Bài hát “Tỉnh Mộng” tuy ngắn nhưng ẩn chứa nội hàm thật sâu sắc. Âm nhạc nhẹ nhàng mà da diết khiến ta như choàng tỉnh khỏi cõi mộng trần gian. Khiến ta bâng khuâng bởi đang ở cõi trần gian khổ ải này đã bao kiếp luân hồi. Nơi cố hương – Thiên Quốc xa xôi bao giờ mới có ngày trở lại?

videoinfo__video3.dkn.tv||a3d00e646__

Luân hồi chuyển thế mấy ngàn năm, đến đến đi đi tại cớ gì?

Trong kinh Phật giảng về thuyết “luân hồi” như thế nào? Cơ thể con người gồm hai phần: thân xác và linh hồn. Thân xác thì chỉ tồn tại trong chừng trăm năm, trải qua sinh – lão – bệnh – tử rồi lại về với cát bụi. Còn linh hồn con người thì bất diệt, sau khi dời khỏi thể xác được đưa đến âm gian, tại đây Diêm Vương sẽ xét xem người này khi sống tốt, xấu ra sao để an bài cho kiếp sau. Người tốt thì kiếp sau được làm quan lớn, phát tài, người xấu thì phải làm ăn mày để trả nợ, quá xấu thì phải sống kiếp súc sinh, ngạ quỷ,… Lục đạo luân hồi là như vậy.

Một sinh mệnh cứ thế mà “Luân hồi chuyển thế mấy ngàn năm” luân hồi qua nhiều kiếp sống, có thể đã từng là một vị quan lớn, cũng có thể đã từng là kẻ ăn mày, đó là tùy theo đức, nghiệp, duyên phận đời trước mà an bài vậy.

Nhưng một điều chúng ta không khỏi băn khoăn là: Các sinh mệnh “Đến đến đi đi vì cớ gì?”

 “Đến đến đi đi” ở đây chính là những vòng luân hồi mà một sinh mệnh đã trải qua. Cứ luẩn quẩn mãi trong vòng luân hồi như vậy hẳn là có mục đích nào đó “vì cớ gì?”. Tuy nhiên đâu phải ai cũng thấu hiểu.

Hẳn là ta đã từng đặt câu hỏi: ý nghĩa cuộc đời là gì? Và tuyệt đại bộ phận chúng ta đều khẳng định rằng sống để kiếm tiền. Có tiền để lập gia đình, mua đất, xây nhà, sinh con,… Người nào làm công chức thì có thể kiếm thêm một chút “danh lợi”, hãnh diện với hàng xóm, láng giềng. Đời người là như vậy, chìm trong danh – lợi – tình không thể thoát ra được. Điều đó không có gì sai với đời người, nhưng với sâu thẳm của sinh mệnh thì điều đó thật đáng tiếc, bởi:

“Công danh lợi lộc nào giữ mãi

Thế đạo hưng suy định bởi trời”

Một bức họa của Alexander Đại đế (Ảnh: newsrnd.com)

Alexander Đại đế là một trong những vị vua nổi tiếng nhất thời cổ đại, sự nghiệp chiến tranh của ông nghìn năm sau vẫn được người đời ngưỡng mộ. Sau khi chinh phục một miền lãnh thổ vô cùng rộng lớn, ông lâm trọng bệnh. Người ta kể rằng trong khoảnh khắc khi cảm thấy cái chết bủa vây quanh mình, Alexander đã gọi quần thần đến và nói: “Trước khi chết, ta có 3 điều muốn các ngươi làm, nhất định không được làm trái.”

– Ông muốn tất cả các bác sĩ giỏi nhất mang quan tài của mình trở về.

– Ông muốn những người lính rải tất cả vàng bạc, ngọc ngà, châu báu mà ông đã dành cả đời chinh chiến mới có được dải dọc theo con đường dẫn đến nghĩa địa.

– Ông muốn người ta đặt bàn tay của mình thò ra bên ngoài nắp quan tài, để tất cả đều nhìn thấy được.

Sở dĩ ông yêu cầu làm điều đó là muốn nhắn nhủ với con người thế gian 3 điều này:

– Đời người là định số, thầy thuốc giỏi đến thế nào cũng không thể thực sự chữa khỏi bệnh cho chúng ta. Vì vậy, hãy biết trân quý sinh mệnh của mình.

– Tiền bạc, của cải dù nhiều đến đâu, khi chết đi cũng trở thành vô nghĩa, chỉ có thể dùng để lót đường mà thôi.

– Khi giã từ cõi đời, thứ con người thực sự còn lại chỉ là hai bàn tay trắng. Ta đến và đi đều là như vậy.

Alexander trước khi chết hẳn là đã nhìn ra sự vô nghĩa của kiếp người. Cả đời ông truy cầu danh lợi và tiền bạc. Nhưng dù ông chiếm được cả thế giới, tiền bạc của ông có thể rải kín các nẻo đường cũng đâu có thể cứu ông thoát chết. Cả một đời lao lực chinh chiến chẳng phải vô nghĩa ư?

Người ta vẫn nói đời người là có định số. Một người dù giỏi đến mấy, nhưng trong định số không giàu thì dù chăm chỉ đến đâu cũng thất bại. Một người trí tuệ tầm thường nhưng có thể làm quan lớn và giàu có. Chúng ta thường cho là may mắn, nhưng thực ra là định số cả.

Bởi thế “Thành bại trong đời mây khói bay”. Thành bại trong đời chỉ như mây khói mà thôi! Hôm nay sừng sững cơ đồ, nhưng ngày mai có thể chỉ còn đôi bàn tay trắng mà thôi.

Con người không những chìm trong danh – lợi – tình mà còn bị chi phối bởi thất tình lục dục. Chúng ta ghét người này, yêu người kia. Người làm điều xấu với mình thì oán than, người làm việc tốt với mình thì mang ơn huệ. Trong trăm năm đời người ngắn ngủi, ngoài tuổi thơ vô âu vô lo, chúng ta đâu có ngày nào bình yên?

Nhưng ta đâu biết, nhân duyên là do trời định, cứ mãi chìm trong yêu, ghét, giận, hờn,… Một người kiếp trước là kẻ thù, thì kiếp này có thể là vợ/chồng/con cái ta. Họ được an bài như vậy để trả nợ duyên, nghiệp, ân oán còn lưu lại từ đời trước. Nhiều duyên nợ thì an bài làm người thân, ruột thịt ít duyên nợ thì hẳn là người qua đường hoặc người có chút quen biết. Có những người lạ mặt, trong lúc bạn gặp khó khăn, họ giúp đỡ bạn đôi chút, không để lại tên tuổi thì có thể kiếp trước bạn đã từng giúp họ một chút như vậy.

Vậy chẳng lẽ sinh mệnh con người cứ mãi quẩn quanh trong lục đạo luân hồi?

Kết quả hình ảnh cho lục đạo luận hồi
(Ảnh: dkn.tv)

Trong phim Tây Du Ký, Trư Bát Giới nguyên là Thiên Bồng Nguyên Soái, vì yêu thích Hằng Nga mà vi phạm luật trời hay Sa Tăng vốn là Quyển Liêm Đại tướng trên Thiên Đình vì vô ý làm vỡ chiếc chén lưu ly ở hội Bàn Đào mà bị đày xuống hạ giới.

Chúng ta luôn nghĩ rằng, đây chỉ là câu chuyện thần thoại. Tuy nhiên, một trong những phương pháp khoa học tìm hiểu về luân hồi là Thôi Miên Hồi Quy đã phát hiện rằng rất nhiều người nguồn gốc sâu xa là những sinh mệnh đến từ thượng giới. Điều này được đề cập rất cụ thể trong cuốn “Ba làn sóng tình nguyện viên và trái đất mới” được xuất bản năm 2011 của tác giả Dolores Cannon, người có hơn 40 năm nghiên cứu về Khoa học thôi miên Hồi Quy. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến rất nhiều người sau khi được đưa vào trạng thái thôi miên để nhớ lại tiền kiếp, họ thấy mình từng là những vị thần đến từ thượng giới.

Mục đích họ đến trái đất là gì? Theo tác giả Dolores Cannon, họ đến trái đất để thanh tẩy trái đất đang trở lên bại hoại bởi đạo đức con người tuột dốc và tạo ra một trái đất mới tươi đẹp hơn.

Nhưng bất kỳ sinh mệnh nào, dù xuống thế gian với lý do gì, bị đánh hạ hay tình nguyện, thì họ đều mê mờ nơi thế tục, chìm đắm trong danh lợi tình. Họ không nhớ gì kiếp trước mình là ai. Và chỉ có một con đường để trở về:

“Đắc Pháp tỉnh mộng về cố hương”.

Người xưa vẫn nói rằng, chỉ có cách duy nhất để thoát khỏi luân hồi, đến được thế giới Thiên Quốc tươi đẹp là thông qua tu luyện Chính Pháp mà giác ngộ, mà tỉnh khỏi giấc mộng luân hồi đã kéo dài đằng đẵng ngàn năm, qua đó mà “về cố hương”, về nơi Thiên Quốc đã sinh ra bản nguyên sinh mệnh của mình. Nhưng chỉ có Pháp chân chính mới có thể khiến người tu luyện hồi thăng Thiên Quốc. Trong thế gian đang bại hoại này, khắp nơi loạn pháp, loạn thế, đến đâu để tìm được Pháp chân chính? Trong cuốn “Phật thuyết pháp diệt tẫn kinh” có ghi lại lời tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni về thời mạt kiếp:

Tự cung vu hậu bất tu đạo đức, tự miếu không hoang, vô phục tu lý, chuyển tựu hủy hoại. Đãn tham tài vật, tích tụ bất tán, bất tác phúc đức; phán mại nô tì, canh điền xung thực, phần hủy sơn lâm, thương hại chúng sinh, vô hữu từ tâm; nô vi tì khưu, tì vi tì khưu ni, vô hữu đạo đức, dâm điệt trọc loạn, nam nữ bất biệt. Lệnh đạo bạc đạm, giai do tư bối; hoặc tị huyện quan, y ỷ ngô đạo, cầu tác sa môn, bất tu giới luật, nguyệt bán nguyệt tận, tuy danh tụng giới, yếm quyện giải đãi, bất dục thính văn, sao lược tiền hậu, thiết hữu đậu giả, bất thức tự câu, vi cường ngôn thị, bất tư minh giả, cống cao cầu danh, hư hiển nha bộ, dĩ vi vinh ký, vọng nhân cung dưỡng.”

Đại ý là:

Những ma sư sau khi đã hủy hoại Phật Pháp, tạo nghiệp xong rồi  cũng không dụng tâm tu đạo đức. Chùa chiền lúc này trở thành nơi ở của kẻ buôn, đầu cơ. Thậm chí chùa chiền hoang phế cũng không có người tu sửa, cuối cùng nhanh chóng bị hủy hoại gần như không còn gì.

Chúng sinh chỉ ham tiền của cải vật chất, tích lũy của cải và không tu luyện đạo đức. Thậm chí có người còn buôn bán nô lệ, bắt nô lệ cày ruộng để canh tác và thu thuế nặng. Ngoài ra, còn đốt rừng, làm hại cuộc sống của chúng sinh, không còn bất kỳ loại từ bi nào.

Đến thời điểm này, những người có đức hạnh xấu xa trở thành nô lệ cho đồng tiền hoặc vì tiền mà lại xuống tóc đi tu trở thành sư hoặc ni cô. Họ không chỉ vô đạo đức mà còn có những hành vi dâm đãng, bẩn thỉu, hỗn loạn, các tu sĩ nam và nữ sống chung, không còn quan tâm đến luật pháp.

Cũng có những kẻ vì trốn tránh quan trường truy xét mới nương nhờ cửa Phật, cầu nơi dung thân, họ trở thành thầy tu nhưng không thể giữ được giới luật. Mặc dù vẫn niệm giới, nhưng trong chán nản, thờ ơ, về cơ bản không muốn nghe Phật pháp. Bản thân họ không hiểu kinh sách mà không tham khảo ý kiến ​​của những nhà hiền triết. Họ tự cao tự đại, ham danh tiếng mà làm ra những trò hư ngụy, cố ra vẻ tao nhã, tự cho mình vinh quang, trông mong người khác đến cung cấp nuôi dưỡng mình.

Tìm được Pháp chân chính thật khó lắm thay!

Tỉnh Mộng trần gian
Đức Phật đã cho chúng ta biết trước về đạo đức bại hoại của nhân loại và các hiện tượng hỗn loạn như: thiên tai, khủng bố, ôn dịch, đại kiếp nạn… (Ảnh: youtube.com)

Bài hát “Tỉnh Mộng” tuy ngắn nhưng ẩn chứa nội hàm thật sâu sắc. Âm nhạc nhẹ nhàng mà da diết khiến ta như choàng tỉnh khỏi cõi mộng trần gian và bâng khuâng. Ta bâng khuâng bởi ta đang ở cõi trần gian khổ ải này đã bao kiếp luân hồi. Ta bâng khuân bởi lời thệ ước từ ngàn kiếp trước vẫn chưa được thực hiện. Ta bâng khuâng bởi cố hương, nơi Thiên Quốc xa xôi bao giờ mới có ngày trở lại?

Mời quý độc giả  cùng nghe lại ca khúc “Tỉnh Mộng”:

videoinfo__video3.dkn.tv||a3d00e646__

Lời Việt:

videoinfo__video2.dkn.tv||45b6b89f9__

Nguyên tác:

轮迴转世几千年,

進進出出为哪般?

功名利禄不长久,

世道兴衰全在天。

生命本是天上仙,

人生成败过眼烟。

是非本是前世怨,

得法破迷上青天。

Tạm dịch

Luân hồi chuyển thế mấy ngàn năm 

Đến đến đi đi tại cớ gì?

Công danh lợi lộc nào giữ mãi

Thế đạo hưng suy định bởi trời

Sinh mệnh vốn là tiên thiên thượng

Thành bại trong đời mây khói bay

Thị phi vốn là ân oán trước

Đắc Pháp tỉnh mộng về cố hương.

Hy Vọng

Xem thêm:

Từ Khóa: