Điều bí ẩn với trụ sắt Delhi, có niên đại ít nhất 1500 năm tuổi (nếu không lớn hơn), là nó hoàn toàn không bị rỉ sét. Một kỳ công mà công nghệ hiện đại không thể tái tạo được hôm nay.

Đỉnh của trụ sắt Delhi, đặt ở Mehrauli, Ấn Độ. (Venus Upadhayaya / Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Theo giáo sư AP Gupta, giám đốc Khoa Khoa học ứng dụng và Khoa học Nhân văn của Viện Công nghệ và Quản lý Ấn Độ, cột trụ này cao 7.30m, với thành phần gồm 99,72% sắt.

Trong thời hiện đại, sắt rèn có thể đạt độ tinh khiết khoảng 99-99,8%, nhưng nó chứa mangan và lưu huỳnh, hai thành phần không có trong cột sắt này. Trụ sắt này cũng được bao phủ bởi một màng oxit bảo vệ, hoàn toàn khác với bất cứ thứ gì được làm ra hôm nay.

Trụ sắt đã được làm ra “400 năm trước khi xuất hiện xưởng đúc nổi tiếng nhất thế giới mà xưởng này cũng không thể sản xuất ra nó”

Trụ bằng kim loại này đã tồn tại qua hàng nghìn đợt gió mùa mà không bị rỉ sét. Một dòng chữ xuất hiện trên bề mặt của nó có  niên đại khoảng 400 năm SCN. Thời đó, việc dựng lên các trụ sắt rất phổ biến để đưa tin chiến thắng của một trận chiến hoặc một sự kiện.

John Rowlett đã viết trong “Một nghiên cứu về thợ thủ công của các nền văn minh cổ đại và trung cổ cho thấy kinh nghiệm của họ ảnh hưởng tới các phương pháp sản xuất của chúng ta hiện nay”, trụ sắt này đã được chế tạo “400 năm trước khi có xuất hiện xưởng đúc nổi tiếng nhất thế giới và xưởng này cũng không thể sản xuất ra nó”.

Đức Phật Sultanganj. (Wikimedia Commons)

Ông cũng lưu ý rằng bức tượng Đức Phật Sultanganj, được làm bằng đồng nguyên chất và nặng hơn một tấn, có niên đại khoảng 1500 năm,  cũng “không có bất kỳ một giải thích khoa học nào có thể đưa ra để giải thích cách nó được tạo ra ở thời xa xưa như vậy“.

Ta có thể đọc tấm biển của Bảo tàng Birmingham, phòng Nghệ thuật nơi bức tượng được trưng bày: “Tượng Đức Phật Sultanganj là duy nhất trên thế giới vì nó vẫn còn nguyên vẹn trong khoảng 1500 năm“.

Xuân Hà (theo Epoch Times France)

Xem thêm: