

Năm 1775, ông sang Ý học nghệ thuật, chịu ảnh hưởng lớn của nghệ thuật La Mã và Phục hưng cổ đại. David trở thành thành viên của Học viện Mỹ thuật Hoàng gia vào năm 1784, cũng từng là họa sĩ chính trong cung điện của Napoleon. Ông cũng là một trong những người sáng lập bảo tàng Pháp, đã có những đóng góp đáng kể cho việc bảo vệ xây dựng bảo tàng Louvre. Ngoài “Cái chết của Socrates”, “Lời thề của Horatii” (1784), “Cái chết của Marathi” (1793) và một số các tác phẩm khác cũng có chủ đề về chủ nghĩa anh hùng cổ điển, tất cả đều mang màu sắc trang trọng với bố cục nghiêm ngặt, trở thành những kiệt tác của trường phái hội họa tân cổ điển. David qua đời tại Brussels, Bỉ vào năm 1825.

Giáo lý cuối cùng của Socrates

Bức tượng bán thân Socrates, tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch, được cất giữ trong Bảo tàng cung điện Vatican. (Ảnh: Wikipedia)

Vui vẻ và thống khổ

Bạn ơi, tất cả những niềm vui của chúng ta, thật là một món đồ lạ! Niềm vui luôn gắn liền với nỗi đau. Xem ra, hạnh phúc và nỗi đau dường như là một cặp đôi oan gia, sẽ không ai gặp được hai người cùng một lúc. Nhưng bất cứ ai theo đuổi điều này, chắc chắn sẽ đụng phải điều còn lại. Niềm vui và nỗi đau dường như là hai cơ thể được sinh ra dưới cùng một cái đầu. Tôi nghĩ, nếu Aesop nghĩ về cặp đôi này, chắc sẽ sáng tác ra được một câu chuyện ngụ ngôn để nói rằng Chúa đang cố gắng hòa giải tranh chấp giữa hai bên nhưng không có cách nào bèn đặt hai cái đầu lại cùng một chỗ. Tôi đang ở trong tình huống này bây giờ. Chân của tôi rất đau vì bị khóa bằng dây xích, nhưng khi cơn đau biến mất, niềm vui chắc cũng sắp tới rồi.

Linh hồn và thể xác

Trên thực tế, những nhà triết học chân chính thực sự đã suy nghĩ về cái chết. Trong số tất cả những người trên thế giới, chỉ có họ là ít sợ chết nhất. Bạn nên nghĩ như thế này, họ luôn coi xác thịt như một kẻ thù và yêu cầu linh hồn phải tự đánh bại, siêu thoát khỏi thể xác mà độc lập tự chủ, nhưng khi linh hồn thoát khỏi xác thịt, nó sợ hãi và đau khổ, nơi họ gửi gắm hy vọng cho sự sống đang ở phía trước mắt, nhưng lại không dám đi, điều này không phải quá ngu xuẩn sao?

Một người thực sự khôn ngoan, tin chắc rằng trí tuệ chỉ có thể được tìm thấy trong thế giới đó. Liệu hắn có buồn khi chết không? Hắn chẳng lẽ không rời đi với niềm vui sao? Bạn của tôi, nếu hắn là một triết gia thực thụ, hắn sẽ không bao giờ cảm thấy đau khổ khi chết. Bởi vì hắn đã có một tín niệm kiên định vững chắc, chỉ khi hắn ở đó, hắn mới có thể tìm thấy được trí khôn ban đầu, không thể tìm thấy nó ở nơi khác. Như vậy, có phải thật nực cười khi các nhà triết học sợ chết?

Đức tính tốt và trí khôn

Simi thân mến, tôi nghĩ rằng để có được những đức tính tốt, bạn không nên đổi chác như vậy – sử dụng loại hưởng lạc này để thay đổi loại hưởng lạc khác, đây giống như giao dịch tiền tệ, bỏ đống tiền lẻ để lấy được số tiền lớn. Trong thực tế, tất cả các đức tính chỉ có thể dùng một món đồ để đổi chác. Đây là loại tiền tệ tiêu chuẩn cho tất cả các giao dịch. Đây là sự khôn ngoan. Cho dù đó là sự can đảm, sự ôn hòa hay công lý, bất kỳ đức tính tốt đẹp nào cũng có thể có được nhờ trí tuệ. Hưởng lạc, sợ hãi hoặc tất cả những thứ khác là không đáng kể.

Nếu không có trí huệ, đức tính tốt chỉ là sự giả mạo, là nô lệ, không kiện toàn cũng không thực tế. Sự thật là sự thanh lọc của sự giả dối này. Dũng cảm, bao gồm cả trí tuệ là một loại thanh lọc. Cách đây rất lâu, những người sáng lập tôn giáo nói rằng, phàm là người không được gợi ý, không trải qua sự thanh lọc của kinh thư thì sẽ bị rơi vào bùn lầy trong thế giới, những người được truyền cảm hứng và thanh tẩy đều sống cùng với các vị thần. Tôi nghĩ rằng, những người nói lời này không phải là vì sự mê tín hay sùng đạo, mà lời nói của họ có hàm chứa trí tuệ.

Sống và chết

Hãy hạnh phúc khi nhìn vào cái chết và nhớ một sự thật rằng: Không có gì xấu gây nguy hiểm cho một người chính trực, dù người đó còn sống hay đã chết, hết thảy đều không bị Chúa bỏ rơi …

Những khoảnh khắc chia tay đã tới, chúng ta sẽ ai đi đường nấy, tôi sẽ chết, và bạn sẽ tiếp tục sống, con đường nào tốt hơn, chỉ có Chúa mới biết.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch